1. Chứng khoán là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: 

 Chng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Vậy chứng khoán là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Trong các loại tài sản chứng khoán trên phổ biến nhất là cổ phiếu.

1.1 Cổ phiếu, trái phiêu, chứng chỉ quỹ là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. 

Như vậy cổ phiếu giống như sổ đỏ là sự ghi nhận sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với một phần vốn góp vào công ty cổ phần. Khác ở chỗ sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi nhận quyền sử dụng còn cố phiếu ghi nhận quyền sở hữu. Theo pháp luật dân sự quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Người sở hữu một phần vốn trong công ty cổ phần được gọi là cổ đông. Ví dụ một công ty cổ phần mới được thành lập với vốn điều lệ tức là vốn ban đầu là 10 tỷ đồng. Trong đó có một cá nhân góp vốn 3,6 tỷ đồng trong tổng số 10 tỷ đồng thì cá nhân đó sở hữu 36% cổ phần. 36% cổ phần này sẽ được chia nhỏ thành các cổ phiếu để tiện giao dịch cho các cổ đông. Một cổ phiếu có giá trị 10.000 đồng vậy nếu một cổ đông sở hữu 36% cổ phần thì cổ đông này sẽ sở hữu 360.000 cổ phiếu của công ty. Số cổ phiếu này nếu là loại cổ phần phổ thông thì cổ đông có thể chào bán một số lượng hoặc toàn bộ cổ phần này cho người khác. 

Theo khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu cũng là một loại chứng khoán và được mua bán trên sàn chứng khoán. Nhưng trái phiếu là sự ghi nợ của người sở hữu đối với công ty phát hành có thể là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi một công ty cần vốn để phát triển, nếu đó là công ty cổ phần thì công ty đó có thể phát hành thêm cổ phần để chào bán thu thêm vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng công ty TNHH thì không được phát hành cổ phiếu nên họ có thể chọn đi vay các tổ chức tín dụng hoặc hoặc có thể đi vay các cá nhân bằng cách phát hành trái phiếu. Khi mua trái phiếu của một công ty nào đó nghĩa là người mua đã cho công ty phát hành trái phiếu vay một khoản tiền theo giá trị trái phiếu với số lãi và thời hạn đã được định trước. Khi hết thời hạn này thì người mua trái phiếu sẽ được công ty thanh toán một khoản tiền nợ và tiền lãi. Khác với cố phiếu, trái phiếu là sự ghi nợ. 

Theo khoản 4 Điều 4 Luật chứng khoán 2019: Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.

1.2 Các loại chứng khoán khác.

Các loại chứng khoán khác bao gồm chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký,.... được giải thích tại Điều 4 Luật chứng khoán 2019.

2. Niêm yết lên sàn chứng khoán.

Với sự phổ biến và tiện lợi của các loại chứng khoán. Khi một người muốn bán cho một người khác chứng khoán mà mình đang sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu thì sự mua bán này thực hiện rất khó khăn vì cổ phiếu muốn thay đổi tên chủ sở hữu thì phải đăng ký vào hồ sơ cổ đông. Vì vậy Luật chứng khoán đã thành lập sàn chứng khoán để giao dịch các loại chứng khoán đơn giản hơn, bên cạnh đó còn cung cấp giá, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty phát hành chứng khoán cũng như nhìn nhận về tình hình phát triển công ty thông qua giá của cổ phiếu. 

Các công ty phát hành chứng khoán khi đủ điều kiện nhất định sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán nghĩa là việc mua bán các loại chứng khoán của công ty này sẽ thực hiện ở sàn chứng khoán. Như vậy các giao dịch chứng khoán sẽ dễ dàng thuận tiện hơn.  

Hiện nay cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 tất cả máy móc vận hành đều là thiết bị điện tử. Điện thoại thông minh là một vật không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của con người. Các nhà phát triển đã tạo ra các ứng dụng theo dõi trị trường chứng khoán được cài đặt và sử dụng dễ dàng trên điện thoại thông minh. Khi truy cập các ứng dụng( app) này các nhà đầu tư có thể thao tác thực hiện lệnh mua hoặc lệnh bán cũng như theo dõi giá chứng khoán,tình hình mua bán các lại chứng khoán này một cách dễ dàng.

Trong đó sẽ có một biểu đồ thể hiện thông tin số lượng chứng khoán của một công ty nào đó được bán ra hay mua vào với số lương bao nhiêu cùng với đó là giá trị của chứng khoán tăng hay giảm. Những giá trị này phụ thuộc cảm nhận của thị trường vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Khi một công ty có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, số lượng chứng khoán được bán ra ít, số lượng mua vào nhiều đẩy giá của chứng khoán tăng. Điều này sẽ được mô tả trên biểu đồ cột theo thứ tự tăng dần. Ngược lại khi một công ty làm ăn suy thoái, số lượng chứng khoán bán ra nhiều, mua vào ít đẩy giá trị của cổ phiếu xuống thấp. Biểu đồ hình cột thể hiện sẽ giảm dần theo thời gian.  

Khi các biểu đồ này giảm dần theo thời gian đến mới mức độ nhất định thì bắt đồng tăng lên theo thời gian thì người ta gọi đó là độ sâu thị trường. Một thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà đầu tư chứng khoán. 

Tận dụng tốt dữ liệu thực của độ sâu thị trường giúp nhà đầu tư có thêm cơ hội kiếm lợi từ các biến động.

3. Độ sâu thị trường (Market Depth) là gì?

