1. Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là một giấy chứng nhận gồm một mã số gồm các chữ số có sự gắn liền theo suốt thời gian hoạt động của một cá nhân, doanh nghiệp để chứng nhận về việc doanh nghiệp luôn hoạt động và cùng sự cạnh tranh phát triển trên thị trường chung.

Mã số thuế của doanh nghiệp tại tổng cục hay số giấy chứng nhận đăng ký thuế sẽ là dãy gồm 10 chữ số, còn với các doanh nghiệp thuộc chi nhánh, văn phòng mã số thuế sẽ là 13 chữ số đã được mã hóa. Và hiện nay mã số doanh nghiệp cùng với mã số thuế của doanh nghiệp đều được hiểu là một chỉ là chúng có tên gọi khác nhau về rút ngắn lại mà thôi. Còn so với trước kia thì hai khái niệm về mã số đó sẽ là sự tách biệt.

2. Doanh nghiệp mới thành lập thì cần nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền nào?

Căn cứ Điều 32 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế được quy định như sau:

+ Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;

+ Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó;

+ Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho bản thân và người phụ thuộc nộp hồ sơ đăng ký thuế thông qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và nộp hồ sơ đăng ký thuế thay cho cá nhân đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân chi trả đó."

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp và nộp thực hiện đăng ký thuế cùng lúc thì nơi nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm mà bạn nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp bạn đã đăng ký thành lập doanh nghiệp rồi và muốn đăng ký thuế thì nộp sơ tại cơ quan đăng ký thuế nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở.

3. Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì?

Căn cứ tiết a.1 điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ đăng ký thuế lần đầu như sau:

Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31; Khoản 2, Khoản 3 Điều 32 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:

* Đối với người nộp thuế là tổ chức quy định tại Điểm a, b, c, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này

- Tổ chức kinh tế và các đơn vị phụ thuộc (trừ tổ hợp tác) quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở.

+ Hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức là đơn vị độc lập, đơn vị chủ quản gồm:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Bảng kê các công ty con, công ty thành viên mẫu số BK01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);

+  Bảng kê các đơn vị phụ thuộc mẫu số BK02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);

+ Bảng kê địa điểm kinh doanh mẫu số BK03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);

+  Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài mẫu số BK04-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);

+  Bảng kê các nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí mẫu số BK05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);

+  Bảng kê góp vốn của tổ chức, cá nhân mẫu số 06-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có);

+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).

Theo đó, đối với doanh nghiệp đăng ký thuế lần đầu thì căn cứ vào quy định trên để chuẩn bị hồ sơ đăng ký cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

4. Cơ quan thuế sau bao lâu thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho doanh nghiệp kể từ khi nhận đủ hồ sơ?

Căn cứ Điều 34 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về cấp giấy chứng chứng nhận đăng ký thuế như sau:

- Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định. Thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm:

+ Tên người nộp thuế;

+ Mã số thuế;

+ Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; thông tin của giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh;

+ Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Như vậy, kế từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc cơ quan thuế sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho doanh nghiệp.

5.  Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu

Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Người nộp thuế đnăg ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế được quy định như sau:

- Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;

- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó;

- Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

6. Thời gian đăng ký thuế lần đầu

Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:

-  Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;

- Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;

- Ký hợp đồng nhận thầy đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;

- Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;

- Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế

- Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.

>>> Xem thêm: Mức phạt hộ kinh doanh cá thể không kê khai thuế và không tiến hành thủ tục giải thể?

Để được tư vấn pháp luật, xin vui lòng liên hệ hotline 1900,6162 hoặc email lienhe@luatminhkhue.vn.