1. Victor H. Room (Canada)
Victor H. Room là một nhà tâm lý học và là nhà nghiên cứu khoa học hành vi nổi tiếng. Ông tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ở trường Đại học Maikim (Canada), đỗ liến sĩ ở trường Đại học Michigan (Mỹ), ông đã từng giảng dạy ở trường Đại học Pennsylvania, trường Đại học Khanakin - Meilung và trong một thời gian dài là giáo sư tâm lý học và khoa học quản lý.
Cống hiến của ông Victor H. Room vào lý luận quản lý chủ yếu thể hiện trên hai mặt.
- Một là, đi sâu nghiên cứu sự khích lệ và động cơ của cá nhân trong tổ chức, lần đầu tiên đưa ra mô thức về thuyết hy vọng dưới hình thái tương đối hoàn chỉnh, trở thành một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu này.
- Hai là, xuất phát từ việc nghiên cứu vấn đề người lãnh đạo chia sẻ quyền ra quyết định với cấp dưới, chia phương thức hoặc phong cách lãnh đạo thành nhiều loại, lập ra mô hình lựa chọn quyết định quản lý theo những điều kiện chủ quan và khách quan, đặc biệt là chú ý nhân tố hoàn cảnh, dựa theo một loạt quy tắc cơ bản và thông qua bảy tầng nấc để quyết định phương thức lãnh đạo, thúc đẩy sự phát triển của “trường phái hoàn cảnh” hoặc còn gọi là “trường phái quyền biến”.
Công việc nghiên cứu của ông Victor H. Room về hai phương diện này được hoàn thành vào năm 1964, 1973 giữ vị trí tương đối quan trọng trong lịch sử phát triển của lý luận quản lý và là thành quả quan trọng của khoa học hành vi giai đoạn sau, ứng dụng trong lĩnh vực quản lý. Đặc biệt là ông Victor H. Room đã làm nhiều việc mang tính khai phá cho thuyết hy vọng, có tinh hưởng tương đối lớn.
2. Tác phẩm của Victor H. Room
Ông Victor H. Room đã viết khá nhiều tác phẩm, trong đó có nhiều cuốn sách và nhiều luận văn. Những tác phẩm quan trọng nhất của ông kể đến: “Công việc và sự khích lệ” (1964), “Lãnh đạo và quyết sách” (cùng viết với G. năm 1973). Quyến thứ nhất là tác phẩm tiêu biểu về thuyết hy vọng. Quyển thứ hai nói về mô hình quy phạm và những nguyên lý cơ bản về lý luận lãnh đạo do H. Room và G. đề ra cùng với những quy tắc và việc ứng dụng nó trong thực tế. Trước khi phát hành quyển sách thứ hai, H. Room đã từng phát biểu một bài viết trên tạp chí “Động lực của tổ chức” vào mùa xuân năm 1973 với nhan đề “Mô hình quy phạm H. Room - G.”.
Bài viết đó chính là nội dung cơ bản của cuốn “Lãnh đạo và quyết sách”. Trong bài viết ấy, ông đã đưa ra một luận điểm mới về việc ra quyết định quản lý. Sau đó vào năm 1974, H. Room và Apisec đã cùng phát biểu một bài luận văn với nhan đề “Ra quyết định quản lý, một quá trình mang tính xã hội: Mô hình quy phạm và mô hình miêu tả hành vi lãnh đạo (xem cuốn “Khoa học quyết sách”, tập 5 nãm 1974). Năm 1976, H. Room lại phát biểu bài luận văn với nhan đề “Người lãnh đạo có thế học cách lãnh đạo không?” (tạp chí “Động lực của tổ chức” năm 1976, số mùa đông) đê nói rõ thêm lý luận của mình về công việc lãnh đạo.
Dưới đây chính là nội dung thuyết hy vọng của H. Room và lý luận cúa ông về công việc lãnh đạo đã được trình bày trong luận văn “Luận điểm mới về quyết sách quản lý” như sau.
