Mục lục bài viết
1. Xây dựng đội ngũ tập thể sư phạm.
Việc xây dựng đội ngũ tập thể sư phạm là điều tiên quyết và quan trọng nhất. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và các bộ quản lý giáo dục cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình GD-ĐT. Bởi lẽ, hầu hết đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ, viên chức giáo dục các cấp đại học, bậc học có lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD các cấp học, bậc học được đặc biệt quan tâm, đổi mới từ nội dung, chương trình, phương thức tổ chức. Công tác xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GD-ĐT hợp lý hơn, gắn với giải pháp về biên chế sự nghiệp giáo dục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho việc bố trí, sử dụng đội ngũ ở các cấp học, cơ bản đáp ứng nhu cầu, yêu cầu về đội ngũ của địa phương, vùng miền.
Bên cạnh đó, giáo viên cần tự mình biết nâng cao điểm mạnh, khắc phục điểm yếu bằng việc tự mình tìm hiểu, nâng cao trình độ sư phạm của mình. Họ cần phải chủ động thay đổi tư duy phù hợp với từng giai đoạn của cuộc sống, tích cực trao dồi kiến thức giảng dạy, chính trị, pháp luật học hỏi và áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy để đem lại chất lượng giảng dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Ngoài vấn đề chủ quan của giáo viên, nhà trường cũng cần phải xem xét, đánh giá năng lực của từng giáo viên và sắp xếp phân công vị trí, chuyên môn phù hợp. Nhà trường nên tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên trao dồi kinh nghiệm như cho tham quan và thường xuyên đánh giá, kiểm tra chất lượng giáo dục. Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong lành mạnh cho giáo viên.
Tóm lại, Vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Nếu muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ giáo viên để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.Thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người giáo viên, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo.
>> Tham khảo: Mô hình giáo dục STEM là gì? Cách dạy học theo định hướng Stem ở tiểu học
2. Giải pháp về hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Thứ nhất, giáo viên cần xây dựng kỷ cương, nề nếp linh hoạt, có chừng mực trong giảng dạy.
Theo đó, giáo viên cần giáo dục nghiêm khắc và đúng cách đối với từng lứa tuổi học sinh và tính cách của từng học sinh. Giáo dục nghiêm khác ở đây không phải cố tỏ ra lạnh lùng và để học sinh phải sợ mà ở đây giáo viên cần có nhu có cương có nghĩa vừa là giáo viên dạy vừa là một người bạn với học sinh điều đó giúp cho học sinh không có nỗi sợ mỗi khi đi học. Mỗi giáo viên sẽ thể hiện sự khéo léo, tinh tế, áp dụng sự nghiêm khắc đó một cách linh hoạt, chừng mực cùng với sự bao dung, dịu dàng để học sinh cảm nhận được tình cảm của thầy cô mà chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo.
Bên cạnh đó, giáo viên cần thường xuyên tập huấn ban cán sự lớp, trong giờ sinh hoạt cần phải tổ chức hiệu quả và cần xem xét, đánh giá tất cả những đóng góp của học sinh; Theo dõi kết quả học tập của từng học sinh và giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn phát động phong trào “Kỷ cương -Tình thương -Trách nhiệm”. Qua đó vận động giáo viên chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn của nhà trường.
Thứ hai, giáo viên cần có chương trình dạy và kế hoạch cụ thể.
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường nên Hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở như: căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các chỉ thị của ngành, của địa phương, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình sao cho vừa đảm bảo chất lượng, vừa đảm bảo hoàn thành chương trình theo tinh thần chỉ đạo của ngành.
Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, giáo án (kế hoạch bài dạy) phải bảo đảm các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá, thiết bị dạy học và học liệu, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình dạy học. Việc xây dựng kế hoạch bài dạy bảo đảm đủ thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã đặt ra, tránh việc áp dụng hình thức, khuôn mẫu trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy.
Giáo viên phải xác định rõ các mục tiêu , kế hoạch giảng dạy, mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng.
Dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh, biện pháp khắc phục, biên chế nội dung chương trình cho cả năm học và cho tùng thời điểm, lập thời khóa biểu cho các khối lớp, phân phối chương trình.
Thứ ba, Làm cho bài giảng phòng phú hơn, giúp học sinh có hứng thú học và tiếp thu nhanh hơn.
Để làm được điều đó, giáo viên cần thiết kế bài dạy, chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên và việc lựa chọn đồ dùng dạy học của giáo viên, tạo các trò chơi cho học sinh tham gia....
Thứ sáu, Cần thực hiện nghiêm chỉnh giờ lên lớp của giáo viên.
Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu dạy học.
Trong nhà trường tiểu học hoạt động dạy và hoạt động học là hai hoạt động nó là hoạt động chính. Hiện nay quá trình dạy học chủ yếu đa số là diễn ra trong lớp học. Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy học cơ bản, trong đó giáo viên là người trực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm. Do vậy, giờ lên lớp thể hiện rõ nhất trách nhiệm và khả năng của giáo viên. Vì vậy giờ lên lớp của giáo viên cần thực hiện như:
- Tự xây dựng nền nếp giờ lên lớp, thực hiện kiểm soát giờ lên lớp bằng thời khóa biểu, bám sát vào phân phối chương trình, kiểm tra kế hoạch, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến giờ lên lớp, đảm bảo chế độ giờ lên lớp (23 tiết/tuần đối với GV chuyên, 20 tiết/tuần đối với GV chủ nhiệm lớp). Tránh trường hợp giáo viên bỏ lớp, giáo viên thực hiện không nghiêm túc chương trình (nhắc nhở, xử lý).
- Thực hiện tốt kỉ luật lao động trong nhà trường, khuyến khích việc giáo viên thực hiện tốt giờ lên lớp.
- Thực hiện chương trình đảm bảo đúng quy chế chuyên môn, quy định của ngành. Duy trì và thực hiện tốt giờ lên lớp.
Thứ bảy, Tổ chức các buổi dự giờ để nâng cao chất lượng học và dạy.
Dự giờ, thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên. Thông qua việc làm này giúp giáo viên rất nhiều trong công tác bồi dưỡng, phát triển chuyên môn, đặc biệt là trong đổi mới dạy học hiện nay.
Căn cứ vào điều lệ Trường tiểu học thì đối với giáo viên số tiết dự giờ ít nhất 1 tiết/tuần, đối với tổ chuyên môn ít nhất 2 tiết/tuần.
Mục địch của việc tổ chức dự giờ là nhằm kiểm tra trình độ, chuyên môn và việc học tập của giáo viên và học sinh. Điều này giúp giáo viên có cơ hội làm sâu sắc, phong phú thêm nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, tình cảm và trách nhiệm nghề nghiệp. Bên cạnh đó còn góp phần tăng cường và làm tốt hơn nữa việc quản lý dạy và học, thúc đẩy phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt", nâng cao chất lượng đào tạo.
Vậy, để công tác dự giờ có hiệu quả, trước khi dự giờ giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, xác định mục tiêu, xác định mảng kiến thức trọng tâm, lựa chọn phương pháp, đồ dùng dạy học, dự kiến được hết những tình huống có thể xảy ra trong quá trình dự giảng dạy.
Tiến hành dự giờ: khi dự giờ không trao đổi, làm việc riêng mà tập trung theo dõi hoạt động của thầy và trò, thông qua các hoạt động, hệ thống câu hỏi, câu trả lời và cách đánh giá, nhận xét học sinh của người dạy và của học sinh với học sinh.
>> Xem thêm: Kế hoạch dạy học là gì? Cách lập, xây dựng kế hoạch dạy học?
3. Giải pháp về tham gia kiểm tra- đánh giá kết quả việc học tập của học sinh.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những yêu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng và dạy.
Có rất nhiều phương pháp dành cho giáo viên khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp kiểm tra viết. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Giáo viên cần cân nhắc lựa chọn để phù hợp với tình hình học tập của học sinh cũng như phương pháp dạy chuyên biệt của giáo viên.
Giáo viên cũng cần có các buổi khảo sát để đánh giá năng lực của học sinh và phân loại tùy từng đối tượng như:
- Học sinh khuyết tật.
- Học sinh các biệt về đạo đức.
- Học sinh yếu.
- Học sinh có những năng lực đặc biệt.
- Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; học sinh khuyết tật; học sinh cá biệt về đạo đức:
Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. Đây cũng là một trong những biện pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học
* Đối với học sinh học yếu:
- Hỏi han, tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Trách phân biệt đối xử, hắt hủi những học sinh yếu khiến các em bị hắt hủi, nhụt trí và bị bạn bè xa lánh
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Nhờ những bạn giỏi hơn hỗ trợ các em ý học hành;
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp .
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp.
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
4. Giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Đây là mối quan hệ không thể thiếu trong việc giáo dục những bạn trẻ, hay trong nhà trường phổ thông đặt biệt là trong trường tiểu học. Nhà trường phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhằm huy động mọi lực lượng của cộng đồng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh. Các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Cụ thể: Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
>> Tham khảo: Bài thu hoạch xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh (Mô đun 4)
Trên đây là bài viết liên quan đến giáo dục của Luật Minh Khuê đưa ra. Hi vọng sẽ là thông tin hữu ích đến với khách hàng.