Mục lục bài viết
1. Quy định yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước
Nghị định 40/2023/NĐ-CP quy định yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước như sau:
- Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt: bố trí ít nhất 07 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
- Đập, hồ chứa nước lớn:
+ Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên: bố trí ít nhất 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
+ Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3: bố trí ít nhất 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
+ Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: bố trí ít nhất 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
- Đập, hồ chứa nước vừa:
+ Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3; tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;
+ Đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
- Đập, hồ chứa nước nhỏ: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
2. Tại sao cần phải sửa đổi quy định về năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước?
Cần phải sửa đổi quy định về năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước do quy định về yêu cầu trình độ đối với năng lực của cán bộ quản lý, vận hành công trình thủy lợi không còn phù hợp với thực tế trong giai đoạn hiện nay. Đối với mỗi công trình thủy lợi đều cần có nhân lực có trình độ kỹ thuật cao là nòng cốt đáp ứng yêu cầu vận hành an toàn hiệu quả; nhân lực hỗ trợ trong vận hành có trình độ cao đẳng, trung cấp, công nhân cần được giao cho đơn vị quản lý khai thác chủ động bố trí sắp xếp dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng và phê duyệt.
Các quy định về năng lực quản lý hồ chứa lớn, hồ chứa vừa tại Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP chưa phù hợp với các tiêu chí phân loại đập, hồ chứa thủy lợi được quy định tại Điều 3 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước... Do đó, cần sửa đổi, bổ sung nội dung cho phù hợp với thực tiễn.
Theo đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 8 yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước: Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt, bố trí ít nhất 7 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 2 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 5 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa nước lớn là đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50 triệu m3 trở lên, bố trí ít nhất 5 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 2 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 5 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10 triệu m3 đến dưới 50 triệu m3, bố trí ít nhất 3 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 1 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 5 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: Bố trí ít nhất 2 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. Đập, hồ chứa nước vừa là những đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3: Tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 1 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. Với đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: Tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 1 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
Ngoài ra, đối với đập, hồ chứa nước nhỏ, tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 1 người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
3. Cần làm gì để đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước?
Với mục tiêu bảo đảm số lượng, chất lượng nguồn nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực. Chủ động tích trữ, điều hòa nguồn nước; khai thác, sử dụng hiệu quả đi đôi với bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; ứng phó hiệu quả với các thảm họa, thiên tai liên quan đến nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
Các cấp ủy, chính quyền, địa phương, đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp nhận thức đúng, đầy đủ về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, cộng đồng; vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.
Cần rà soát hoàn thiện các quy định về quản lý nguồn nước; quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, an toàn đập, hồ chứa nước và phòng chống thiên tai. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả; sắp xếp, củng cố năng lực của các cơ quan, tổ chức quản lý nguồn nước, quản lý, khai thác công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai. Ưu tiên nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án đầu tư công để đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đa mục tiêu; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, bảo đảm năng lực cấp nước, tiêu thoát nước. Hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, vật tư cho người dân các vùng khan hiếm nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai. Bố trí đủ nguồn lực, trước hết là ngân sách nhà nước để nâng cấp, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trong mùa mưa lũ hàng năm.
Nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước và điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng nguồn nước. Xây dựng phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và các giải pháp tiết kiệm nước; tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng, điều tiết nước hiệu quả, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất để giảm thất thoát, lãng phí.
Cần hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng thoát lũ theo thiết kế, trong đó ưu tiên các công trình có nguy cơ rủi ro cao, vùng hạ du các công trình có nhiều hộ dân sinh sống và các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng. Khẩn trương nghiên cứu xây dựng mới các đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, lũ, úng ngập để tích trữ nước, chuyển nước, cắt giảm lũ; nâng cấp, hiện đại hóa các công trình phòng, chống tác hại của nước, bảo đảm an toàn chống lũ, kết hợp kiểm soát nguồn nước.
Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, quý khách hàng có thể tìm hiểu tại bài viết của Luật Minh Khuê:
- Điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức khai thác đập, hồ chứa nước
- Quy trình kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi
- Trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai, tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước
Quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!