1. Mở đầu vấn đề

Ở cấp quốc gia, nhiều nước, trong đó chủ yếu là các nước châu Á, một số nước châu Phi và châu Âu, thông qua biện pháp chính sách mới về đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2017, có 65 nền kinh tế thông qua 126 biện pháp. Chính sách liên quan tới đầu tư, trong đó 93 biện pháp tự do hóa, thúc đẩy, tạo thuận lợi cho đầu tư và 18 biện pháp hạn chế, 15 biện pháp mang tính trung lập. Những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài chủ yếu do cân nhắc về an ninh quốc gia, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước hoặc sở hữu nước ngoài đối với đất đai, tài nguyên thiên nhiên.

Ví dụ, xem xét cả giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2017, chính sách tự do hóa, khuyến khích đầu tư vẫn là xu hướng chủ đạo, chiếm 84% các biện pháp về đầu tư.

Tự do hóa đầu tư một phần không thể thiếu trong chính sách đầu tư nước ngoài của các quốc gia.

Theo thống kê trong Báo cáo đầu tư năm 2018 của UNCTAD, khoảng một phần ba các biện pháp trong chính sách quốc gia về đầu tư nước ngoài liên quan đến tự do hóa đầu tư một phần hoặc toàn bộ các ngành vận tải, năng lượng và sản xuất. Trong những năm gần đây, các nước có nền kinh tế mới nổi ở châu Á là những nước đi đầu trong tự do hóa đầu tư.

Ví dụ, năm 2018 Trung Quốc sửa đổi danh sách đầu tư nước ngoài cho 11 khu vực thương mại tự do, loại bỏ nhiều hạn chế đầu tư trong một số ngành công nghiệp, giảm tải nhiều biện pháp hạn chế đôì với đầu tư nước ngoài từ 93 biện pháp xuốhg còn 63 biện pháp, cho phép đầu tư nước ngoài vào nhiều hoạt động trong ngành dịch vụ, sản xuất và khai thác mỏ, tự do hóa ngành công nghiệp ô tô và tài chính. Lào cũng bãi bỏ các yêu cầu về vôn đăng ký tối thiểu cho một số nhà đầu tư nưốc ngoài. Mianma cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 35% cổ phần trong công ty trong nước mà công ty đó không bị mất tư cách là công ty trong nước theo Luật Doanh nghiệp mới thông qua của Mianma.

Một số nước thực hiện tư nhân hóa toàn bộ hoặc một phần nền kinh tế để thu hút các nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. Trong năm 2018, Braxin cấp giấy phép cho ba công ty châu Âu đầu tư vào dịch vụ bốh sân bay, Hy Lạp bán xong 67% cổ phần tại cảng Thessaloniki cho một tập đoàn nước ngoài, Môntênêgrô bán cổ phần do nhà nước sở hữu trong một công ty khai thác cảng lớn của nước này (Luka Bar) và một công ty vận tải đường sắt.

Như vậy, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vẫn là xu hướng chính trong chính sách đầu tư của các nước.

2. Ưu đãi đầu tư nước ngoài

Trong khoa học pháp lý có khá nhiều cách hiểu về đầu tư nước ngoài, tùy thuộc vào khía cạnh nhìn nhận khác nhau của quá trình này và chúng được thể hiện ở cả pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia.

Theo nội luật của nhiều quốc gia, khái niệm đầu tư nước ngoài hoặc được định nghĩa rõ ràng hoặc gộp với định nghĩa về đầu tư nói chung (bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nựớc ngoài).

Ví dụ, theo Luật Đầu tư của năm 2007 (Inđônêxia) quy định, “đầu tư nước ngoài” là hoạt động đầu tư để kinh doanh trên lãnh thổ của nước Cộng hòa Inđônêxia được thực hiện bởi một nhà đầu tư nước ngoài cả bằng hình thức 100% vốn nước ngoài và tham gia vào hên doanh với nhà đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2015 theo Luật Khí tượng thủy văn; năm 2016 theo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có đỉều kiện của Luật Đầu tư; năm 2017 theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 2018 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có hên quan đến quy hoạch; năm 2019 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ thì không có định nghĩa riêng về đầu tư nưổc ngoài mà gộp chung vào định nghĩa “đầu tư kinh doanh”.

Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “đầu tư nước ngoài” được ghi nhận trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của năm 1987, sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992. Mặc dù có khác biệt về nội hàm, khái niệm này tiếp tục được ghi nhận trong luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2000 và Luật Đầu tư năm 2005.

Ở góc độ pháp luật quốc tế, hầu hết các điều ước quốc tế định nghĩa đầu tư bằng cách liệt kê các tài sản, quyền tài sản được nhà đầu tư nước ngoài đưa (chuyển) vào quốc gia sở tại để thực hiện quá trình đầu tư sinh lời của mình thì được gọi là các khoản đầu tư. Pháp luật đầu tư một số quốc gia cũng định nghĩa theo cách này.

Các nước tiếp tục đưa ra nhiều ưu đãi cho đầu tư nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thành lập các đặc khu kinh tế mới và cải tiến hệ thông giải quyết tranh chấp đầu tư trong nưóc, cụ thể trong thời gian vừa qua:

- Về ưu đãi đầu tư nước ngoài: một số nước đã bổ sung

nhiều quy định ưu đãi về thuế và tài chính để thu hút đầu tư nước ngoài, như Hàn Quốc vừa qua ban hành ưu đãi thuế mối cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào kinh doanh công nghệ cao;

Về đơn giản hóa thủ tục hành chính: Ân Độ bãi bỏ Ban xúc tiến đầu tư nưốc ngoài và ban hành thủ tục mới thống nhất để xem xét các đề xuất và đăng ký đầu tư nước ngoài. Các thủ tục mới đó là chỉ định cơ quan có thẩm quyền và định ra khung thời gian đăng ký. Tại Inđônêxia, Chính phủ thay thế yêu cầu về giấy phép thành lập doanh nghiệp bằng thủ tục đăng ký đầu tư;

Về thành lập các đặc khu kinh tế mới: Ai Cập ban hành Nghị định thành lập “Khu kinh tế Tam giác vàng”, Bănglađét... phê duyệt bốn dự án xây dựng đặc khu kinh tế mới, Zimbabue miễn cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong các khu kinh tế tự do không phải nộp các khoản thuế áp lên các thiết bị, vật liệu và sản phẩm nhập khẩu với điều kiện các mặt hàng miễn thuế này phải được sử dụng trong các khu kinh tế tự do. Thái Lan ban hành Luật Hành lang kinh tế phía Đông, theo đó nhà đầu tư nước ngoài tại đặc khu kinh tế phía Đông được trợ cấp thuế, có quyền sở hữu đất và được ưu đãi khi xin cấp thị thực;

- Về cải tiến hệ thông giải quyết tranh chấp đầu tư trong nước: nhằm cải thiện môi trường đầu tư trong nước, một số nước như Phigi và Quata đã ban hành Luật Trọng tài mổi trên cơ sở Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tê của UNCITRAL, Ảrập Xêút ban hành Quy định thỉ hành Luật Trọng tài. Đặc biệt năm 2015, Xingapo đã cho ra đời Tòa án thương mại quốc tế Xingapo (Singapore International Commercial Court - SICC) để cải thiện hệ thống tòa án trong nước của mình thích ứng hơn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

3. Hạn chế đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chiến lược

Hầu hết các biện pháp hạn chế hoặc quy định mởi được ban hành liên quan đến việc thiết lập các khoản đầu tư nưóc ngoài. Số lượng các quốc gia phát triển ban hành các quy định mới về việc hạn chế đầu tư nhiều hơn số lượng các quốc gia đang phát triển hoặc các nền kinh tế đang chuyển đổi. Chính sách hạn chế này phản ánh quan ngại của chính phủ liên quan đến các ngành công nghiệp chiến lược hoặc các cân nhắc về an ninh quốc gia.

Ví dụ, Áchentina năm vừa qua đã ban hành luật yêu cầu Chính phủ, sau khi được Quốc hội phê chuẩn mới được bán cổ phần do nhà nước sỏ hữu trong các công ty quan trọng của Áchentina. Ôxtrâylia tiến hành nhiều cải cách pháp lý nhằm kiểm soát đầu tư nước ngoài trong một số ngành quan trọng như, ban hành quy định yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài phải xin giấy phép đầu tư tại Hội đồng xét duyệt đầu tư nưốc ngoài nếu muốh đầu vào ngành nông nghiệp của nước này. Không chỉ vậy, các thương vụ mua bán của nhà đầu tư nước ngoài cũng không được đi ngược lại vối lợi ích quốc gia của nước nhận đầu tư.

Ví dụ, Hunggari hạn chế người nước ngoài mua các mảnh đất đã được tư nhân hóa nhưng nằm trong vùng đất nông nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước. Pháp luật của Ba Lan yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải được Chính phủ phê duyệt thì mới có thể mua trên 20% cổ phần của các công ty hoạt động kinh doanh trong các ngành chiến lược như phát điện, hóa chất và viễn thông. Tại Liên bang Nga, Nhà nước ban hành luật giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty truyền thông từ mức 50% xuống còn 20%.

4. Xem xét đầu tư nước ngoài liên quan đến an ninh quốc gia

Trong những năm gần đây, nhiều nước ban hành pháp luật về đầu tư nước ngoài gắn với những cân nhắc an ninh quốc gia. Theo thống kê của UNCTAD, kể từ năm 2006 đến nay có ít nhất tám nước phát triển và đang phát triển đã ban hành luật về việc xét duyệt đầu tư nước ngoài trên cơ sở an ninh quốc gia.

Đó là các nước Canada, Trung Quốc, Phần Lan, Liên bang Nga. Theo đó, các nước này xác định một số lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà nếu nhà đầu tư nước ngoài muốh đầu tư vào đó có thể sẽ phải tuân thủ thêm nhiều quy định và thủ tục chặt chẽ khác. Các ngành công nghiệp có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia có thể là xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc sản xuất mua bán hàng hóa liên quan đến an ninh quốc phòng, và cũng có thể bao gồm các ngành chiến lược như điện, nước, gas, sức khỏe và giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

5. Khái niệm “an ninh quốc gia” liên quan đến đầu tư nước ngoài

Khái niệm “an ninh quốc gia” liên quan đến đầu tư nước ngoài thường được các cơ quan nhà nước xem xét để cấp phép đầu tư trên cơ sở một số tiêu chí như, liệu khoản đầu tư nước ngoài có tác động tới an ninh công cộng, trật tự xã hội, truyền thông, các lợi ích quốc gia chiến lược, các quan hệ đối ngoại, tiết lộ bí mật nhà nước, bảo vệ quyền và tự do của công dân... hay không.

Ví dụ: năm 2015, Canada đã bổ sung các quy định sửa đổi vào Quy chế đầu tư và Quy chế đánh giá an ninh quốc gia về đầu tư. Các quy định mới yêu cầu các nhà đầu tư phải cung cấp thêm một số thông tin vào đơn đăng ký đầu tư để hỗ trợ các cơ quan trong nước tiến hành xem xét xem khoản đầu tư nưóc ngoài đó có làm tổn hại tới an ninh quốc gia của Canada hay không. Luật Đầu tư Canada năm 2015 quy định gia tăng thời hạn của quá trình xét duyệt kéo dài từ 130 ngày đến 200 ngày.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).