Mục lục bài viết
- 1. Khái quát chung
- 2. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp ngoại giao
- 2.1. Đàm phán trực tiếp
- 2.2. Trung gian
- 2.3. Ủy ban điều tra
- 2.4. Ủy ban hòa giải
- 3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động tư pháp, xét xử
- 3.1. Trọng tài quốc tế
- 3.2. Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ)
- 4. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Liên hợp quốc
1. Khái quát chung
Về Hiến chương Liên hợp quốc: Hiến chương Liên Hiệp Quốc được kí kết vào ngày 26 tháng 6 năm 1945 và chính thức có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo an. Hiến chương Liên Hợp Quốc là hiệp ước nền tảng của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh này, có vai trò như một bản hiến pháp đối với mỗi một quốc gia. Hiến chương quy định những nội dung khái quát, cơ bản nhất đối với một tổ chức như: nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức...Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đều bị ràng buộc bởi các điều khoản của hiến chương.
Tranh chấp quốc tế được hiểu là một trạng thái hay tình huống quốc tế mà trong đó các chủ thể tham gia có sự bất đồng, mâu thuẫn với nhau về quan điểm, có những đòi hỏi quyền lợi trái ngược nhau.
2. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp ngoại giao
2.1. Đàm phán trực tiếp
- Đàm phán trực tiếp là biện pháp cổ điển nhất nhưng cũng phổ biến nhất trong giải quyết các tranh chấp quốc tế
- Ưu điểm của biện pháp này
+ Thông qua đàm phán, các quan điểm, lập trường cũng như yêu sách cụ thể của mỗi bên được thể hiện rõ nhất trực tiếp nhất.
+ Hạn chế được ảnh hưởng, tác động của bên thứ 3 vào quan hệ tranh chấp
- Để có thể sử dụng các biện phấp tranh chấp khác, chẳng hạn như biện pháp xét xử, thì đàm phán có thể coi là giai đoạn bắt buộc. Trong giai đoạn đàm phán bắt buộc này, nghĩa vụ đàm phán không đồng nghĩa với nghĩa vụ phải đạt đến một kết quả nhất định, tiêu chí quyết định chính là thái độ thiện chí của mỗi bên
- Sau khi được cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên xác nhận, chấp nhận, kết quả của đàm phán sẽ có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên
2.2. Trung gian
- Trung gian là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hào bình với sự tham gia của bên thứ 3-bên không tham gai tranh chấp (có thể là cá nhân, quốc gia, nhóm quốc gia). Bên thứ 3 không chỉ vận động, thuyết phục các bên tranh chấp mà còn có thể đứng ra tổ chức đàm phán, tham gia đàm phán trực tiếp cung các bên tranh chấp. Đề xuất của bên thứ ba không có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp
- Trong quá trình đóng vai trò trung gian, bên trung gian có nghĩa vụ hành xử trên nguyên tắc trung thực. trung lập. Mặt khác, bên trung gian cũng có nghĩa vụ bảo mật các thông tin có được khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên tranh chấp
2.3. Ủy ban điều tra
- Ủy ban điều tra cũng là một hình thức tham gia của bên thứ 3 vào quá trình giải quyết một tranh chấp quốc tế
- Ủy ban điều tra không có vai trò trực tiếp trong việc tìm kiếm các giải pháp cho cuộc tranh chấp, mà chỉ giới hạn ở việc tìm kiếm, xác định những sự kiện, tình huống khách quan là nguyên nhân hay bối cảnh của tranh chấp.
- Các kết quả làm việc của Ủy ban điều tra được thể hiện trong một báo cáo gửi cho các bên tranh chấp và không có giá trị rang buộc đối với các bên.
2.4. Ủy ban hòa giải
- Việc sử dụng ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp quốc tế là một thực tiễn lâu đời trong quan hệ quốc tế. Ủy ban hòa giải quốc tế là một trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao có sự tham gia của bên thứ 3
- Nhiệm vụ của ủy ban hòa giải là xem xét toàn bộ các khía cạnh của vụ tranh chấp, trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp có tính khuyến nghị đới với các vụ tranh chấp cho các bên. Việc sử dụng ủy ban hòa giải để giải quyết tranh chấp không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên tranh chấp
- Về cơ chế hoạt động, ủy ban hòa giải có những điểm tương đồng với một cơ quan xét xử, tuy nhiên, đặc điểm đặc trưng cơ bản để ủy ban hòa giải không phải cơ quan xét xử là tính chất không ràng buộc của kết luận của nó. Giải pháp mà ủy ban này kiến nghị đối với vụ tranh chấp không có giá trị bắt buộc đối với các bên
3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động tư pháp, xét xử
3.1. Trọng tài quốc tế
Trọng tài quốc tế là một thiết chế giải quyết tranh chấp quóc tế mà thẩm quyền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp
Về thẩm quyền của trọng tài quốc tế:
- Thẩm quyền của trọng tài quốc tế xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên tranh chấp- Việc kí kết thỏa thuận trọng tài phải tôn trọng sự bình đẳng và tự nguyện của các bên. Giá trị pháp lí của thỏa thuận trọng tài được xem xét giống như khi xem xét giá trị pháp lí của một điều ước quốc tế
- Thông thường, trọng tài chỉ giải quyết các tranh chấp pháp lí. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng trọng tài có thể được các bên yêu cầu giải quyết một tranh chấp chính trị. Trong trường hợp đó, trọng tài có thể dựa trên nguyên tắc công bằng, để giải quyết tranh chấp
Cách thức tổ chức của trọng tài quốc tế:
- Có 2 hình thức tổ chức là: trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực:
+ Trong trọng tài vụ việc, việc lựa chọn trọng tài viên, thành lập hội đồng trọng tài, xác định các quy định tố tụng trọng tài hoan toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên
+ Trong trọng tài thường trực, các vấn đề này được quy định trong điều lệ, quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài.
- Thiết chế trọng tài quốc tế thường trực tiêu biểu nhất là Tòa trọng tài thường trực có trụ sở tại La Haye. Tòa trọng tài La Haye không có cơ quan xét xử thường trực nào, mà thay vào đó là danh sách các trọng tài viên được chỉ định bởi các quốc gia thành viên của các công ước La Haye năm 1899 và năm 1907.
- Một thiết chế trọng tài quốc tế thường trực khác là Tòa trọng tài quốc tế về luật biển. Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển là một trong những cơ quan trọng tài, tòa án có thể được các nước thành viên công ước Luật biển 1982 lựa chọn làm cơ quan giải quyết tranh chấp. Cũng như tòa trọng tài thường trực La Haye ; tòa trọng tài quốc tế về Luật biển không thực sự là một thiết chế thường trực. Thay vào đó là danh sách các trọng tài viên do các quốc gia thành viên đăng kí với Tổng Thư Kí Liên hợp quốc.
- Một hội đồng trọng tài luôn luôn có số lượng trọng tài viên ở số lẻ.
Tố tụng và giá trị phán quyết của trọng tài quốc tế:
- Các quy tắc tố tụng của trọng tài quốc tế hoàn toàn do các quốc gia tranh chấp quyết định nếu đó là một hội đồng trọng tài vụ việc. Nếu vụ việc được giải quyết bởi một tổ chức trọng tài thường trực, hội dồng trọng tài áp dụng các quy tắc tố tụng quy định trong quy chế, điều lệ tố tụng của tổ chức trọng tài.
- Về nguyên tắc, các phán quyết của trọng tài quốc tế có giá trị trung thẩm
- Phán quyết của trọng tài quốc tế chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên trong tranh chấp đã chấp nhận thẩm quyền của trọng tài. Phán quyết của trọng tài quốc tế giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia chỉ được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của các bên
- Việc một quốc gia không thực hiện phán quyết có hiệu lực của trọng tài được coi là hành vi vi phạm một nghĩa vụ pháp lí quốc tế
3.2. Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc (ICJ)
(1) Về vị trí pháp lý: Tòa án công lý quốc tế là một trong 6 cơ quan chính của Liên hợp quốc, được thành lập năm 1945 trên cơ sở kế thừa Tòa án Thường trực quốc tế của Hội quốc liên và hoạt động theo quy chế một bộ phận không tách rời của Liên hợp quốc
(2) Về tổ chức của tòa án:
+ Gồm 15 thẩm phán độc lập, được bầu bởi đại hội đồng Liên hợp quốc trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng Bảo an, với nhiệm kì 9 năm có thể tái nhiệm
+ Thành phần Thẩm phán phải đảm bảo có đại diện của các hình thức văn minh chủ yếu và các hệ thống pháp luật cơ bản
+ Thẩm phán của tòa án công lý quốc tế hoạt động độc lập, họ chỉ nhân danhh Toàn án công lý quốc tế chứ không nhân danh và khoog đại diện cho quốc gia mà họ là công dân
+ Tòa án có ban thư kí đứng đầu là Chánh thư kí. Ban thư kí của tòa có trách nhiệm thực hiện các hoạt động có tính hành chính, tác nghiệp tư pháp của tòa
(3) Về thẩm quyền của Tòa án: Tòa án công lý quốc tế có hai thẩm quyền chính là: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn. Ngoài ra, Tòa còn có các thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp:
- Tòa có thẩm quyền áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp pháp lí giữa các quốc gia, nếu các quốc gia đồng ý với thẩm quyền của Tòa. Sự đồng ý chấp thuận thẩm quyền của Tòa của tất cả các bên tranh chấp là cơ sở pháp lí duy nhất để Tòa có thể xác lập thẩm quyền của mình đối với một tranh chấp cụ thể. Điều này hoàn toàn phù hợp với một trong những nguyên tắc quan trọng của luật pháp quốc tế: không một quốc gia nào bị buộc phải mang tranh chấp của mình với quốc gia khác ra cơ quan tào phán quốc tế để giải quyết khi không có sự đồng ý của quốc gia đó
- Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện bằng nhiều cách như được quy định ở khoản 1-5 của Điều 36 Quy chế Tòa. Các quốc gia có thể chấp nhận thẩm quyền của Tòa thông qua việc tham gia vào điều ước quốc tế có quy định phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Các quốc gia có thể tại bất kì thời điểm nào đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Các quốc gia có kí kết thỏa thuận đặc biệt để chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp cụ thể sau khi tranh chấp phát sinh.
- Về thẩm quyền cho ý kiến tư vấn: Là thẩm quyền chỉ có ở các tòa án thường trực như Tòa ICJ mà không hề có ở các tòa trọng tài vụ việc. Cơ sở pháp lí để Tòa ICJ có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn là Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc và các quy định tại chương IV, từ Điều 65 đến Điều 68 Quy chế của Tòa án:
+ Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an của Liên hợp quốc có quyền tự mình yêu cầu ý kiến tư vấn của tòa án. Trong trường hợp này, Tòa có thẩm quyền tư vấn về tất cả các vấn đề của luật quốc tế
+ Các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc được yêu cầu ý kiến tư vấn của Tòa nếu có sự cho phép của Đại hội đồng.
Mặc dù các cơ quan, tổ chức có quyền xin ý kiến tư vấn của Tòa, nhưng Tòa cũng có quyền từ chối không cho ý kiến tham vấn (trường hợp này rất hạn hữu). Việc từ chối này chỉ có thể khi Tòa xét thấy có lí do xác đáng để từ chối.
- Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
+ Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định ở Điều 41 Quy chế Tòa. Theo Điều 41, Tòa có quyền đưa ra,nếu hoàn cảnh yêu cầu, bất kì biện pháp khẩn cấp tạm thời nào nhằm bảo đảm quyền của bất kì bên nào trong tranh chấp. tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
+ Điều kiện để Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Tòa có thẩm quyền prima facie đối với vụ việc; Quyền mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm phải ít nhất có cơ sở; Có mối liên hệ giữa quyền đó và biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được yêu cầu áp dụng; Thực sự có nguy cơ gây tổn hại không thể khắc phục đối với quyền của bên yêu cầu, và Tình huống có tính khẩn cấp.
+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực ràng buộc đối với các bên.
(4) Quy tắc tố tụng của tòa án
- Thủ tục tố tụng của Tòa được quy định rất chặt chẽ thher hiện trong Quy chế (chương III) và nội quy của Tòa án
- Việc giải quyết một vụ việc trước Tòa được thực hiện qua 2 giai đoạn tố tụng:
+ Giai đoạn tố tụng viết
+ Giai đoạn tranh tụng trước Tòa
- Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp, Tòa có quyền hạn quyết định khá lớn liên quan đến các vấn đề tố tụng như: quyết định về thời hạn mà mỗi bên phải tuân thủ, quyết định biện pháp điều tra hay yêu cầu ý kiến chuyên gia, nhân chứng...
(5) Phán quyết của Tòa án
- Quyết định của Tòa án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên trong vụ tranh chấp và có hiệu lực chung thẩm
- Phán quyết của Tòa án chỉ có giá trị đối với vụ việc được giải quyết và chỉ có hiệu ực đối với các bên tranh chấp
4. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Liên hợp quốc
- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế phổ cập được lập ra với nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng Kinh tế-xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án công lí quốc tế; Ban thư kí. Đều có chức năng tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế
- Về đại hội đồng
+ Vai trò của Đại hội đồng, chủ yếu là thực hiện các hoạt động và các giải pháp mang tính ngoại giao như “lưu ý”, “kiến nghị” các bên tranh chấp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế có liên quan giữa họ với nhau.
+ Các giải pháp này cũng không có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp tuân thủ, thi hành
+ Trên thực tiễn hoạt động, việc thảo luận trước Đại hội đồng không có khả năng giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với lãnh thổ
- Về Hội đồng Bảo an
- khi có tranh chấp quốc tế phát sinh, các quốc gia thành viên hay không là thành viên Liên hợp quốc đều có quyền yêu cầu Hội đồng Bảo an giải quyết tranh chấp có liên quan; nếu quốc gia này thừa nhận trước những nghĩa vụ giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp như Hiến chương Liên hợp quốc quy định, để kết thúc vụ tranh chấp đó
- Theo điều 24 của Hiến chương Liên hợp quốc, hội đồng bảo an chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Đồng thời, Hội đồng bảo an cũng là cơ quan duy nhất có quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể xảy ra, dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc gây ra tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không
- Trong bất kì giai đoạn nào của vụ tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế hoặc tình thế tương tự, hội đồng bảo an có thẩm quyền kiến nghị với các bên liên quan những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng để giúp các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp
- Như vậy, hội đồng bảo an chỉ tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp quốc tế với điều kiện nếu đó là các tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Một số biện pháp mà hội đồng bảo an có thể sử dụng: trung gian; hòa giải; ủy ban điều tra; ủy ban hòa giải
- Đối với tổng thư kí Liên hợp quốc
Tổng thư kí Liên hợp quốc hoạt động với tư cách là viên chức cao cấp nhất của Liên hợp quốc, trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng; Hội đồng bảo an; Hội đồng kinh tế-xã hội; Hội đồng quản thác lãnh thổ
Trên thực tế, Tổng thư kí Liên hợp quốc có thể tham gia vào tiến trình giải quyết tranh chấp với tư cách đại diện, thay mặt Liên hợp quốc làm trrung gian hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê