1. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thuế giá trị gia tăng

Do điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện quản lí thuế của hệ thống cơ quan thu ngày càng ổn định, đáp ứng được cơ bản yêu cầu áp dụng thuế giá trị gia tăng tại một quốc gia, Luật thuế giá trị gia tăng đã được chính thức ban hành, thay thế Luật thuế doanh thu. Cho đến nay, đã có một sô văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng được ban hành:

- Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thông qua ngày 11/4/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.

Việc áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng với đối tượng điều chỉnh rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, góp phần cho kinh tế phát triển và ổn định, nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng là nguồn thu chiếm tỉ ưọng lớn (Nguồn thu từ thuế giá tộ giá tăng ttở thành nguồn thu chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm khoảng ttên 20% tổng thu từ thuế, phí, lệ phí và có tốc độ tăng); mặt khác tăng cường trách nhiệm quản lí của các chủ thể kinh doanh và toàn xã hội.

Qua 4 năm áp dụng, Luật thuế giá trị gia tăng đã bộc lộ một số nhược đỉểm cơ bản cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhược điểm cơ bản có thể chỉ ra là những quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, chênh lệch khi quy định các mức thuế suất và vấn đề khấu trừ thuế.

- Luật sửa đổi một số điều Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thông qua năm 2003. Điểm mới cơ bản của Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi thể hiện ở một số nội dung: về đối tượng nộp thuế, đối tượng không nộp thuế; về giá tính thuế; về thuế suất; về những quy định liên quan đến khấu trừ thuế và hoàn thuế; về hoá đơn chứng từ; về thủ tục kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng; thẩm quyền sửa đổi danh mục hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế hoặc thuộc diện chịu thuế yới mức thuế sất nhất định.

Năm 2008, để đáp ứng nhu cầu mới của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế giá trị gia tăng nói riêng và hệ thống pháp luật thuế nói chung, ngày 3/6/2008 Quốc hội đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng thay thế cho các quy định trước đây về vấn đề này.

- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013.

- Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.

- Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lí thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.

- Nghị định của Chính phủ số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2013; Nghị định của Chính phủ số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

- Nghị định của Chính phủ số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

- Các thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lí điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng có hệ thống, bao gồm văn bản luật đến các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù vậy, hệ thống các vãn bản điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng không thực sự ổn định.

Điều này cũng là phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, nhưng trong chừng mực nhất định, cũng gây ra khó khăn cho đối tượng áp dụng.

2. Sự kiện pháp lý

Xuất phát từ hoạt động quản lí, thu nộp thuế, quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm nhiều nhóm quan hệ cụ thể khác nhau. Chúng có đặc điểm chung: đều gắn với nghĩa vụ cuối cùng của chủ thể nộp thuế là chuyển một số tiền thuế cho Nhà nước và quyền của cơ quan quản lí thuế là thu nhận được số tiền đó. Bên cạnh đó, mỗi nhóm quan hệ pháp luật cụ thể lại có điểm riêng, thể hiện ở chỗ chúng chỉ giải quyết yêu cầu cụ thể trong một giai đoạn của quá trình quản lí, thu nộp thuế giá trị gia tăng. Điều này cũng có nghĩa mỗi nhóm quan hệ có thời điểm phát sinh khác nhau.

Thời điểm đãng kí kinh doanh/đăng kí thành lập doanh nghiệp là căn cứ xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm đăng kí thuế giá trị gia tăng. Trường hợp này được áp dụng cho các tổ chức hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Như thế, đối với đối tượng không kinh doanh hoặc có hành vi phát sinh nghĩa vụ thuế theo từng lần sẽ không có nghĩa vụ đăng kí thuế giá trị gia tăng cho những hàng vi đó.

Thời điểm được cấp mã số thuế là căn cứ xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ đăng kí hoặc đề nghị cơ quan thuế cung cấp các loại chứng từ hoá đơn phù hợp với điều kiện từng loại chủ thể.

Thời điểm cung cấp hàng hoá dịch vụ (kể cả mua chịu và hình thức thể hiện là hành vi xuất chứng từ hoá đơn) là căn cứ xác định thời điểm kê khai, tính thuế giá trị gia tăng.

Thời đỉểm (thòi hạn) nhận được thông báo thuế hoặc theo luật định, đối tượng nộp thuế phải nộp một số tiền thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước. Đây cũng là thời điểm (căn cứ phát sinh) quyền khiếu nại về thuế với cơ quan có thẩm quyền theo đúng trình tự luật định.

Thời điểm, thời hạn chủ thể nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ nộp số tiền thuế giá trị gia tăng vào cơ quan thu là căn cứ xác định quyền năng xử lí vi phạm của cơ quan thu đối với đối tượng vi phạm...

Việc xác định thời điểm phát sinh các nghĩa vụ pháp lí cụ thể của đối tượng nộp thuế có ý nghĩa pháp lí quan trọng. Điều này thể hiện ở chỗ, với mồi thời đỉểm phát sinh khác nhau, hình thành nên một loại quan hệ pháp luật thuế cụ thể khác nhau. Mặt khác, việc xác định thòi điểm phát sinh các nghĩa vụ pháp lí cho phép các đối tượng có liên quan xác định mức độ chịu trách nhiệm và mức độ vi phạm cho từng quan hệ pháp luật thuế giá trị gia tăng, từ đó có biện pháp pháp lí phù hợp.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)