Mục lục bài viết
1. Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế?
Trả lời:
Đối với việc thừa kế di sản khi không có di chúc thì di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, điều này được quy định tại Điều 649, Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:
"Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Những người thừa kế và hàng thừa kế được quy định cụ thể trong Bộ Luật dân sự năm 2015 tại Điều 651:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản:”.
Như vậy, có thể thấy, hàng thừa kế thứ nhất mà pháp luật quy định bao gồm những đối tượng sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Dựa theo quy định này của Bộ Luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, trong đó đối với con của người để lại di sản thì không phân biệt là con nuôi hay con đẻ đều sẽ được hưởng di sản như nhau. Trong trường hợp những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất từ chối nhận di sản, đã qua đời, bị truất quyền nhận di sản thì di sản thừa kế mới được chia cho những người thuộc hàng thừa kế sau.
Tuy nhiên, đối với trường hợp nuôi con nuôi thực tế quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được xác lập với điều kiện áp dụng tại Điều 50 Luật Nuôi con nuôi năm 2010
1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.
2. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục đăng ký nuôi con nuôi quy định tại điều này, bảo đảm thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhân dân ở các vùng, miền.
Theo quy định nêu trên, việc nuôi con nuôi thực tế phát sinh trước ngày 01/01/2011 thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn năm năm. Khi được pháp luật công nhận sự kiện nuôi con nuôi thì giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cô của chị mất năm 2009, không thuộc điều kiện bắt buộc phải đăng ký nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước do vậy, con nuôi của cô ruột chị vẫn được hưởng di sản thừa kế theo như quy định của pháp luật.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác chị vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại:1900.6162 để được giải đáp.
2. Thắc mắc các vấn đề về thừa kế ?
Câu hỏi 1: Cha tôi sinh 3 trai và 2 gái. Tất cả đã có vợ chồng. Tôi từ nhỏ làm với cha tôi còn anh cả tôi đi làm xa cách đây mấy chục năm. Khi cha tôi mất chưa chia được tài sản. Vậy cho tôi hỏi anh cả tôi có thể lấy đất cho con của chị tôi sử dụng mà không hỏi ý kiến 2 anh em tôi được không? Khi cha tôi mất tất cả quyền có phải do anh cả của tôi quyết định hay không?
Câu hỏi 2: Em trai tôi đã thế chấp sổ đỏ ở ngân hàng. Vậy em trai tôi có thể cho con của chị tôi ra ở ngôi nhà đó được không? Và nếu ra ở được thì con của chị tôi có thể sử dụng đất của cha tôi được không?
Xin cảm ơn Luật sư!
>> Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi : 1900.6162
Trả lời:
Theo những thông tin bạn cung cấp, có thể hiểu việc bố bạn mất khi chưa lập di chúc. Vì vậy việc phân chia di sản được thực hiện theo pháp luật.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 , hàng thừa kế thứ nhất bao gồm mẹ bạn và 5 người con của bố bạn. Nếu mẹ đã mất thì chỉ còn 5 anh em bạn hưởng thừa kế. Tất cả những thành viên trong hàng thừa kế này có phần di sản bằng nhau. Để công minh nhất, tất cả anh em hãy ra phòng công chứng cấp huyện để giải quyết thủ tục phân chia di sản cũng như làm thủ tục xin cấp sổ đỏ cho phần đất của mình.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Việc anh cả của bạn sử dụng đất mà không hỏi ý kiến là sai. Vì hiện tại đất đai vẫn là tài sản chung của những người thừa kế.
Ngoài đất đai, ngôi nhà cũng thuộc di sản thừa kế và chia đều cho những người thừa kế. Nếu gặp khó khăn trong việc chia ngôi nhà, có thể quy đổi thành tiền và chia, hoặc người nhận ngôi nhà sẽ không nhận đất nữa. Việc này các bạn cũng nên nhờ cán bộ phòng công chứng giải quyết để dễ dàng trong việc định giá ngôi nhà, giá đất. Giả sử em trai bạn nhận thừa kế ngôi nhà và không nhận đất, thì người em trai có toàn quyền định đoạt và sử dụng ngôi nhà đó.
Tóm lại, những người thừa kế chỉ có quyền sở hữu, định đoạt đối với phần thừa kế của chính mình. Khi chưa có sự phân chia minh bạch theo pháp luật, thì việc sử dụng đều phải thông qua ý kiến của những người còn lại. Trường hợp gia đình không thể thỏa thuận với nhau, bạn có thể thực hiện thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế theo pháp luật tại Tòa án nhân dân cấp huyện (quận) nơi có tài sản thừa kế.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
3. Ở trên đất ông bà, ông bà mất có được thừa kế mảnh đất đó ?
Cô bỏ về nhà ông bà tôi và khi đó ông bà còn sống đã cho cô một mảnh đất khác và đã đứng tên cô. Khi ông bà chết thì bố mẹ tôi vẫn ở mảnh đất mà ông bà ở trước khi chết từ đó đến bây giờ. Khi ông bà chết thì không để lại di chúc.
