Mục lục bài viết
1. Cho thuê lại lao động là gì?
Căn cứ tại Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 thì cho thuê lại lao động và hoạt động cho thuê lại lao động được hiểu như sau:
- Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
- Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Cho thuê lại lao động là quá trình mọt công ty, tổ chức hoặc cá nhân thuê một nhóm lao động từ một nguồn khác và sau đó cho thuê lại những người lao động đó cho các công ty hoặc dự án khác. Thông thường, công ty hoặc tổ chức cho thuê lại lao động đóng vai trò là một nhà môi giới lao động. Quá trình cho thuê lại lao động thường xảy ra trong các ngành nghề công nghiệp có nhu cầu lớn về lao động tạm thời hoặc nhân công nhất thời. Công ty thuê lại lao động có thể thuê một nhóm công nhân từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác, sau đó tìm kiếm các công ty khác trong quốc gia hoặc khu vực đó để dung cấp lao động này. Thông qua việc cho thuê lại lao động, công ty thuê lại nhận được lợi nhuận từ việc thuê công nhân và cung cấp dịch vụ lao động cho các công ty khác.
Tuy nhiên, việc cho thuê lại lao động có thể gặp phải một số vấn đề và tranh cãi bao gồm việc bảo vệ quyền lợi của người lao động và mối nguy hiểm về việc khai thác lao động. Do đó, việc quản lý và giám sát công việc thuê lại lao động là rất quan trọng để đảm bảo điều kiện công việc hợp lý và đảm bảo quyền lợi của người lao động.
2. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo các quy định tại Điều 53 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
- Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
+ Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
+ Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
- Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
+ Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
+ Không có thoả thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
+ Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghê, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
- Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động có thể khác nhau tuỳ theo từng quốc gia và khu vực cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên tắc và quy định chung mà nhiều quốc gia áp dụng để quản lí hoạt động cho thuê lại lao động:
- Luật lao động
- Giấy phép và đăng ký: Các công ty hoạt động cho thuê lại lao động thường có giấy phép và đăng ký theo quy định của cơ quan chức năng.
- Hợp đồng lao động: Cần xác định rõ các điều kiện, thời hạn, quyền và nghĩa vụ của các bên...
- Quản lí và giám sát: Chính phủ và các cơ quan quản lý lao động thường có trách nhiệm giám sát và kiểm tra hoạt động cho thuê lại lao động.
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động: Các quy định cần tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động bao gồm quyền công bằng, bảo vệ khỏi sự kì thị...
- Trách nhiệm xã hội: Công ty hoạt động cho thuê lại lao động cần chịu trách nhiệm xã hội và bảo đảm rằng các nguyên tắc đạo đức và quyền con người được tôn trọng trong quá trình lao động.
3. Trong quan hệ cho thuê lại lao động, các bên chủ thể có quyền và nghĩa vụ gì?
Trong quan hệ cho thuê lại lao động, có ba bên chủ thể chính liên quan: công ty cho thuê lại lao động, công ty được thuê và người lao động. mỗi bên có quyền và nghĩa vụ riêng như sau:
- Công ty cho thuê lại lao động:
+ Quyền: Quyền thuê và cung cấp người lao động cho công ty được thuê; quyền thoả thuận các điều kiện hợp đồng lao động với công ty được thuê và người lao động; quyền kiểm soát và quản lý hoạt động của người lao động trong phạm vi hợp đồng.
+ Nghĩa vụ: Nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định liên quan đến cho thuê lại lao động; nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động; nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về công việc và điều kiện làm việc cho công ty được thuê.
- Công ty được thuê:
+ Quyền: Quyền nhận và sử dụng người lao động thuê từ công ty cho thuê lại; quyền yêu cầu và đề xuất và đề xuất các điều kiện hợp đồng lao động với công ty cho thuê lại; quyền yêu cầu công việc được thực hiện theo tiêu chuẩn và yêu cầu của công ty.
+ Nghĩa vụ: Nghĩa vụ tuân thủ các điều khoản hợp đồng lao động và các quy định pháp luật liên quan; nghĩa vụ trả lương, bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động theo thoả thuận; nghĩa vụ đảm bảo điều kiện công việc an toàn và vệ sinh.
- Người lao động:
+ Quyền: Quyền nhận công việc và lương thoả đáng theo hợp đồng lao động; quyền được đối xử công bằng và không bị kỳ thị trong quá trình làm việc; quyền bảo vệ về an toàn, sức khoẻ và quyền lợi cá nhân.
+ Nghĩa vụ: Nghĩa vụ thực hiện công việc và các nhiệm vụ được giao đúng theo hợp đồng lao động; nghĩa vụ tuân thủ các quy định nội quy và quy tắc của công ty được thuê; nghĩa vụ bảo vệ tài sản và bí mật thương mại của công ty được thuê.
4. Bên thuê lại lao động có được sử dụng người lao động thuê lại của doanh nghiệp chưa có Giấy phép hay không?
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 53 Bộ luật Lao động năm 2019 thì bên thuê lại lao động không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Như vậy, so với Bộ luật Lao động năm 2012 thì đây là quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019. Với quy định mới này sẽ đảm bảo được các yếu tố sau đây:
Một là, tuân thủ quy định doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động chỉ được thực hiện khi có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Hai là, bảo đảm chất lượng nguồn lao động cho người sử dụng lao động.
Ba là, tránh trường hợp lợi dụng việc cho thuê lại lao động để thực hiện hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến vấn đề bên thuê lại lao động có được sử dụng người lao động thuê lại của doanh nghiệp chưa có Giấy phép hay không, quý khách có thể tham khảo thêm bài viết có liên quan tại https://luatminhkhue.vn/ben-thue-lai-lao-dong-co-duoc-su-dung-nguoi-lao-dong-thue-lai-cua-doanh-nghiep-chua-co-giay-phep-hay-khong.aspx. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề người lao động hoặc có những thắc mắc liên quan đến những vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ hotline: 19006162 để được đội ngũ tư vấn viên tư vấn và giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng, kịp thời.
Luật Minh Khuê rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách!
Trân trọng!