Công ty em hiện tại không giải quyết cho em nghỉ và yều cầu làm việc đến khi công ty cử người đi đào tạo về làm việc thay thế vị trí của em ( 3 tháng ) , như vậy có đúng pháp luật không ?
- Hiện công ty có giữ toàn bộ hồ sơ giấy tờ gốc để tạo áp lực đôi với em. Việc công ty làm như vậy có đúng với quy định của pháp luật không.
- Sau khi nghỉ việc em đến đơn vị khác làm việc ngay thì em có được giải quyết trợ cấp thôi việc không.

Em xin trân trọng cám ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty luật Minh Khuê.

Công ty giữ giấy tờ gốc của người lao động có đúng không ?

Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động 2012

Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

2. Luật sư tư vấn:

Hợp đồng của bạn là hợp đồng không xác định thời hạn. Như vậy chỉ cần bạn đảm bảo báo trước cho cong ty ít nhất 45 ngày là đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể Điều 37 BLLĐ 2012 có quy định:

"Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

[...] 3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.".

Như vậy sau khi bạn thông báo đủ 45 ngày thì bạn có quyền nghỉ việc mà không vi phạm pháp luật. Việc công ty yêu cầu bạn làm việc 3 tháng cho đến khi công ty cử người đi đào tạo về là không có căn cứ pháp luật.
Về vấn đề công ty giữ giấy tờ gốc để uy hiếp bạn là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi điều 20 BLLĐ 2012 có quy định:

"Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.".

Như vậy hành vi trên của công ty là hành vi vi phạm và có thể bị xử phạt theo quy định tại NGhị định 95/2013/MĐ-CP như sau:

"Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

[...] 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.".

Do vậy bạn có thể khiếu nại trực tiếp lên chủ sử dụng lao động để được giải quyết quyền lợi theo quy định pháp luật.

Nếu sau khi nghỉ việc mà bạn có việc mới ngay thì bạn không đáp ứng đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Về vấn đề trợ cấp thôi việc thì bạn chỉ được hưởng khi đáp ứng đủ điều kiện điều 48, Bộ luật lao động 2012:

"Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.".

Tham khảo bài viết liên quan:

Công ty giữ bằng gốc của người lao động có vi phạm pháp luật không và làm thế nào để người lao động lấy lại ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động.