1. Xin được tư vấn về thủ tục ly hôn khi chồng đang làm việc ở nước ngoài ?

Em chào luật sư ạ, em và chồng em kết hôn năm 2019. Hiện tại chồng em đang làm việc tại Nhật. Cuộc sống của chúng em do nhiều yếu tố tác động nên em cảm thấy hai vợ chồng ko thể hòa hợp được với nhau.

T9/2019 chồng em có làm hồ sơ bảo lãnh cho em sang Nhật, khi làm giấy tờ em có gửi sang cho chồng 140 tr để chứng thực đủ khả năng nuôi được người thân khi bảo lãnh sang. Nhưng khi có visa rồi, em có nói chồng gửi tiền về trả nợ. Ngày 6/11 gửi 100tr, ngayd 7/11 gửi 40tr. Đến ngày 8/11 thì chồng em gọi điện bảo là gửi về nhưng bị lừa. Em ko tin, và sau đó em nói chuyện với bố mẹ chồng. Và chồng em đã để cho gđ can thiệp quá vào chuyện của hai vợ chồng. Hiện tại bây giờ em ko còn tin tưởng được người chồng đó nữa. Và em muốn ly hôn. Em nói người ta về việt nam để làm thủ tục ly hôn, nhưng người ta nói nếu em ko sang Nhật thì người ta về. Và bảo em ở nhà tự làm đơn ly hôn. Hiện tại bây giờ, em rất muốn ly hôn với người chồng này. Vì em ko còn tin tưởng nữa. Kính mong quý luật sư tư vấn giúp em về thủ tục ly hôn đơn phương khi chông đang làm việc tại nước ngoài( nước Nhật) ạ. Chồng em không về có sao không?

Em xin cảm ơn ạ.

- Vũ Thị Hoa

Luật sư trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn:

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, cụ thể là:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, pháp luật có quy định vợ, chồng hay cả hai vợ chồng bạn đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. Bạn có quyền đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của người kia, hoặc hai vợ chồng bạn cùng ký đơn đề nghị công nhận thuận tình ly hôn.

Thứ hai, về thủ tục ly hôn:

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi là hai bạn đều thuận tình ly hôn, nên tôi sẽ tư vấn về thủ tục thuận tình ly hôn, dưới đây:

- Thủ tục thuận tình ly hôn:

+ Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;

2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

3. Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

4. Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)

5. Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

6. Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).

+ Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên.

Thứ ba, khi chồng bạn vắng mặt tại tòa

Bạn không trình bày rõ là trong trường hợp này, chồng bạn vắng mặt tại giai đoạn nào khi Tòa án án thụ lý đơn kiện nên:

TH1: Vắng mặt trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét xử sơ thẩm:

Căn cứ Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

" Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải."

“Lý do chính đáng” là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,...) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.

Như vậy khi vợ bạn có lý do chính đáng để không thể tham gia hòa giải được thì bạn Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xết xử theo thủ tục chung, nếu trường hợp của bạn không rơi vào trường hợp tạm đình chỉ theo Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

TH2: Vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ thẩm:

Căn cứ khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

" 2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm."

Như vậy, khi chồng bạn vắng mặt và có đơn yêu cầu đề nghị giải quyết việc dân sự không có sự tham gia của họ thì Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt của chồng bạn.Tuy nhiên trên thực tế thì giải quyết việc thuận tình ly hôn dựa trên sự tự nguyện của các bên mà khi một bên vắng mặt thì để Tòa án giải quyết vắng mặt thì sẽ rất khó khăn, vì vậy để được giải quyết vắng mặt chồng bạn thì bạn cần làm thủ tục ly hôn đơn phương để Tòa án giải quyết.

>> Xem ngay: Tư vấn hôn nhân gia đình về ly hôn và phân chia tài sản khi chồng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài ?

2. Mẫu đơn xin ly hôn với người nước ngoài

Công ty Luật Minh khuê cung cấp mẫu đơn xin ly hôn đơn phương với người nước ngoài để quý khách hàng tham khảo và áp dụng thực tiễn:

Mẫu đơn xin ly hôn với người nước ngoài

---------------------------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........ , ngày..... tháng .... năm .......

ĐƠN XIN LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố)..............................

Tôi tên:.................................................................... sinh năm:.......................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại số:.................................................................

Phường.................. quận ............................... Thành phố.............................

Hiện tạm trú (nếu có) số:

Phường................... quận................................. Thành phố............................

Địa chỉ nơi làm việc:................................................... Điện thoại (nếu có).........

Nay tôi làm đơn này yêu cầu được ly hôn với chồng (vợ) tôi là:

Họ tên....................................................... sinh năm..............................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại sô:................................... đường................... phường (xã)......................... quận (huyện) ................... Thành phố (tỉnh)..........................

Địa chỉ nơi làm việc:....................................... Điện thoại (nếu có)...............

NỘI DUNG

Vào năm .......... chúng tôi đăng ký kết hôn tại.............................. Giấy chứng nhận kết hôn số............................. cấp ngày........ tháng ......... năm ............

(trường hợp không có đăng ký kết hôn thì ghi rõ thời gian chung sống):.............

Nhưng đến năm ..................... vợ chồng có mâu thuẫn, nguyên nhân do:

(trình bày tóm tắt nội dung mâu thuẫn và ghi rõ những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết)

Về con chung:................................................ (trình bày có mấy con chung, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của các con và ghi rõ yêu cầu về việc nuôi con và việc cấp dưỡng nuôi con)

Về tài sản chung gồm có:....................................

Người viết đơn

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Mẫu đơn xin ly đơn phương với người nước ngoài. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn ở Việt Nam khi đăng ký kết hôn tại Nước ngoài?

>> Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định mới của luật hôn nhân gia đình

3. Điều kiện ly hôn với người nước ngoài ?

Chào Luật sư Luật Minh Khuê, em có câu hỏi mong được tư vấn như sau: Em lấy chồng Hàn quốc được gần 1 năm nhưng chỉ mới về đất nước chồng được 1 tháng. Thì bị chồng em đuổi ra khỏi nhà. Vì không biết nói tiếng nhiều.

Chồng em thì suốt ngày nói chuyện không ngừng nhưng em chỉ mới học tiếng mà kiêu em nói chuyện nhiều. Em nói không được nhiều nên đuổi em ra khỏi nhà, chồng em đã đuổi em 3-4 lần rồi . Như vậy em có được làm thủ tục ly hôn không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Điều kiện ly hôn với người nước ngoài ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

"1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."

Theo đó trong trường hợp này bạn đang ở bên Hàn Quốc, nếu bạn và chồng bạn chưa đăng kí thường trú chung ở Hàn Quốc thì việc ly hôn của bạn sẽ được xử lý theo pháp luật Việt Nam, còn nếu bạn và chồng bạn đã đăng kí thường trú chung ở Hàn Quốc thì việc ly hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật của Hàn Quốc.

Nếu theo pháp luật Việt Nam thì bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục ly hôn. Trong đó hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp tỉnh nơi đã đăng ký kết hôn.

- Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có);

- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung

Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú, tức là TAND cấp tỉnh nơi bạn đăng kí thường trú tại VIệt Nam.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân - Công ty luật Minh KHuê