Độ sâu hay còn gọi là chiều sâu của thị trường là số tiền có thể giao dịch trong thị trường bất kỳ lúc nào mà không gây ra sự bóp méo giá cả. Những thị trường nông thường được đặc trưng bởi sự chênh lệch giá đấu thầu - giá chào bán rộng, và biến động giá đáng kể trong một thời gian ngắn. Những thị trường mạnh có xu hướng đặc trưng bởi những chênh lệch khá hẹp hoặc giá ổn định.

Độ sâu thị trường là cửa sổ thể hiện số lượng lệnh mua và lệnh bán đang mở của một loại chứng khoán ở các mức giá khác nhau.

Nói cách khác, chúng thường tồn tại dưới dạng một danh sách điện tử của các lệnh mua và bán. Các lệnh tổ chức theo mức giá và được cập nhật theo thời gian thực. Chúng phản ánh tất cả hoạt động hiện tại trên thị trường.

Lệnh mua tức là dùng tiền để mua các loại chứng khoán đang được chào bán. Ở ví dụ trên một người sở hữu 360.000 cổ phiếu khi người này cần nguồn vốn họ có thể chào bán số lượng nhất định hoặc tất cả trong số 360.000 cổ phiếu kia trên sàn chứng khoán. Khi này người nào có nhu cầu sẽ thực hiện lệnh mua( với điều kiện các cổ phần này đã được niêm yết lên sàn chứng khoán) Nếu chưa niêm yết thì vẫn có thể mua cổ phiếu này nhưng điều này không thuận tiện nên đa số các nhà đầu tư đều chọn mua bán trên sàn chứng khoán. 

Độ sâu của dữ liệu thị trường hiển thị các lệnh đang chờ xử lý của chứng khoán. Do đó, chúng còn được gọi là sổ lệnh (bảng giá). Sổ lệnh này sẽ ghi lại danh sách người mua/bán quan tâm đến chứng khoán cụ thể. Không những thế, sổ lệnh còn được các hệ thống khớp lệnh sử dụng để xác định giao dịch nào có thể thực hiện.

3.1. Tác động của độ sâu thị trường đến việc mua bán chứng khoán

Chúng thể hiện khả năng duy trì các lệnh tương đối lớn của thị trường. Mà lại không ảnh hưởng đến giá của chứng khoán.

Chúng có liên quan chặt chẽ đến tính thanh khoản và khối lượng trong một chứng khoán. Chứng khoán có độ sâu thị trường mạnh thường sẽ có khối lượng lớn và tính thanh khoản tốt, cho phép các nhà giao dịch đặt lệnh lớn mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường. Ngược lại, chứng khoán có độ sâu kém có thể bị ảnh hưởng nếu lệnh mua hoặc bán đủ lớn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi là cổ phiếu nào có khối lượng giao dịch cao đều có tính thanh khoản tốt.

Tính thanh khoản là khả năng chuyển nhượng hay còn gọi là mua bán tốt. Một công ty có tình hình sản xuất kinh doanh tốt thì chứng khoán của họ sẽ dễ dàng mua bán và ngược lại. Rủi ro xảy ra khi một người mua và sở hữu chứng khoán của một công ty có tình hình đi xuống là rất lớn. Nếu họ phá sản thì những người sở hữu chứng khoán của công ty phát hành cũng mất theo phần vốn hoặc khoản nợ của công ty đó. Nghĩa là họ đầu tư nhưng không thu được lợi nhuận. 

3.2 Nhà đầu tư sử dụng độ sâu thị trường để làm gì?

Từ sổ lệnh, nhà đầu tư sẽ có thể phân tích được chứng khoán nào có tiềm năng, có tính thanh khoản cao. Nhờ đó, các nhà giao dịch có thể xác định được giá của một chứng khoán cụ thể. Đồng thời, sẽ lựa chọn được loại chứng khoán có thể hướng đến trong tương lai gần. Thực tế để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của một công ty là không dễ. Hầu như những nhà đầu tư đều không phải là người làm việc tại công ty đó. Việc hạn chế thông tin sẽ mang đến rủi ro khi mua chứng khoán không có tính thanh khoản cao. Vì vậy các nhà đầu tư thường chọn nhìn nhận vào biến động thị trường mà các nhà đầu tư thường sử dụng cụm từ xanh và đỏ. Xanh thể hiện tình hình tốt của loại chứng khoán, số lượng mua nhiều, giá trị chứng khoán tăng. Khi bạn mua một loại chứng khoán ở mức thấp và bán nó ở mức cao tức là bạn đã có một khoản lợi nhuận từ sự chênh lệch mua và bán.

Nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận từ những biến động giá ngắn hạn nhờ các dữ liệu độ sâu thực tế. Ví dụ: nếu một công ty niêm yết lên sàn chứng khoán lần đầu (bắt đầu giao dịch lần đầu tiên), và đây là một trong các công ty có triển vọng như các công ty dầu khí, sản xuất các nhà giao dịch có thể đứng trước nhu cầu mua mạnh, báo hiệu giá của công ty đại chúng mới có thể tiếp tục quỹ đạo tăng. Theo đó, các nhà đàu tư có thể xem xét việc mua cổ phiếu và bán chúng sau khi mức tăng giá đã đạt đến mức mong muốn.

Thông thường, các dữ liệu về độ sâu thị trường sẽ có sẵn và được hầu hết các Sàn giao dịch cung cấp miễn phí. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Thay vì miễn phí thì nhà đầu tư phải trả phí cho việc được cung cấp những dữ liệu trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Trân trọng./.