3. Sự ra đời và bản chất của thuyết hy vọng
Trong cuốn sách “Công việc và sự khích lệ” xuất bản năm 1964, Victor H. Room đã đưa ra luận thuyết về quá trình khích lệ con người mà hạt nhân của nó là việc nhận biết đặc tính con người, tức là thuyết hy vọng. Lý luận này của Victor H. Room đã trở thành lý luận về sự khích lệ trong khoa học quản lý phương Tây và là cơ sở trực tiếp của một loạt lý luận mới xuất hiện sau đó.
Sau khi nghiên cứu động cơ của cá nhân trong tổ chức dưới góc độ của khoa học hành vi, đầu tiên, người ta đưa ra thuyết nhu cầu. Thuyết hy vọng là một bước phát triển của thuyết nhu cầu. Nó không chỉ xem xét nhu cầu của con người mà còn xem xét biện pháp để thỏa mãn nhu cầu đó và ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với tổ chức. Nó gắn kết nhu cầu cá nhân với điều kiện bên ngoài và các cơ hội để thỏa mãn nhu cầu đó. Sự gắn kết nhân tố cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài rõ ràng sẽ có ích cho việc lý giải một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn hành vi và động cơ của cá nhân trong tổ chức.
Thuyết hy vọng là một luận thuyết về quá trình nhận biết đặc tính con người. Nó cho rằng sự đền đáp hoặc kết quả mà người ta mong muốn có thể kích thích hành vi của .con người nhưng không cần thiết phải sử dụng sự đền đáp trực tiếp, lặp đi lặp lại nhiều lần cho một hành vi nào đó để tạo ra phản xạ có điều kiện vì kinh nghiệm gián tiếp, sự ước đoán, liên tưởng cũng có thể tạơ ra sự kích thích đối với hành vi của con người, tạo ra mối liên hệ giữa hy vọng và kết quả. Mô hình đó của quá trình nhận biết mang tính tượng trưng và là công cụ đắc lực để miêu tả hành vi của con người.
4. Khái niệm của tác phẩm “Thuyết hy vọng”
Thuyết hy vọng có 3 khái niệm cơ bản như sau:
a. Dự đoán hiệu quả
Đó là dự đoán của con người đối với kết quả hoặc mục tiêu của hành động, có nghĩa là người đó phán đoán rằng kết quả của một phương án làm việc nào đó sẽ mang lại cho họ bao nhiêu giá trị hoặc hiệu quâ.
b. Tính công cụ
Điều này có nghĩa là, kết quả trực tiếp của công việc (kết quả cấp một) và kết quả gián tiếp của nó (kết quả cấp hai) có liên quan với nhau. Thí dụ, kết quả cấp một có thể là những thành tích công tác tốt. Kết quả cấp hai có thể là được đề bạt. Tính công cụ của kết quả cấp một đối với kết quả cấp hai có nghĩa là người đó cho rằng, việc lập được những thành tích công tác tốt sẽ có bao nhiêu khả năng dẫn đến sự thăng cấp.
c. Hy vọng
Điều này có nghĩa là, người đó cảm thấy mình có bao nhiêu khả năng để đạt được kết quả cấp một. Trong ví dụ nói trên, hy vọng có nghĩa là sự cảm nhận của người ấy về khả năng lập được thành tích.
5. Bình luận về tác phẩm
Theo lý luận các khái niệm đó, hành vi của con người chịu sự chi phối của tâm lý hy vọng. Trong cuộc sống thực tế, khi con người nhìn thấy một mục tiêu nào đó có thể thỏa mãn nhu cầu của mình, thì sự thôi thúc của nhu cầu sẽ sản sinh ra trong lòng họ một niềm hy vọng ở trạng thái manh nha. Nhưng nếu muốn biết rằng, niềm hy vọng ấy có thể trở thành một tâm lý mong muốn và chuyển thành một động lực thôi thúc hành vi thì phải nghiên cứu trên hai mặt.
