1. Xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu quyền con người

Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu quyền con người phải phù hợp với vị trí, tính chất, đặc thù, mục tiêu nghiên cứu của chuyên ngành, như triết học, kinh tế học, luật học, sử học, xã hội học, tâm lý học,nhằm giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền con người ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới, phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế hiện nay.

Trước khi xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu quyền con người cần tiến hành khảo sát thực tế bằng các phương pháp điều tra xã hội học, như phỏng vấn, gặp gỡ trao đổi trực tiếp; phát phiếu hỏi để đối tượng tích vào những ô thích hợp đối với họ. Mục đích của khảo sát điều tra xã hội học là tìm hiểu mức độ nhận thức của xã hội về quyền con người; thực trạng bảo đảm của Nhà nước và xã hội đối với quyền con người; nhu cầu, đòi hỏi của xã hội về tiếp tục thừa nhận và pháp luật hóa quyền con người; xu hướng phát triển quyền con người và trách nhiệm của Nhà nước, xã hội đối với quyền con người.

2. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu quyền con người

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ban hành quy chế đấu thầu các đề tài, các dự án khoa học về quyền con người và công khai hoá các văn bản đó;

- Xác định rõ, cụ thể các vấn đề, các đề tài, dự án cần nghiên cứu với những cấp độ nhất định (cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước trong khoảng thời gian nhất định (như 1 năm, 2 năm, 3 năm,...);

- Tổ chức đấu thầu để chọn ra các đề tài, các dự án khoa học theo quy định của pháp luật cần được nghiên cứu;

- Cung cấp các điều kiện cần thiết để người trúng thầu thực hiện các đề tài, các dự án khoa học theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các đề tài, các dự án khoa học theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu các đề tài, các dự án khoa học theo quy định của pháp luật;

- Xử lý các trường hợp không hoàn thành việc thực hiện các đề tài, các dự án khoa học theo đúng tiến độ đã xác định.

3. Xây dựng và hoàn thiện ngành khoa học độc lập về quyền con người

Trong thời đại thông tin toàn cầu và sự phát triển tới đỉnh cao của các ngành khoa học xã hội, trong đó đang đồng thời diễn ra hai xu hướng đan xen vào nhau là vừa liên ngành, vừa phân ngành, cộng vối những thành quả nghiên cứu quyền con người trong mấy thập niên gần đây thì, theo tôi, đã đến lúc cần xây dựng một ngành khoa học độc lập tách khỏi triết học, chính trị học, luật học, xã hội học,... là khoa học về quyền con người. Môn khoa học này được xây dựng trên cơ sồ liên kết chặt chẽ tri thức của nhiều ngành khoa học xã hội: triết học, chính trị học, luật học, xã hội học... trong đó luật học đóng vai trò chủ đạo, mũi nhọn.

Là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống các khoa học xã hội, khoa học về quyền con người có đối tượng nghiên cứu riêng hết sức nhạy cảm là những vấn để lý luận và thực tiễn của quyền con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới, phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Cơ sở phương pháp luận của khoa học về quyền con người là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ở nước ta.

4. Xây dựng và hoàn thiện các trường phái khoa học về quyền con người

Trong quá trình nghiên cứu quyền con người - một đối tượng còn mới mẻ, nhạy cảm và rất phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà còn đòi vối thế giới, việc xuất hiện cùng một lúc các quan điểm học thuật khác nhau dẫn đến những trường phái khoa học khác nhau là hiện tượng bình thường và là biểu hiện của sức sống mãnh liệt và phát triển của ngành khoa học còn non trẻ này ở nước ta. Trường phái khoa học là một tập hợp các quan điểm học thuật có thể của một cá nhân nhà khoa học, cũng có thể của một tập thể các nhà khoa học về một vấn đề khoa học liên quan đến quyền con người nói chung và quyền con người ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Sự tồn tại và phát triển của các trường phái khoa học khác nhau chỉ có ý nghĩa học thuật chứ không nhằm mục đích đối kháng nhau, càng không nhằm mục đích chống lại hệ tư tưởng chính trị của chúng ta hiện nay.

Việc xây dựng và hoàn thiện các trường phái khoa học về quyền con người là trách nhiệm chung của giới khoa học nghiên cứu quyền con người, nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là các nhà khoa học của các viện nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các viện nghiên cứu quyền con người. Muôn vậy, phải đào tạo được những nhà khoa học đầu đàn, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học chuyên sâu về quyền con người. Họ không chỉ là những người đi đầu trong việc nghiên cứu, khám phá, sáng tạo khoa học, đề ra những ý tưởng khoa học mới mà còn là những nhà tổ chức giỏi, biết tập hợp xung quanh mình các nhà khoa học tâm huyết khác để cùng nhau nghiên cứu, sáng tạo theo một ý tưởng khoa học đã định.

