Mục lục bài viết
Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, hiện nay Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nước liên quan đến đầu tư nước ngoài như thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Đầu tư nước ngoài
Trong khoa học pháp lý có khá nhiều cách hiểu về đầu tư nước ngoài, tùy thuộc vào khía cạnh nhìn nhận khác nhau của quá trình này và chúng được thể hiện ở cả pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia.
Theo nội luật của nhiều quốc gia, khái niệm đầu tư nước ngoài hoặc được định nghĩa rõ ràng hoặc gộp với định nghĩa về đầu tư nói chung (bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nựớc ngoài).
Ví dụ, theo Luật Đầu tư của năm 2007 (Inđônêxia) quy định, “đầu tư nước ngoài” là hoạt động đầu tư để kinh doanh trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Inđônêxia được thực hiện bởi một nhà đầu tư nước ngoài cả bằng hình thức 100% vốn nước ngoài và tham gia vào hên doanh với nhà đầu tư trong nước.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2015 theo Luật Khí tượng thủy văn; năm 2016 theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có đỉều kiện của Luật Đầu tư; năm 2017 theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 2018 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có hên quan đến quy hoạch; năm 2019 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ thì không có định nghĩa riêng về đầu tư nưổc ngoài mà gộp chung vào định nghĩa “đầu tư kinh doanh”.
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “đầu tư nước ngoài” được ghi nhận trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của năm 1987, sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992. Mặc dù có khác biệt về nội hàm, khái niệm này tiếp tục được ghi nhận trong luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000 và Luật Đầu tư năm 2005.
Ở góc độ pháp luật quốc tế, hầu hết các điều ước quốc tế định nghĩa đầu tư bằng cách liệt kê các tài sản, quyền tài sản được nhà đầu tư nước ngoài đưa (chuyển) vào quốc gia sở tại để thực hiện quá trình đầu tư sinh lời của mình thì được gọi là các khoản đầu tư. Pháp luật đầu tư một số quốc gia cũng định nghĩa theo cách này.
Ví dụ, Luật Đầu tư năm 2016 (Mianma) quy định, tại Mục 40 liệt kê các tài sản, quyền tài sản được coi là khoản đầu tư và theo Mục 2 của Luật này thì đầu tư nước ngoài là việc đầu tư trực tiếp tại Mianma đôì với các khoản đầu tư nêu tại Mục 40 nói trên do những cá nhân, tổ chức không có quốc tịch Mianma thực hiện.
Tại Điều 18 Luật Đầu tư nước ngoài năm 2014 (Cuba) cũng quy định các loại tài sản, quyền tài sản được coi là khoản đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Cuba. Một số hiệp định gần đây không chỉ xác định đầu tư dựa trên cơ sở các loại tài sản mà còn nêu ra những đặc điểm chung của đầu tư như cam kết về vốn, kỳ vọng về thu nhập hay lợi nhuận hoặc có rủi ro. Ví dụ: Hiệp định đầu tư và toàn diện trong ASEAN (xem chú thích số 2 của điểm c Điều 4). Loại tài sản nào không có những đặc điểm như vậy thì không được coi là đầu tư. Yếu tố nước ngoài được xác định theo quốc tịch của chủ thể tiến hành đầu tư kinh doanh.
Tuy vậy, dù có hay không có định nghĩa cụ thể về đầu tư nước ngoài trong pháp luật, dường như các quốc gia đều quan niệm giống nhau về đầu tư nước ngoài, theo đó là việc bỏ vốn của cá nhân, tổ chức để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh hợp pháp tại quốc gia mà họ không mang quốc tịch hoặc không phải là người thường trú.
2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nước
Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hương tăng cường tự do hóa, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, hạn chế đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chiến lược và vấn đề đầu tư nước ngoài liên quan đến an ninh quốc gia.
Cụ thể, để tăng cường tự do hóa, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư Chính phủ cần thực hiện những nội dung ở nững mục dưới đây.
3. Nâng cao tính dự đoán và nhất quán trong việc áp dụng chính sách, pháp luật đầu tư nước ngoài
- Nâng cao tính dự đoán và nhất quán trong việc áp dụng chính sách, pháp luật đầu tư nước ngoài thông qua các biện pháp: hệ thống hóa và thể chế hóa việc áp dụng thốhg nhất các quy định về đầu tư nước ngoài;
- Nhà nước đối xử bình đẳng trong việc áp dụng và thực thi pháp luật đầu tư và không phân biệt đối xử từ các quyết định dựa trên các nhận định đánh giá quan liêu;
- Thiết lập các tiêu chí và thủ tục rõ ràng, minh bạch khi công bố các quyết định hành chính, các cơ chế thẩm định, đánh giá và phê duyệt dự án đầu tư;
- Quy định thêm các biện pháp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế hòa bình, bao gồm đàm phán, thương lượng và hòa giải để phòng ngừa tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
4. Nâng cao hiệu quả thủ tục hành chính liên quan tới đầu tư thông qua các việc
- Biện pháp này chính là rút ngắn thời gian xử lý và đơn giản hóa thủ tục cho các khoản đầu tư, các đăng ký đầu tư và các thủ tục liên quan đến thuế;
- Quy định thời hạn cho các quy trình phê duyệt đầu tư nước ngoài;
- Tư vấn hành chính kịp thời, đúng trọng tâm và luôn cung cấp thông tin cho nhà đầu tư có đơn thắc mắc để họ nắm được tình trạng xét duyệt đơn đăng ký của họ.