Bố mẹ tôi sinh được 3 người con, 2 người đã lập gia đình và có nhà riêng, bố mẹ tôi muốn làm thủ tục sang tên cho người con sẽ ở cùng bố mẹ tôi nhưng mảnh đất này thì vẫn mang tên ông bà.
Vậy khi sang tên thì thủ tục liên quan đến thừa kế của cô tôi sẽ được giai quyết như thế nào? Và nếu cô tôi không đồng ý sang tên, mà muốn đòi quyền thừa kế của mình trong mảnh đât đó thì sẽ giải quyết như thế nào?
Xin cảm ơn!
Người gửi: N.V
>> Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo như thông tin bạn trình bày thì ông bà bạn mất không để lại di chúc cho nên mảnh đất ông bà bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật mà không đương nhiên thuộc về bố mẹ bạn. Cụ thể, mảnh đất đó được chia cho những người sau theo Bộ luật dân sự 2015
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Mảnh đất sẽ được chia làm 2 phần cho bố bạn và cô bạn.
Ông bạn mất năm 1992, bà mất năm 2000. Theo điều 645 Bộ luật dân sự 2015 "
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, kể từ thời điểm bà bạn mất cho đến giờ là 15 năm cho nên không có quyền yêu cầu khởi kiện chia thừa kế mà mảnh đất đó đã trở thành tài sản chung của bố và cô bạn. Bố bạn muốn chuyển quyền sử dụng một phần mảnh đất sang cho bạn thì bố bạn cần làm văn bản yêu cầu chia tài sản chung. Bố bạn chỉ có quyền sang tên đối với 1/2 quyền sử dụng đất mà ông bà bạn để lại cho bạn mà không được sang tên quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất vì 1/2 quyền sử dụng mảnh đất thuộc về cô của bạn.
4. Hỏi về vấn đề định giá di sản và thỏa thuận giữa các đồng thừa kế ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 659 Bộ Luật Dân sự 2015
Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, giá trị của ngôi nhà mà bạn và anh bạn cùng được thừa kế sẽ được tính theo giá trị tại thời điểm hai bạn phân chia di sản. Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn muốn trả tiền để mua lại phần di sản anh bạn được hưởng. Do đó, hợp đồng giữa bạn và anh bạn được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua bán tài sản. Theo quy định tại Điều 431 BLDS:
Điều 433. Giá và phương thức thanh toán
1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Căn cứ vào quy định trên, việc định giá ngôi nhà do bạn và anh của bạn tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp không có sự đồng thuận trong việc định giá tài sản, bạn và anh bạn có thể nhờ đến tổ chức định giá tài sản định giá cho ngôi nhà này hoặc căn cứ vào giá thị trường được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán.
Sau khi thống nhất được giá trị của của ngôi nhà, bạn và anh bạn có thể tiến hành thủ tục nhận di sản tại phòng công chứng. Tham khảo tại bải viết. Theo đó, bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng:
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng
Hồ sơ thủ tục bao gồm: Bản sao có công chứng các giấy tờ sau:
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: bạn, cha, mẹ và người anh thứ hai của bạn
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
- Giấy chứng tử của cha bạn
- Di chúc
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở)
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Tiếp đó, công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện, Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản
Vào ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận, bạn tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại UBND cấp huyện nơi có đất theo thủ tục sau:
- Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện
- Căn cứ vào hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xác định vị trí thửa đất và gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
- Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà ở sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế (nếu chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này).
- Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạn cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
- Các giấy tờ về thừa kế như: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có công chứng nhà nước);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;
- Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người chết làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).
- Giấy chứng tử;
- Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
Lệ phí trước bạ là 0,5% , giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ.
Bạn có thể liên hệ với Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi có miếng đất đó để biết rõ hơn về trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Xin hỏi con nuôi có được thừa kế không ?
Luật sư cho tôi hỏi 2 vấn đề:
Thứ nhất: Theo luật hiện hành thì con gái tôi có quyền hưởng phần tài sản của bà Họ tôi trong số tài sản của ông Họ tôi để lại hay không.
Thứ 2: BàHọ tôi có quyền làm di chúc cho con gái tôi với phần thừa kế mà bà Họ tôi sẽ được hưởng không? ( mặc dù chưa biết là bao nhiêu trong số tài sản của ông Họ tôi vì toà chưa xét sử).
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Người hỏi: N.V
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thìDựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
Theo Bộ luật Dân sự, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế mất mà không để lại di chúc, việc chia di sản cho những người thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì con của bạn là con nuôi nhưng vẫn có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, việc nhận con nuôi ở đây phải được pháp luật thừa nhận.
Bà họ của bạn có thể lập di chúc để lại tài san cho con nuôi. Bởi vi theo quy định của pháp luật thì tại Điều 631 BLDS có quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Hơn nữa tại Điều 634 BLDS cũng quy định về di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng cua người chết và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác.
Tuy nhiên càn phải xem xét về tính hợp pháp của di chúc theo quy định tại Điều 630 BLDS như sau:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.6162. Trân trọng./.