Mục lục bài viết
- 1. Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế ?
- 2. Những trường hợp bị cưỡng chế thi hành trong lĩnh vực quản lý thuế ?
- 3. Tư vấn về Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế ?
- 4. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế ?
- 5. Các trường hợp bị cưỡng chế hành chính về thuế ?
1. Xử phạt khi sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế ?
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, có một số doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, nhưng vì một vài lý do mà doanh nghiệp vẫn sử dụng những số hóa đơn đó. Khi đó, doanh nghiệp sẽ bị xử lý như sau:
Ngày 12/12/2016, Bộ tài chính , Tổng cục thuế có công văn 17615/BTC-TCT hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn bằng biện phát thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
Theo hướng dẫn của Bộ tài chính, Tổng cục thuế, thì việc sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn (thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng) là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau:
"Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)."
Cụ thể công văn 17615/BTC-TCT hướng dẫn:
"Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn trong thời gian cơ quan thuế có Quyết định về việc áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế phát sinh (nếu có) do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Các hóa đơn nêu trên không còn giá trị sử dụng, đơn vị bán hàng và mua hàng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; đơn vị mua hàng không được kê khai khấu trừ thuế GTGT và tính chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng phải lập biên bản thu hồi các hóa đơn đã lập sai quy định. Sau khi Quyết định cưỡng chế hết hiệu lực hoặc chấm dứt hiệu lực, qua xác minh cơ quan thuế xác định thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế hướng dẫn đơn vị bán hàng xuất hóa đơn, căn cứ các hóa đơn này đơn vị bán hàng, mua hàng thực hiện kê khai thuế theo quy định."
Như vậy, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn được coi là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Đơn vị bán hàng và đơn vị mua hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 109/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn với mức:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư này."
Bên mua hàng không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, nếu như bên mua hàng cố ý kê khai những hóa đơn này có thể bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/T-BTC.
Ngoài ra, bên bán hàng phải thu hồi lại các hóa đơn đã lập, sau khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà hai bên thực tế có hoạt động mua bán hàng hóa qua xác minh của cơ quan thuế thì bên bán lập hóa đơn giao cho bên mua hàng để kê khai thuế.
Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Luật Minh Khuê. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng cảm ơn!
2. Những trường hợp bị cưỡng chế thi hành trong lĩnh vực quản lý thuế ?
Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoại gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006, Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được quy định tại Chương XI (từ điều 92 đến điều 102):
Điều 92. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Điều 93. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của phápluật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
d) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
đ) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
e) Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;
g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
Điều 94. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 93 của Luật này.
Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề quy định tại điểm g khoản 1 Điều 93 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 95. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1.Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 94 của Luật này.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm các nội dung: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; lý do cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn năm ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cơ quan quản lý thuế cấp trên trực tiếp; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 93 của Luật này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trước khi thực hiện.
Điều 96. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế .
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế .
3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế .
Điều 97. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
1. Biện pháp trích tiền từ tài khoản áp dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác có trách nhiệm trích số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyếtđịnh hành chính thuế và chuyển sang tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định. Khi quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã hết hiệu lực mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác chưa trích đủ tiền thuế theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết địnhhành chính thuế thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết.
4. Trong thời hạn quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực, nếu trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế còn số dư mà Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện việc trích tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XII của Luật này.
Điều 98. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
1. Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ sáu tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, trợ cấp hưu trí hoặc mất sức đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hằng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào tài khoản ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế, tiền phạt theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
b) Trong trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, số tiền phạt theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế biết trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Chương XII của Luật này.
Điều 99. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
1. Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thihành quyết định hành chính thuế theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 93 của Luật này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt thì được quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh.
2. Giá trị tài sản bị kê biên của đối tượng bị cưỡng chế tương đương với số tiền thuế đã ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
3. Những tài sản sau đây không được kê biên:
a) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;
b) Công cụ lao động;
c) Nhà ở, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu cho đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và gia đình họ;
d) Đồ dùng thờ cúng ; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen;
đ) Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh.
4. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ, tiền phạt.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên.
Điều 100. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ
1. Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang nắm giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 93 của Luật này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt;
b) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế;
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;
c) Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế được quy định như sau:
a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản;
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì không được chuyển trả tiền, tài sản khác cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá sau;
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
d) Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì bị coi là nợ tiền thuế của Nhà nước và bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này.
Điều 101. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp theo quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn phải thông báo chậm nhất năm ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
Điều 102. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề
1. Biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều này được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 của Luật này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có các trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba ngày làm việc trước khi thu hồi sử dụng mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn;
b) Gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Tham khảo văn bản pháp luật: Tải: Luật quản lý thuế năm 2006
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Luật sư tư vấn pháp luật Tài Chính, Thuế và Ngân Hàng
3. Tư vấn về Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế ?
Lý do bị cưỡng chế: không chấp hành thông báo tiền nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp số 291/TB-CCT ngày 07/3/2016 (thông báo này công ty tôi chưa nhận được). Vậy xin hỏi Công ty luật Minh Khuê, trong tài khoản công ty chúng tôi đang có đủ tiền đẻ nộp thuế, Công ty chúng tôi muốn tự nộp thuế điện tử trước khi ngân hàng tự trích nộp theo lệnh thu trên có được không, có phải thông báo đến chi cục thuế và ngân hàng không?. Việc tự nộp này xong rồi, ngân hàng có còn thu nộp theo lệnh thu trên không? Do tôi nhận được Quyết định này là vào thứ 7 và chủ nhật.
Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư Tư vấn Luật đan sự trực tuyến gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 27 Thông tư số 215/2013/TT-BTC thì:
"Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế có tài khoản kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi tiến hành cưỡng chế".
Khoản 2 Điều 92 Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung 2012 cũng quy định như sau :
" Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước."
Như vậy, nếu như trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được quyết định cưỡng chế thi hành thuế mà công ty bạn tự động nộp đủ thuế vào ngân sách nhà nước thì quyết định cưỡng chế thi hành sẽ tự động hết hiệu lực. Tuy nhiên, khi quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thì công ty bạn phải chấp hành đúng quy định này. Việc có được nộp thuế điện tử trong trường hợp này hay không pháp luật không quy định cụ thể vì thế rất khó để có thể tư vấn cụ thể cho công ty bạn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trựêc tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế ?
Luật sư tư vấn luật thuế qua điện thoại gọi: 1900.6162
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.
3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật thuế, gọi: 1900.6162
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
5. Các trường hợp bị cưỡng chế hành chính về thuế ?
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư số 157/2007/TT-BTC ngày 24/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì các biện pháp cưỡng chế gồm: trích tiền từ tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ; thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề… Đây là biện pháp cưỡng chế hành chính, áp dụng với đối tượng là người nộp thuế, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Như vậy, biện pháp cưỡng chế hành chính về thuế chỉ áp dụng đối với những hành vi chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ Luật Hình sự thì chỉ cấu thành tội tội trốn thuế nếu số tiền trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên hoặc dưới 50 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này chưa được xóa án tích.
Bên cạnh đó, điểm b, khoản 3 Điều 2 Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 cũng quy định: “Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đã bị chuyển hồ sơ đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy bỏ quyết định xử phạt; nếu chưa ra quyết định xử phạt thì không xử phạt vi phạm pháp luật về thuế đối với hành vi đó”.
Với các quy định nói trên, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không thay thế việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế. Trong trường hợp đã bị truy tố về tội trốn thuế thì không bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nữa. Việc truy thu số tiền thuế trốn thuế sẽ do tòa án quyết định trong bản án.
CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ biên tập