5. Biện pháp khác
- Tổ chức hợp tác và phối hợp về thể chế giữa các cơ quan nhà nước có chức năng và quyền hạn liên quan đến đầu tư. Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp sau: thiết lập một cơ quan phê duyệt đầu tư trực tuyến với thủ tục một cửa và quy định rõ vai trò và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền khác nhau trong việc giám sát và phê duyệt các đăng ký đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh và tạm trú của nhân viên dự án đầu tư, như thủ tục cấp thị thực và rút gọn các thủ tục hành chính liên quan khác; đơn giản hóa quá trình kết nối với cơ sở hạ tầng dịch vụ thiết yếu; tiến hành đánh giá định kỳ các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư và bảo đảm các thủ tục này đơn giản, minh bạch và hạn chê chi phí phát sinh trong quá trình phê duyệt đầu tư; thiết lập các cơ chế để mở rộng các thực tiễn quản trị đã được áp dụng hoặc thực hiện thí điểm hiệu quả trong các khu kinh tế đặc biệt cho nền kinh tế rộng hơn;
- Tăng cường minh bạch hóa pháp luật và chính sách và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin trong việc xây dựng các chính sách, pháp luật đầu tư, các quy định và thủ tục liên quan tới nhà đầu tư nước ngoài. Để thực hiện điều này, Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp sau: phổ biến và cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác, cập nhật vê' chính sách và khung pháp lý đầu tư trong nước; thành lập trung tâm thông tin về đăng ký đầu tư và công khai các quy định và thủ tục đăng ký trên Internet; thiết lập thủ tục một cửa hoặc một số văn phòng giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chính sách đầu tư và các thủ tục đăng ký đầu tư; duy trì cơ chế thông báo kịp thòi nếu có thay đổi về thủ tục, tiêu chuẩn đăng ký, quy định kỹ thuật và các yêu cầu khác liên quan đến đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ; xác định rõ các tiêu chí đánh giá các đề xuất đầu tư nước ngoài và công khai kết quả đánh giá định kỳ về cơ chế đầu tư;
- Chủ động xây dựng các mối quan hệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước thông qua việc: duy trì cơ chế tham vấn thường xuyên và đối thoại hiệu quả với nhà đầu tư trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, bắt đầu từ giai đoạn đánh giá, phê duyệt, đến sau khi thành lập để xác định và giải quyết các vấn đề khúc mắc mà nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp phải; thiết lập cơ chế để các bên có lợi ích liên quan (như cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư) có cơ hội được phát biểu ý kiến về các dự luật, quy định và chính sách mới được đề xuất hoặc các thay đổi liên quan tới luật hiện hành trước khi thực hiện; thúc đẩy đổi mới quản trị doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh gắn với trách nhiệm;
- Chỉ định một cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, cơ quan này có thẩm quyền và trách nhiệm: giải quyết hoặc trả lời các thắc mắc, kiến nghị hoặc khiếu nại của các nhà đầu tư và nước nhà đầu tư mang quốc tịch; theo dõi, ứng phó kịp thời để ngăn chặn, quản lý và giải quyết các tranh chấp; cung cấp thông tin về các vấn đề pháp lý và quy định cần thiết; nâng cao sự hiểu biết và minh bạch trong các quy định và thủ tục về đầu tư; thông báo cho các cơ quan có chức năng và quyền hạn biết về các vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên gặp phải, đặc biệt là các vấn đề cần phải có sự điều chỉnh về pháp luật và thủ tục;
- Thiết lập các cơ chế giám sát và đánh giá công tác, áp dụng các công cụ và chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của các thủ tục hành chính dành cho nhà đầu tư để xác định các lĩnh vực ưu tiên nhằm mục đích đưa ra chiến lược cụ thể để tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài;
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thành lập các cơ quan tham vấn thưòng xuyên giữa các cơ quan chức năng của các bên để giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, trao đổi các kinh nghiệm chuyên môn và thể chế liên quan đến đầu tư.
Nhà nước cũng có thể xem xét đưa ra các quy định và chính sách để hạn chế đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chiến lược và vấn đề đầu tư nước ngoài liên quan đến an ninh quốc gia:
+ Cấm toàn bộ hoặc một phần đầu tư nước ngoài hoặc duy trì độc quyền kinh doanh của Nhà nưốc trong các ngành hoặc ]ĩnh vực chiến lược hoặc liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia;
+ Lập danh sách các lĩnh vực được xác định mang tính chiến lược hoặc liên quan mật thiết đến an ninh quốc gia và thiết lập cơ chế khảo sát đầu tư nước ngoài chiếu theo danh sách đó;
+ Nhà nước có thể ban hành luật quy định rằng, đầu tư nước ngoài phải trải qua quy trình khảo sát và phê duyệt, hoặc đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định về tài chính mới được cấp giấy phép đầu tư. Cơ chế khảo sát và phê duyệt trên cũng có thể được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).