- Một là, người ta sẽ căn cứ vào năng lực của mình và kinh nghiệm đã trải qua đế nghiên cứu, phân tích khả năng đạt được mục tiêu, xem xét các điều kiện chủ quan và khách quan, sau đó xác định có hay không có khả năng đạt dược mục tiêu, cũng có nghĩa là xác định khả năng thành công.
- Một mặt khác, người ta phải xem xét, sau khi đạt được mục tiêu thì lợi ích thực tế mà họ nhận được là bao nhiêu, cũng tức là giá trị cúa nhu cầu mà họ được thỏa mãn sau khi công việc thành công là bao nhiêu.
Cái thứ nhất là giá trị về hy vọng thực hiện mục tiêu. Cái thứ hai là giá trị về hiệu quá của mục tiêu. Đó là hai khái niệm quan trọng trong thuyết hy vọng. Chúng ta có thể tưởng tượng một cách dỗ dàng rằng, tác dụng của bất kỳ một phương thức nào được dùng để huy động tính tích cực của con người, cũng là tích số giữa hiệu quả cùa mục tiêu và giá trị về hy vọng thực hiện mục tiêu.
Công thức này được thể hiện như sau:
Tác dụng khích lệ = hiệu qủa mục tiêu
X giá trị về hy vọng thực hiện mục tiêu
Đó là một quy luật dùng để huy động tính tích cực của công nhân mà H. Room rút ra được sau một quá trình nghiên cứu. Sau khi H. Room đề ra thuyết hy vọng, nhiều nhà lý luận về quản lý đã nghiên cứu thêm mô hình này.
Trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng cơ bản của mô hình này, không ít học giả đã đề ra những mỏ hình cải tiến, bổ sung về quá trình khích lệ con người.
Ví dụ. Ponton và Laolay đã đề ra một mô hình tinh vi hơn, phân biệt hiệu quả hành động thành hiệu quả nội tại và hiệu quả ngoại lai. Hiệu quả nội tại là sự cảm nhận của con người đối với thành tích của công việc và sự thích thú được lự mình thực hiện công việc. Hiệu quả ngoại lai là tiền lương, tiền thưởng, được đề bạt, được biểu dương. Điều này rõ ràng là sự vận dụng thuyết nhu cầu vào thuyết hy vọng. Các ông còn chia hy vọng làm hai loại.
- Một là hy vọng rằng, do cố gắng mà nâng cao được thành tích công tác.
- Hai là do hiệu quả công tác được nâng cao mà có tiền thưởng.
Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn không thoát khỏi mô hình cơ bản nói trên nên vẫn gọi là thuyết hy vọng. Luận thuyết này đã chiếm được vị trí hết sức sáng sủa trong khoa học quản lý và khoa học hành vi. Kohn, một nhà nghiên cứu về khoa học hành vi của Đức và một số người khác đã từng đưa ra những ý kiến phê bình mô hình cơ bản của lý luận này. Họ cho rằng, trên lý thuyết, khuyết điểm chính của thuyết hy vọng là, trong lúc coi trọng khả nãng nhận biết đặc tính của con người, đã có khuynh hướng coi nhẹ vai trò tình cảm, không chú ý một cách đầy đủ rằng, việc xử lý thông tin và thể hiện tri thức của mỗi người không giống nhau, rằng động cơ của con người rất đa dạng và luôn luôn ở trạng thái động, nên đã đi đến giả định là người ta có thể sắp xếp thứ tự cao thấp của việc khen thưởng một cách chặt chẽ nhưng đó là điều không thực tế lắm.
Mặc dù vậy, những người phê bình thuyết hy vọng không thê’ đưa ra được một mô hình mới để thay thế nó mà chỉ đưa ra những ý kiến sửa đổi và cải tiến. Thuyết hy vọng vẫn là một trong những bộ phận quan trọng nhất của lý luận về sự khích lệ đối với con người.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn)