Làm rõ một số khái niệm

Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau về khái niệm nhà nước. Trải qua các thời đại khác nhau, nhận thức, quan điểm về vấn đề này ngày càng thêm phong phú. Tuy nhiên, do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, năng lực nhận thức khác nhau, lại bị chi phối bởi yếu tố lợi ích, quan điểm chính trị..., vì vậy có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước.

Theo Lênin, nhà nước sinh ra để thực hiện sự thống trị giai cấp:

“Nhà nước là bộ máy dùng đế duy trì sự thong trị của giai cấp này đối với giai cấp khác”.

Trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, ông còn nhấn mạnh:

“Nhà nước theo đủng nghĩa của nó, là bộ mảy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác ”.

Là một hình thức tổ chức của con người, nhà nước không đồng nhất với xã hội, nó chỉ là một bộ phận của xã hội. Nhà nước bao gồm những người không tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp, nó được tổ chức ra để quản lí xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội. Sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yếu trước nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Nhà nước được xem như cơ quan quyền lực tối cao của xã hội nhưng lại bị chi phối bởi những kẻ mạnh, lực lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện việc điều hành các hoạt động chung của xã hội, vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình.

Nhà nước cũng không hoàn toàn đồng nhất với quốc gia, nó chỉ là một trong ba yếu tố hợp thành quốc gia. Mặc dù nhà nước và pháp luật có sự gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, tuy nhiên đó là hai hiện tượng khác nhau, do vậy về mặt nhận thức, không thể đồng nhất nhà nước và pháp luật.

Từ những phân tích nêu trên, có thể định nghĩa: Nhà nước là tổ chức quyển lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lỉ xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

Quy định chung về sở hữu toàn dân

Sở hữu toàn dân là hình thức cao nhất của sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và tài sản khác thuộc về nhà nước - người đại diện chính thức của nhân dân. Chế độ sở hữu toàn dân cùng với chế độ sở hữu tập thể hợp thành chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và là nền tảng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, sở hữu toàn dân có chủ thể duy nhất là Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, được gọi là sở hữu nhà nước. Khách thể của sở hữu toàn dân bao gồm: đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời; phần vốn và đất do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước (Điều 17 Hiến pháp năm 1992).

2. Nội dung sở hữu toàn dân là gì ?

Nhà nước là chủ thể đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nước ta, nên Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có những quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

2.1 Quyền chiếm hữu

Các tổ chức, công dân thực hiện quyền chiếm hữu bằng cách chiếm giữ trực tiếp hoặc chiếm giữ pháp lí, còn Nhà nước lại đại diện thực hiện quyền chiếm hữu tài sản toàn dân bằng cách ban hành các văn bản pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định thể lệ kiểm kê tài sản định kì và đột xuất để kiểm tra tài sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định này.

Hàng năm hoặc hàng quý, Nhà nước tiến hành kiểm tta tài sản, vật tư, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vốn và việc sử dụng vốn... mà Nhà nước đã giao quyền quản lí, sử dụng. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao... sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, Nhà nước trao cho các cơ quan chức năng của Nhà nước theo hệ thống dọc (bộ, ngành) hoặc cơ quan quản lí hành chính theo địa hạt trực tiếp ban hành các văn bản như Chỉ thị, Thông tư, Quy định về việc sử dụng các loại tài sản giao cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Nhà nước đại diện thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân bằng cách ban hành các văn bản pháp luật quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản được Nhà nước giao cho.

2.2 Quyền sử dụng

Với tư cách là người đại diện của chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất quan trọng, Nhà nước có quyền khai thác công dụng những tài sản đó như bất kì một chủ thể nào đối với tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, việc khai thác những lợi ích từ tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân cũng khác với quyền sử dụng của các chủ thể khác. Nhà nước khai thác lợi ích từ tài sản theo quy định của pháp luật và theo một kế hoạch nhất định. Nhà nước thành lập những cơ quan quản lí tài sản như quản lí hành chính kinh tế hoặc quản lí sản xuất, kinh doanh. Tuỳ từng tính chất của loại doanh nghiệp và tuỳ loại tài nguyên thiên nhiên mà Nhà nước giao cho các cơ quan khác nhau quản lí như: Đất đai được giao cho Bộ tài nguyên và môi trường quản lí. Rừng, chim, thú rừng giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hoặc Nhà nước thành lập các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn và tổ chức quản lí, giao cho doanh nghiệp này một số tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích nhàm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định được Nhà nước giao.

Đe khai thác công dụng của các tư liệu sản xuất quan trọng, Nhà nước giao quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân trong một thời gian lâu dài và ổn định. Đối với đất đai, Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao như: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, được bán những thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao khi còn sử dụng. Khi chuyển quyền sử dụng đất phải tuân theo các trình tự thủ tục do BLDS và luật đất đai quy định. Tuy nhiên, đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, vì vậy, những tổ chức, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện các chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ và cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất đai hợp lí, đúng mục đích, tiết kiệm, không được làm đất suy kiệt độ phì nhiêu, bạc màu.

Đổi với các loại tài nguyên khác Nhà nước giao cho các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước để thực hiện nhiệm vụ nhất định hoặc có thể cho các chủ thể khác nhận khoán, thuê, thuê khoán... nhằm khai thác công dụng của các tài nguyên. Các quyền lợi hợp pháp của các chủ thể cũng được pháp luật bảo vệ.

Tóm lại, quyền sử dụng tài sản được Nhà nước chuyển giao cho các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước để quản lí và khai thác công dụng; hoặc được Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự hay thủ tục hành chính nhất định. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lọi cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân và các chủ thể khác sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước một cách tiết kiệm, đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời nghiêm trị những hành vi gây thiệt hại đối với tài sản đó hoặc làm suy kiệt, hủy hoại mồi trường.

2.3 Quyền định đoạt

Cũng như các chủ thể khác, đây là quyền định đoạt tài sản về mặt pháp lí và là quyền năng cơ bản của sở hữu. Nhà nước đại diện định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân bằng nhiều phương thức khác nhau. Nhà nước có thể chuyển giao tài sản cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân... những chủ thể này được quyền sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà nước thành lập những cơ quan quàn lí nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn do pháp luật quy định.

Để thực hiện quyền định đoạt, Nhà nước ưao cho các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương quyền được định đoạt một phần trong phạm vi quyền sở hữu đất đai. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cũng đồng thời có thẩm quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước về mục đích sử dụng của từng loại đất, bảo vệ đất...

Ngoài việc các cơ quan quản lí nhà nước ở trung ương và địa phương thực hiện quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân, các cơ quan nhà nước còn trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản cho tổ chức, cá nhân trong phạm vi quyền hạn của mình, Nhà nước còn cho phép các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập thực hiện một phần quyền định đoạt đó. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có quyền mua, bán phương tiện, nguyên liệu, máy móc, vật tư, hàng hoá... để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động công ích và để thực hiện các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao. Ngoài các quyền trên, các tổ chức này (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích) còn có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyên quản lí của doanh nghiệp, trừ những thiết bị nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lí của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Nhà nước đại diện thực hiện quyền sở hữu trực tiếp thông qua các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lí nhà nước hoặc gián tiếp thông qua các doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích do Nhà nước thành lập và được Nhà nước giao cho quyền quản lí, sử dụng, định đoạt tài sản.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đại diện Nhà nước thực hiện quyền của Nhà nước với đất đai

Quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống các CQNN được trao quyền: Điều 21 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể là các cơ quan sau:

- Quốc hội: Ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

- HĐND các cấp: Thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương theo thẩm quyền do Luật Đất đai quy định; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.

- Chính phủ, UBND các cấp: Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai theo thẩm quyền do Luật Đất đai quy định.

NN thực hiện các quyền của mình với tư cách là đại diện CSH về đất đai được quy định tại Điều 13 LDD2013

(1) Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(2) Quyết định mục đích sử dụng đất (Điều 14); thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

(3) Quy định về hạn mức sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất (Điều 15): Hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận QSDĐ ở và hạn mức nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp. Thời hạn sử dụng đất gồm các hình thức đất được sử dụng ổn định lâu dài và đất sử dụng có thời hạn.

(4) Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất (Điều 16):

- Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

- Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

(5) Quyết định giá đất (Điều 18): Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.

(6) Quyết định trao QSDĐ cho người sử dụng đất (Điều 17), thông qua các hình thức:

- Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;

- Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

- Công nhân QSDĐ.

(7) Quyết định chính sách tài chính về đất đai (Điều 19): Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai và điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

(8) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 20): Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.