1. Áp dụng biện pháp bù giá trong Công ước Stockolm (EFTA)

Những nguyên tắc đối với việc áp dụng các biện pháp bù giá trong Công ước Stockholm được điều chỉnh bởi Điều 21 và Phụ lục D chia làm 3 phần. Phần I liệt kê những sản phẩm mà thương mại tự do và các biện pháp bù giá có thể áp dụng. Phần II gồm những sản phẩm chủ yếu được đối xử như là nông sản trong EFTA, tức chúng không phải là những sản phẩm theo quy chế thương mại tự do.

Tuy nhiên, những sản phẩm này xuất hiện trong các phụ lục của Nghị định thư số 2 đối với các khu vực thương mại tự do với EC, như những nông sản chế biến, chúng cũng được đưa vào Công ước Stockholm như những nông sản chế biến và có thể được áp dụng các biện pháp bù giá.

Người ta cũng thoả thuận trong EFTA rằng bù giá cho các yếu tố nông nghiệp trong giá của thực phẩm chế biến không thể vượt quá chênh lệch giữa mức giá trong nước và trên thị trường quốc tế đối với nguyên liệu thô [Điều 21.1(c). Hơn nữa, Điều 21 quy định rằng đối xử dành cho những mặt hàng nhập khẩu liệt kê trong Phụ lục D, các Phần I và II từ các Nhà nước thành viên EFTA phải được thuận lợi không kém so với đối xử cho hàng hoá nhập khẩu từ câc Nhà nước Thành viên EU.

Những sản phẩm liệt kê trong Phần III không thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều khoản về thương mại tự do của Công ước này.

2. Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA)

Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association - EFTA) được thành lập ngày 3/5/1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)).

Hiệp ước EFTA được ký ngày 4.1.1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài (Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó). Ngày nay chỉ còn Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là hội viên của EFTA (trong đó Na Uy và Thụy Sĩ là các hội viên sáng lập). Sau đó Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz.

Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994. Nước hội viên thứ tư của EFTA – Thụy Sĩ - chọn ký kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các nước EFTA cũng ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.

Năm 1999 Thụy Sĩ ký một bộ thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu bao trùm nhiều lãnh vực, trong đó có sự phá bỏ các hàng rào cản trở buôn bán như việc di chuyển nhân công cùng vận tải hàng hóa và kỹ thuật giữa đôi bên. Sự tiến triển này thúc đẩy các nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một khuôn khổ đầy thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên và với thế giới. Các nước hội viên sáng lập EFTA là Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Trong thập niên 1960 các nước này thường được ám chỉ là 7 nước bên ngoài, đối lập với 6 nước bên trong của Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó. Phần Lan trở thành hội viên hợp tác năm 1961 (trở thành hội viên hoàn toàn năm 1986), và Iceland gia nhập năm 1970. Vương quốc Anh và Đan Mạch gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1973 (cùng với Ireland), và vì thế không còn là hội viên của EFTA. Bồ Đào Nha cũng lìa bỏ EFTA để gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1986. Liechtenstein gia nhập EFTA năm 1991 (trước đây quyền lợi của nước này trong EFTA được Thụy Sĩ đại diện). Cuối cùng, Áo, Thụy Điển và Phần Lan cũng gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995 và vì thế ngưng chức hội viên của EFTA.

EFTA được điều hành bởi Hội đồng EFTA và do Nha thư ký EFTA thi hành. Ngoài ra, liên quan với Thỏa ước Khu vực kinh tế châu Âu năm 1992, có 2 tổ chức khác của EFTA, đã được thành lập: Cơ quan giám sát EFTA và Tòa án EFTA.

Các điều khoản của Công ước EFTA áp dụng chủ yếu cho toàn bộ sản phẩm công nghiệp, bao gồm cá và các hải sản khác. Có một số quy định đặc biệt áp dụng cho hàng hóa chế biến từ nguyên liệu nông sản và nông sản.

Các Điều 3 và 8 đề cập tới việc bãi bỏ thuế xuất nhập khẩu. Việc bãi bỏ được chia thành nhiều giai đoạn: thuế xuất kkẩu vào năm 1962 và thuế nhập khẩu vào năm 1966. Điều 6 quy định rằng lệ phí tài chính áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu sẽ không đạt được việc bảo hộ một cách có hiệu quả các sản phẩm nội địa tương tự hoặc có thể thay thế được, trong khi đó Điều 10 và 11 đề ra việc bãi bỏ những hạn chế định lượng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể lại có những ngoại lệ cho các quy định này.

Theo Điều 26, cá và hải sản khác là những mặt hàng được tự do buôn bán trong EFTA. Sự mở rộng của Công ước đối với những sản phẩm này được thực hiện vào năm 1990 sau một vài lần thử nghiệm. Trao đôi buôn bán những mặt hàng này không những được miễn thuế mà còn tuân theo một số quy định chung khác của Công ước EFTA, đặc biệt là sự cạnh tranh và cấc quy định về viện trợ Nhà nước.

Như đã nêu trên, buôn bán hàng hoá chế biến từ nguyên liệu nông sản và các mặt hàng nông nghiệp được nêu trong Phụ lục D và tuân theo các quy định đặc biệt sẽ được đề cập chi tiết hon trong một chưong khấc của sách này. Mục tiêu của các quy định này là loại trừ yếu tố công nghiệp trong thuế nhập khẩu đối vói các hàng hoá đó trong khi yếu tó nông nghiệp vẫn được duy trì như là một yếu tố được bảo hộ. Việc sắp xếp hỗn hợp này là sự thừa nhận một thực tế rằng các nước tham gia EFTA tiếp tục giữ chính sách độc lập trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để tự do hoá buôn bán nông sản, các Nhà nước EFTA quyết định dựa vào những hiệp định song phương trong đó sự nhượng bộ về thuế quan sẽ được áp dụng có lợi cho tất cả các Nhà nước Thành viên.

3. Lịch sử hình thành Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

Năm 1995, Hội đồng điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) lên tiếng kêu gọi hành động mang tính toàn cầu để đối phó với POP - những chất hóa học được định nghĩa là "khó phân hủy trong môi trường, tích tụ sinh học qua lưới thức ăn và gây nguy cơ tác động có hại cho sức khỏe con người và môi trường."

Sau lời kêu gọi này, Diễn đàn liên chính phủ về An toàn hóa chất (Intergovernmental Forum on Chemical Safety - IFCS) và Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (International Programme on Chemical Safety - IPCS) đã chuẩn bị một bản đánh giá 12 hóa chất được xem là gây hại nhiều nhất (12 chất này còn được gọi là "một tá bẩn thỉu").

Từ tháng 6 năm 1998 đến tháng 12 năm 2000, năm cuộc họp diễn ra để sửa soạn cho Công ước mới. Ngày 22-23 tháng 5 năm 2001, các phái đoàn đến dự hội nghị (tập hợp các đại diện toàn quyền) diễn ra ở Stockholm, Thụy Điển đã thông qua Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Những cuộc thương thảo cũng hoàn tất vào ngày 23 tháng 5. Công ước có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2004 với sự phê chuẩn ban đầu của 151 bên ký kết. Họ tán thành loại bỏ chín trong số 12 hóa chất được đề xuất, giới hạn sử dụng chất DDT trong công tác kiểm soát sốt rét và cắt giảm việc vô ý tạo ra chất điôxin và furan.

Các bên tham gia cũng đồng ý với quy trình xem xét và bổ sung các hợp chất độc hại khó phân hủy khác vào Công ước nếu chúng thỏa các tiêu chí về mức độ khó phân hủy và mức gây hại đến nhiều quốc gia. Danh sách bổ sung lần đầu được tán thành tại cuộc họp diễn ra ở Genève, Thụy Sĩ vào ngày 8 tháng 5 năm 2009.

Tính đến tháng 5 năm 2013, có 179 bên đã tham gia Công ước Stockholm (gồm 178 quốc gia và Liên minh châu Âu). Một số nước vẫn chưa phê chuẩn Công ước, chẳng hạn Hoa Kỳ, Israel, Iraq, Italia và Malaysia.

4. Ủy ban Xem xét Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

Công ước có điều khoản về quy trình nhận diện các POP để bổ sung vào Công ước và tiêu chí để xem xét đánh giá theo. Lần họp thứ nhất của Hội nghị các bên (COP1) diễn ra ở Punta del Este, Uruguay từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 5 năm 2005 đã lập ra Ủy ban Xem xét Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Persistent Organic Pollutants Review Committee - POPRC) với nhiệm vụ cân nhắc bổ sung các POP khác vào Công ước.

Thành phần Ủy ban này gồm 31 chuyên gia được các bên tham gia Công ước đề cử, lấy từ năm nhóm vùng thuộc Liên Hợp Quốc. Ủy ban sẽ xem xét bổ sung chất mới theo ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, Ủy ban xác định xem liệu chất đó có thỏa các tiêu chí được ghi trong phụ lục D của Công ước hay không (gồm tính khó phân hủy, tính tích tụ sinh học, tiềm năng lan truyền quy mô rộng trong môi trường - LRET, và độc tính). Nếu thấy thỏa, Ủy ban sẽ thảo ra hồ sơ nháp về nguy cơ của chất đó theo phụ lục E nhằm đánh giá chất đó có nguy cơ gây tổn hại đáng kể đối với sức khỏe con người và/hoặc gây tác động môi trường hay không, từ đó cần hành động trên quy mô toàn cầu hay không. Cuối cùng, nếu Ủy ban nhận thấy cần thiết phải có hành động toàn cầu thì họ sẽ lập bản đánh giá quản lý rủi ro theo phụ lục F nhằm phản ánh các đánh giá về kinh tế - xã hội song hành cùng việc nêu ra các biện pháp có thể có để kiểm soát chất đó. Dựa trên bản đánh giá này, Ủy ban ra quyết định khuyến nghị liệt kê bổ sung chất đó vào một hay nhiều phụ lục của Công ước. Ủy ban này đều tổ chức họp hàng năm ở Genève tính từ khi thành lập đến nay.

5. Công ước và cuộc đàm phán có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường

- Công ước Rotterdam về quy trình cho phép có báo trước đối với các hóa chất độc hại và thuốc trừ sâu trong thương mại quốc tế (Rotterdam Convention on the Prior Informed Consent Procedure for Certain Hazardous Chemicals and Pesticides in International Trade)

- Công ước về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa (Convention on Long-Range Transboundary Air Pollution - CLRTAP)

- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới đối với các chất thải độc hại và việc thải bỏ chúng (Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and their Disposal).

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).