tôi có thể lấy tên một tên khác với tên được ghi nhận trong giấy đăng ký kinh doanh không ? Cám ơn luật sư.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì công ty bạn muốn làm biển hiệu, tuy nhiên bạn muốn đặt tên biển hiệu khác với tên của công ty được ghi nhận trong giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với yêu cầu cảu bạn thì căn cứ theo quy định của Luật quảng cáo hiện hành thì biển hiệu quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh phải thể hiện nội dung sau:
Thứ nhất, về tên biển hiệu:
Biển hiệu của tổ chức, ca nhân kinh doanh phải có các nội dung sau:
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
+ Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Địa chỉ, điện thoại.
Theo quy định trên thì tên biển hiệu của bạn phải đảm bảo có tên cơ sở sản xuất, kinh donah theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại. Tuy nhiên, nếu như bạn có nhu cầu bạn có thể ghi tên thương hiệu của bạn ( chữ lớn) và tên công ty ( chữ nhỏ) trên biển hiệu thì vẫn phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai, chữ viết trên biển hiệu ( quy định tại điều 18 Luật quảng cáo 2012):
Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau: Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp biển hiệu sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Thứ ba, kích thước của biển hiệu quảng cáo:
Theo quy định khoản 3 điều 34 Luật quảng cáo thì kích thước của biển hiệu phải đáp ứng điều kiện sau:
Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh
....
3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Ngoài ra, biển hiệu của bên bạn không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê