Luật sư tư vấn:

Vấn đề Bạn quan tâm, tìm hiểu - Luật Minh Khuê xin đưa ra một tình huống pháp lý dựa trên các án lệ đã được công bố để bạn có thể tham khảo và vận dụng như sau:

Trong một vụ án tranh chấp hợp đồng cho vay theo Quyết định Giám đốc thẩm số 14/2015/KDTM-GĐT ngày 21/5/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốì cao (Xem: Phụ lục (Vụ án thứ 2): Quyết định Giám đốc thẩm số 14/2015/KDTM-GĐT ngày 21/5/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA (nguyên đơn) và ông Nguyễn Vũ A - bị đơn). Tòa án các cấp vận dụng không thống nhất quy định về hiệu lực giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng cho vay, từ đó ban hành những phán quyết mâu thuẫn, không đúng quy định pháp luật.

Nội dung vụ án được tóm lược như sau:

Ngày 17/11/2010 Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA cho ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th vay 450.000.000 đồng theo Hợp đồng tín dụng số TD08/0031/ThP ngày 29/01/2008 để mua xe tải. Tài sản bảo đảm cho khoản vay này gồm có:... Quyền sử dụng 57,6m2 đất (nhà có diện tích 51,5m2) theo Hợp đồng thế chấp số ThP08/020/HĐBĐ ngày 21/01/2008 được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm của ông Lê Quốc D và bà Lê Thị Lan A. Tài sản trên có giá trị bảo đảm là 280.000.000 đồng. Hợp đồng không ghi tài sản bảo đảm cho khoản vay là bao nhiêu mà chỉ ghi: “Nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện theo quy định tại các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng ký kết giữa bên vay vốn và bên nhận thế chấp”... Do bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn nên ngân hàng đã kiện, đưa tranh chấp ra Tòa án.

Theo Bản án sơ thẩm số 21/2011/KDTM-ST ngày 23/5/2011, Tòa án nhân dân tỉnh ĐN quyết định: Buộc ông A và bà Th phải trả cho ngân hàng tổng số" tiền là 110.224.339 đồng và lãi suất phát sinh. Tài sản bảo đảm, nhà và đất theo Hợp đồng thế chấp sốThP08/020/ HĐBĐ ngày 21/01/2008 được phép phát mãi để thi hành án... Ngày 03/6/2011, ông Lê Quốc D và bà Lê Thị Lan A (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) kháng cáo. Tại Bản án phúc thẩm số 147/2011/KDTM- PT ngày 13/9/2011, Tòa án nhân dân tố cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh) đã tuyên xử: Chấp nhận kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm tuyên bố vô hiệu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Giám đốc thẩm khi thẩm tra, xét xử đã chỉ ra những sai sót của tòa án cấp dưới, đồng thời đưa ra những đánh giá, quyết định như sau: Quá trình giải quyết tranh chấp trước khi ngân hàng khởi kiện ra tòa án, ông D, bà A thừa nhận đã sử dụng số tiền 90.000.000 đồng trong số 450.000.000 đồng tiền vay nói trên và cam kết trả nợ. Tài sản bảo đảm của ông D, bà A trị giá 280.000.000 đồng, trong hợp đồng thế chấp không ghi phạm vi bảo lãnh cụ thể là bao nhiêu mà chỉ ghi “Nghĩa vụ được bảo đảm theo hợp đồng tín dụng...”. Do đó, Tòa án đã áp dụng khoản 1 Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2005 tuyên buộc bên bảo lãnh (ông D, bà A) phải chịu trách nhiệm đối với số tiền họ đã sử dụng là 90.000.000 đồng và khoản tiền lãi phát sinh.

Một số bình luận, đánh giá:

Những viện dẫn của Tòa án minh chứng cho thấy: Các cấp Tòa án không giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo đảm (tiền vay) độc lập, riêng lẻ như một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản bảo đảm mà giải quyết trong cùng vụ án tranh chấp hợp đồng cho vay. Theo tác giả, quan điểm này là phù hợp với việc xác định phạm vi nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ bảo đảm. Từ yêu cầu bảo đảm quyền chủ động xử lý tài sản theo Nghị quyết số 42/2017/QH14, pháp luật hiện hành còn cho phép Tòa án có thể giải quyết yêu cầu nắm giữ tài sản bảo đảm (theo thủ tục rút gọn) như một vụ án độc lập nhằm giúp cho tổ chức tín dụng nhanh chóng thực hiện các quyền xử lý tài sản bảo đảm (khoản 1 Điều 8 của Nghị quyết số 42/2017/QH14). Theo đó, chỉ khi phát sinh nghĩa vụ thanh toán theo quy định, mới ràng buộc trách nhiệm của bên bảo đảm (vụ án này bên bảo đảm là ông D và bà A).

Kết quả xét xử của Tòa án ở tình huống trên cho thấy có sự khác biệt trong cách vận dụng pháp luật về hiệu lực của giao dịch bảo đảm, và trong quan hệ pháp lý đối với hợp đồng cho vay như sau: Tòa án cấp phúc thẩm thừa nhận phạm vi bảo đảm không thể hiện rõ áp dụng cho khoản tiền vay cụ thể nào, nên không xác định trách nhiệm cụ thể của bên bảo lãnh là ông D và bà A. Tuy nhiên, cấp Giám đốc thẩm sau đó đã tuyên buộc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với số tiền thực tế đã nhận, thay vì đối với toàn bộ tài sản bảo đảm như tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên.

Quan điểm này của cấp Giám đốc thẩm (Tòa án nhân dân tối cao), đã dựa trên ý chí của bên bảo lãnh biết được phạm vi trách nhiệm của mình khi đứng ra cam kết bảo lãnh. Ngay cả khi hợp đồng bảo đảm không thể hiện rõ phạm vi bảo đảm, cũng không thể miễn trừ các trách nhiệm. Từ đó, tòa tuyên buộc ông D và bà A phải thực hiện thay nghĩa vụ bằng tài sản đối với số tiền thực tế họ đã nhận (bao gồm cả tiền lãi phát sinh), thay vì bằng toàn bộ giá trị tài sản bảo đảm là có những căn cứ pháp lý, đúng quy định tại khoản 1, Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2005 (nay là khoản 1, Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015) về bảo đảm nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại.

Phán quyết của Tòa án cấp Giám đốc thẩm trong vụ án điển hình này có những lập luận, căn cứ pháp lý tương đối đầy đủ, nhưng không phải lúc nào việc giải quyết tranh chấp, xác định phạm vi bảo đảm tiền vay cũng thuận lợi. ở tình huống pháp lý này, bên giao kết hợp đồng bảo lãnh là ông D và bà A đã nhận một phần khoản tiền vay. Nghĩa là, họ (bên bảo lãnh) đã ý thức trách nhiệm về phạm vi bảo đảm của mình nên đương nhiên phải gánh chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra.

Hợp đồng bảo đảm thông thường phải trải qua trình tự, thủ tục giao dịch phức tạp, khi đó mới có hiệu lực. Trên thực tế, các cán bộ tín dụng thường chủ quan, tin tưởng bên vay, lược bỏ qua các bước thủ tục này dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng. Chẳng hạn, trong một vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án đã tuyên cam kết thế chấp tài sản của bên vay bị vô hiệu, vì tài sản này đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm cho một khoản vay tại một ngân hàng khác trước đó.

Theo Quyết định Giám đốc thẩm số 25/2015/KDTM-GĐT ngày 06/11/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng”, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chung quan điểm cho rằng: Ngân hàng được quyền yêu cầu phát mại... toàn bộ máy móc thiết bị và công trình trên đất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn rượu VPh là không đúng và không thể thi hành được. Lý do: Công ty rượu VPh chỉ mới ký cam kết thế chấp trong các Phụ kiện nhận nợ và trả nợ. Công ty rượu VPh đã đem ”Công trình xây dựng của nhà máy sản xuất...” và “toàn bộ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất...” thế chấp cho một ngân hàng khác, được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm đúng pháp luật (Xem: Phụ lục - Vụ án thứ 5).

Theo tình huống hy hữu này, mặc dù bên vay có cam kết bảo đảm khoản vay bằng văn bản, nhưng bên cho vay tự tin, không kiểm tra, thực hiện đúng trình tự thủ tục của giao dịch bảo đảm tài sản là trái pháp luật, ngân hàng phải gánh chịu những thiệt hại khá lớn do giao dịch bảo đảm bị vô hiệu.

Cam kết thế chấp ở trường hợp này có những khác biệt so với cam kết do bên thứ ba đơn phương phát hành dưối dạng văn bản ghi rõ phạm vi, trách nhiệm bảo lãnh một khoản vay cụ thể. Hình thức cam kết bảo lãnh của bên thứ ba không qua thủ tục công chứng, chứng thực bắt buộc nhưng văn bản cam kết này vẫn ràng buộc trách nhiệm của bên bảo lãnh (khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015). Hình thức bảo đảm này cũng được ghi nhận trong thực tiễn pháp luật của các nước. Chẳng hạn, theo các luật gia Đức thì đây là cam kết với chủ nợ của một người thứ ba, phổ biến trong quan hệ giữa người vay tín dụng với chủ nợ là một tổ chức tín dụng, được đặt ra nhằm mục đích bổ sung, tăng cường nghĩa vụ hoàn trả tiền vay. Do đó, người cam kết bảo lãnh thanh toán nợ vay bắt buộc phải có uy tín (tín nhiệm), có năng lực tài chính khả thi để được ngân hàng tin tưởng lựa chọn thực hiện biện pháp bảo đảm này.

Qua các vụ “đại án” gần đây có liên quan đến hoạt động cho vay ngân hàng, nổi lên tình trạng xác lập giao dịch vay thông qua các công ty “bình phong” để ngân hàng nhận tài sản bảo đảm có nguồn gốc chiếm hữu trái pháp luật, đẩy rủi ro, thiệt hại về phía ngân hàng.

Những hành vi vi phạm này gắn với trách nhiệm xử lý tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự. Trong đó, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt (dùng bảo đảm khoản vay - vật chứng vụ án), là ưu tiên trong chính sách xử lý tội phạm tham nhũng, kinh tế của Nhà nước.

Xét trên khía cạnh pháp lý, xử lý vật chứng một cách trọn vẹn, có trách nhiệm là quá trình áp dụng các quy định điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hình sự và dân sự. Quan hệ này luôn phát sinh những mâu thuẫn, ranh giới về trách nhiệm giữa các chủ thể, giữa trật tự lợi ích công với lợi ích tư, nên việc phân định quyền ưu tiên khi xử lý là cần thiết. Theo Điều 14 Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã phác thảo sơ bộ, trên nguyên tắc, ưu tiên xử lý vật chứng cho đến khi đạt được đầy đủ chứng cứ, và chỉ khi “không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án” mối tiến hành giao trả (ngâri hàng) là có cơ sở, thuyết phục. Hoạt động này trên lý thuyết có thể được tiến hành từ giai đoạn trước khi có kết luận điều tra để đáp ứng yêu cầu xử lý tài sản nhanh chóng, tránh tình trạng bị chuyển nợ quá hạn kéo dài, gây thiệt hại cho người vay, thông thường cũng chính là chủ sở hữu tài sản bảo đảm. Song những mâu thuẫn trong quan điểm xử lý vật chứng là tài sản bảo đảm vẫn còn xảy ra trên thực tế:

Ví dụ: Dự thảo án lệ số 03/2019 (Nội dung dự thảo án lệ: Bị cáo dùng tài sản thế chấp làm phương tiện phạm tội mà bên nhận thế chấp không có lỗi trong việc để bị cáo sử dụng tài sản đó làm phương tiện phạm tội), theo Bản án số 30/2019/HS-PT ngày 25/4/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh G đang được ngành Tòa án trưng cầu, lấy ý kiến. Trong vụ án này, Dự thảo nhìn nhận hị cáo p sử dụng chiếc ô tô nhãn hiệu KIA SEDONA biển số 68A-084.97 thuộc sở hữu của mình, đang thế chấp hợp pháp để bảo đảm khoản nợ vay của Ngân hàng A nên giải pháp án lệ đưa ra là: xử lý bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ vay, phần giá trị còn lại tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Với giải pháp trên, dự thảo đề cập việc thu hồi phần chênh lệch (nếu có) sau khi ưu tiên xử lý nợ của tổ chức tín dụng là đúng. Dự thảo đi ngược lại chủ trương giao tài sản bảo đảm (xe ôtô) cho tổ chức tín dụng nhận bảo đảm ngay khi hoàn tất hồ sơ vật chứng (có thể thực hiện ngay từ giai đoạn điều tra). Các cơ quan tố tụng kể cả Tòa án có những sai sót ngay từ lúc tiếp cận vật chứng dưới góc độ phương tiện thực hiện tội phạm, từ đó hình thành, xây dựng quan điểm pháp lý như dự thảo án lệ là che lấp trách nhiệm hoàn trả tài sản, kéo dài nợ quá hạn, thậm chí nguy cơ gây thiệt hại tài sản đối với tài sản dễ tiêu hao, hư hỏng, không thu hồi đầy đủ nợ của ngân hàng, nếu phải qua trình tự xét xử, thi hành án kéo dài.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn... Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.