Mục lục bài viết
1. Ban hành quy định mới về tổ chức dạy học trực tuyến
Ngày 30/3/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là chương trình giáo dục phổ thông), bao gồm:
- Tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học) trực tuyến;
- Hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến;
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hoạt động dạy học trực tuyến được quy định như sau:
- Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
- Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tham dự giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác.
- Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.
2. Quy định về hạ tầng kỹ thuật dạy và học trực tuyến
Hạ tầng kỹ thuật dạy và học trực tuyến được quy định tại Chương III Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT bao gồm: Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin
Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến được sử dụng riêng hoặc kết hợp các phần mềm sau đây:
- Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp có các chức năng tối thiểu: Giúp giáo viên tổ chức triển khai dạy học trực tuyến trực tiếp để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh; giúp học sinh tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với giáo viên và những học sinh khác trong cùng một không gian học tập.
- Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có chức năng tối thiểu: Giúp giáo viên tổ chức lưu trữ, chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến tới học sinh; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh; cho phép học sinh truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác trong cùng không gian học tập; cho phép cơ sở giáo dục phổ thông quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương;
- Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến.
Việc dạy và học trực tuyến không thể thiếu hạ tầng công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau:
- Bảo đảm yêu cầu về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viên và học sinh truy cập, khai thác sử dụng các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến;
- Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến;
- Cơ sở giáo dục phổ thông có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên.
3. Một số lợi ích của việc dạy trực tuyến dành cho giáo viên
Những lợi ích hàng đầu của việc giảng dạy trực tuyến dành cho giáo viên bao gồm:
Nâng cấp kỹ năng kỹ thuật
Hình thức học trực tuyến sử dụng các công cụ eLearning đang mang lại nhiều lợi ích đối với cả giáo viên và học sinh. Việc áp dụng các công nghệ mới để giảng dạy một nhóm học sinh online có thể là một thách thức, nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội để phát triển các kỹ năng mới. Việc nắm bắt kiến thức về công nghệ không chỉ giúp giáo viên hiện đại hóa quy trình giảng dạy mà còn tạo ra những cơ hội học tập mới cho học sinh.
Kiến thức vững về các công cụ eLearning và các lớp học trực tuyến không chỉ mang lại lợi ích ngay trong thời gian học trực tuyến mà còn hỗ trợ giáo viên nếu họ quyết định chuyển trở lại phương pháp giảng dạy truyền thống. Hiểu biết sâu sắc về cách hoạt động của các nền tảng eLearning giúp tối ưu hóa trải nghiệm học tập và quản lý lớp học, đồng thời giữ cho giáo viên linh hoạt và sáng tạo trong quá trình giảng dạy.
Giao tiếp hiệu quả
Lớp học trực tuyến đã trải qua sự chuyển đổi lớn, từ những buổi học nhàm chán sang các buổi học năng động và tương tác. Điều này là kết quả của sự phát triển của các nền tảng trực tuyến, giúp xây dựng một môi trường giao tiếp hiệu quả giữa học sinh và giáo viên. Đôi khi, việc sử dụng bàn phím thay vì việc giao tiếp trực tiếp có thể giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình học và giúp họ dễ dàng tìm kiếm câu trả lời cho các thắc mắc.
Việc lưu trữ cuộc trò chuyện riêng tư vào nhật ký giúp học sinh có thể kiểm tra chúng bất cứ lúc nào để tìm thêm thông tin hoặc câu hỏi trong phần Hỏi đáp, tạo ra một nguồn tài nguyên hữu ích và dễ tiếp cận cho việc học và ôn tập. Điều này thúc đẩy sự linh hoạt và thuận tiện trong quá trình học trực tuyến.
Tính linh hoạt
Giảng dạy trực tuyến đồng thời thúc đẩy văn hóa lịch trình linh hoạt. Giáo viên có khả năng tổ chức lịch học linh hoạt để đáp ứng nhu cầu hướng dẫn riêng cho từng học sinh. Do việc giảng dạy trực tuyến giảm bớt yếu tố di chuyển, giáo viên có thể dành thêm thời gian cho gia đình và linh hoạt sửa đổi thời gian biểu hàng ngày mà không gặp khó khăn lớn.
Khả năng điều chỉnh lịch trình trở nên dễ dàng hơn, ngay cả trong những trường hợp có những cam kết cố định. Việc sắp xếp lại lịch học cho học viên trở nên thuận tiện hơn, nhất là khi một trong những lợi ích lớn nhất của học trực tuyến là khả năng tham gia từ bất kỳ đâu. Vì giáo viên trực tuyến là người quản lý môi trường làm việc của họ, việc duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và sự nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Điều này là một trong những lý do nâng cao giá trị của việc giảng dạy trực tuyến.
Xem thêm: Quy định pháp luật về việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến trong mùa dịch ?
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Đã ban hành quy định mới về tổ chức dạy học trực tuyến mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!