5. Thành tựu to lớn trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Thứ nhất, thành tựu về nhận thức trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Chúng ta nhận thức rõ quyền con người là vấn đề hoàn toàn phù hợp với bản chất của chủ nghĩa xã hội, không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Chúng ta cũng nhận thức rõ quyền con người được thể hiện cụ thể ở quyền công dân, song không đồng nhất với quyền công dân. Nếu quyền công dân có tính đặc thù, tùy thuộc vào trình độ phát triển trong mỗi giai đoạn lịch sử, phụ thuộc nhất định vào hệ giá trị mang tính quốc gia, dân tộc, thì quyền con người có tính phổ quát. Mỗi cá nhân cần phải được tôn trọng, được bảo vệ và ngày càng có điều kiện tốt hơn trong việc thỏa mãn các quyền về chính trị - dân sự, kinh tế - văn hóa - xã hội. Theo đó, đồng thời với việc tạo điều kiện để những người có năng lực vượt trội so với số đông có thể phát triển như mong muốn, những đối tượng bất lợi, dễ bị tổn thương cũng được chăm sóc, được tạo điều kiện để hòa nhập xã hội, khẳng định giá trị bản thân.
Mặt khác, chúng ta hiểu rõ việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở mỗi quốc gia là trách nhiệm của nhà nước có chủ quyền mà không tổ chức quốc tế, không một lực lượng bên ngoài nào có thể thay thế được. Việt Nam kiên quyết đấu tranh với những kẻ lợi dụng vấn đề quyền con người để thực hiện các hoạt động thù địch, phá hoại độc lập, chủ quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế trong thúc đẩy quyền con người.

Thứ hai, thành tựu trong xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên mọi lĩnh vực.

Việt Nam đã hội nhập quốc tế rất sâu rộng, ký kết, tham gia hầu hết các công ước, điều ước quốc tế về quyền con người, từ Công ước về quyền dân sự, chính trị, Công ước về các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội đến Công ước về chống phân biệt chủng tộc, Công ước về quyền trẻ em, Công ước về chống tra tấn, nhục hình,…
Sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, chỉ trong hơn 2 năm qua, chúng ta đã tiếp tục sửa đổi một loạt các bộ luật, luật với mục tiêu cụ thể hóa quan điểm của Đảng lấy con người là trung tâm của phát triển, là mục tiêu và động lực của phát triển, đồng thời thực hiện những cam kết của Nhà nước Việt Nam khi tham gia hoặc ký các công ước quốc tế về quyền con người. Chẳng hạn, đó là Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Công chức, viên chức, Luật Bảo hiểm, Luật Chăm sóc, bảo vệ trẻ em,… Hiện chúng ta đang xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Biểu tình, Luật về hội, Luật Trưng cầu dân ý,…

Thứ ba, thành tựu trong thực tiễn bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Quốc hội, Chính phủ và các cấp chính quyền của Việt Nam đã thông qua và triển khai thực hiện nhiều chương trình nhằm hỗ trợ phát triển các vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi, hải đảo, như Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AID, phòng, chống mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em,…
Cùng với Chính phủ, nhiều tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội đã đóng góp to lớn vào việc thực hiện và thúc đẩy các chương trình, dự án hướng tới các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, như trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người già,… Hàng chục tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có mặt ở Việt Nam được tạo điều kiện hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ phát triển ở các vùng khó khăn.
Bên cạnh việc tăng cường đối thoại với các tổ chức quốc tế, quốc gia quan tâm tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam còn thực hiện Báo cáo kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với tinh thần khách quan, cầu thị và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
Với tất cả những nỗ lực trên các mặt như vậy, việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến to lớn, không thể phủ nhận.

6. Thách thức trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Về khách quan: Vẫn còn một số lượng khá lớn các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, chẳng hạn, có tới 7% dân số là người khuyết tật do nhiều nguyên nhân, trong đó có di hại của chất độc da cam; 15% dân số là người dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, có điều kiện sinh sống khó khăn, chiếm hơn 50% số người nghèo của cả nước. Biến đổi khí hậu trong vòng 1 – 2 thập niên tới có thể sẽ dẫn đến hậu quả là làm mất khoảng 12% – 15% số diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long và do đó, hàng chục triệu người dân nơi đây sẽ mất nhà, mất đất, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Về chủ quan: Năng lực của bộ máy thi hành chính sách chưa đủ để giúp người dân ở những nơi khó khăn vượt qua đói nghèo một cách bền vững. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2015 Việt Nam vẫn còn gần 5% dân số thuộc diện nghèo theo chuẩn quốc gia. Trong số đã được xóa nghèo, tỷ lệ có khả năng tái nghèo còn cao. Ngay cả các nhóm đối tượng có điều kiện thuận lợi cũng chưa cải thiện cuộc sống một cách tương xứng với tiềm năng của đất nước.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu rầm & Biên tập)