Ủy ban pháp luật của Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội có chức năng giúp Quốc hội quyết định vấn đề xây dựng pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước, thẩm tra các dự án luật được Quốc hội giao và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phạm vỉ nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội là cơ quan được Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội tại kì họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội.
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các uỷ viên. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyển hạn sau đây:
1) Thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh về tổ chức bộ máy nhà nước, về hình sự, dân sự, hành chính, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao, tham gia thẩm tra các dự án do Hội đồng dân tộc hoặc uỷ ban khác của Quốc hội thẩm tra nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hộ thống pháp luật;
2) Thẩm tra để án thành lập, bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ; nhập, chỉa, thành lập mới, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3) Giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước, về hình sự, dân sự, hành chính; giám sát việc ban hành nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; hướng dẫn việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử, kiểm sát; giám sát hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
4) Kiến nghị các biện pháp cần thiết nhằm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật.