1. Công ty niêm yết là gì?

Công ty niêm yết là một công ty công công cộng mà trong đó cổ phiếu được phép mua bán trên các thị trường chứng khoán. Đây được xem là một hình thức phát triển cao nhất của một công ty. Bởi sau khi đã trở thành công ty niêm yết, tức sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước.

Đồng thời với việc công ty phải công bố minh bạch các thông tin và nguyên tắc phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Do đó, động lực để trở thành công ty niêm yết chính là khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

 Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019 quy định:

"Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết."

Ngoài ra, Luật chứng khoán năm 2019 quy định một số định nghĩa có liên quan như sau:

Đăng ký giao dịch là việc đưa chứng khoán vào giao dịch trên hệ thống giao dich cho chứng khoán chưa niêm yết.

Hệ thống giao dịch chứng khoán bao gồm hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết và hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (sai đây gọi là sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con) tổ chức, vận hành

Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.

Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho khách hành kết quả phân tích, báo cáo phân tích và đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc mua bán, nắm giữ chứng khoán.

Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận thông tin về tổ chức phát hành, chứng khoán của tổ chức phát hành và người sở hữu chứng khoán.

Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến chứng khoán lưu ký.

Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của nhà đầu tư.

Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác của quỹ đầu tư chứng khoán.

Như vậy, Công ty niêm yết (LISTED COMPANY) là công ty có các cổ phần được ghi trên thị trường chính của sở giao dịch chứng khoán: Chỉ các cổ phần ở các công ty niêm yết là tốt nhất. (A company whose shares are recorded on the main market of a stock exchange: The shares are only in listed companies).

 

2. Công ty đại chúng là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán năm 2019, quy định về công ty đại chúng như sau:

- Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

+ Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ

+ Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với ủy ban chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

+ Công ty cồ phần thuộc trường hợp thứ nhất phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty hoàn thành việc góp vốn và có cơ cấu cổ đông đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

- Trong thời hạn 15 ngày kể ngày nhận được hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đầy đủ và hợp lệ của công ty cổ phần theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc nhận được báo cáo kết quả hoàn thành đợt chào bán của công ty cổ phần theo quy định tại điểm b khoản 1 điều này, ủy ban chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng, đồng thời công bố tên, nội dung kinh doanh và các thông tin khác liên quan đến công ty đại chúng trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

Như vậy, để trở thành công ty đại chúng, trước tiên doanh nghiệp phải là công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu.

 

3. Điều kiện trở thành công ty niêm yết

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật chứng khoán năm 2019 quy định về điều kiện chào biến cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

- Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán

- Hoạt động kinh daonh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn, trừ trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

- Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tố chức phát hành tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán

- Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích

- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành la công ty chứng khoán

- Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán

- Tổ chức phát hành mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

 

4. Ưu điểm, nhược điểm của công ty niêm yết

4.1 Ưu điểm của công ty niêm yết:

- Nâng cao tính thanh khoản: Cổ phiếu đã niêm yết thường dễ dàng mua đi, bán lại hay nói cách khác là dễ dàng giao dịch trực tiếp trên thị trường. Cho nên nhà đầu tư không phải lo lắng về việc khó bán cổ phiếu để thu hồi vốn như các loại tài sản đầu tư khác (vàng, bất động sản,...) Chính bởi vậy mà tính thanh khoản của những cổ phiếu này cũng được xem là cao hơn so với những cổ phiếu chưa được niêm yết.

- Tiềm năng tăng trưởng tốt hơn: Mặc dù không phải cổ phiếu của doanh nghiệp nào cũng làm được say này một khoảng thời niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhưng hầu như những công ty có nền tảng giá trị tốt (cả về mặt giá trị hữu hình và giá trị vô hình) Xét về dài hạn, giá cổ phiếu sẽ tăng đều so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.

- Mức độ uy tín, an toàn được nâng cao: Để được niêm yết chứng khoán, các công ty phải đảm bảo đạt những yêu cầu về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức,... Cho nên đầu tư vào cổ phiếu của những doanh nghiệp đã niêm yết sẽ hạn chế rủi ro, gia tăng cơ hội lợi nhuận vì hoạt động kinh doanh của công ty này khá ổn định, trên đà tăng trưởng.

 

4.2 Nhược điểm của công ty niêm yết

Để trở thành công ty niêm yết thì các doanh nghiệp phải bảo đảm được các điều kiện của luật chứng khoán. Do đó, điều này chứng tỏ khi đã được niêm yết thì các công ty sẽ có rất nhiều lợi thế so với những công ty chưa được niêm yết như sau:

- Không chịu hạn chế bởi các thủ tục xin giấy phép đầu tư khi trường hợp có cổ đông nước ngoài nắm giữ cổ phiếu

Trước đây theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 (đã hết hiệu lực, chỉ có giá trị tham khảo - Hiện nay áp dụng Luật đầu tư năm 2020), đối với một công ty khi có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều kệ thì bắt buộc công ty đó sẽ phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tức là giấy phép đầu tư. Nếu công ty đó đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, kêu gọi mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế và đầu tư theo hợp đồng BCC.

Tuy nhiên đối với trường hợp công ty niêm yết thì sẽ rất khó xác định tỷ lệ sở hữu của cá nhân nước ngoài cụ thể tại một thời điểm để có thể biết được công ty khi thực hiện đầu từ có phải xin giấy phép đầu tư hay không. Điều này có thể nói là vượt quá tầm kiểm soát của công ty đó. Do đó, trên thực tế, chưa có công ty niêm yết nào làm thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư theo quy định của luật đầu tư. Đây là một lợi thế mà các công ty niêm yết có được.

- Tạo thanh khoản cho tài sản thông qua nghiệp vụ chứng khoán hóa tài sản

Chứng khoán hóa tài sản là một kỹ thuật mà rất nhiều doanh nghiệp, công ty bất động sản sử dụng để tạo thanh khoản cho tài sản. Các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản cần một nguồn vốn rất lớn, có thể là nguồn vốn tín dụng hay nguồn vốn từ thị trường chứng khoán.

Đối với các doanh nghiệp không muốn tăng nợ vay trên sổ sách hoặc không thể vay thêm, thậm chí khó huy động vốn từ phát hành cổ phiếu. Do đó, phương án chứng khoán hóa tài sản hiện có để được huy động vốn.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ bán tài sản này cho các công ty trong hệ thống và các công ty SPVs này sẽ dùng chính tài sản này để bảo đảm các khoản vay tại ngân hàng hoặc phát hành chứng khoán để huy động vốn trả nợ cho doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu từ việc bán tài sản và đồng thời các ngân hàng hay chủ nợ khác sẽ có thêm nguồn thu từ lãi vay.

Tuy nhiên, để có thể huy động vốn thì các công ty SPVs phải có đủ uy tín hoặc đủ lớn thì mới phát hành được chứng khoán. Các công ty SPVs này chính là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Và đây là lợi thế huy động vốn bằng các chương trình phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường.

- Tăng tài sản và tỷ lệ sở hữu cho cổ đông thông qua nghiệp vụ niêm yết cửa sau:

Để huy động vốn, các cổ đông sáng lập quyết định IPO và niêm yết cổ phiếu công ty trên sàn chứng khoán. Lúc này, đồng nghĩa với việc họ phải chia sẻ quyền kiểm soát công ty cho những cổ đông mới tham gia, đặc biệt là với các cổ đông chiến lược và các cổ đông lớn nắm quỹ đầu tư.

Tuy nhiên, các cổ đông lớn lúc này sẽ có ràng buộc về chống pha loãng cổ phiếu. Do đó, công ty sẽ bị hạn chế phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ hoặc trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, vấn đề này sẽ làm các cổ đông sáng lập tương đối khó chịu.

Để khắc phục những nhược điểm trên, lúc này các cổ đông sáng lập sẽ thành lập một công ty mới và tách riêng một mảng kinh doanh từ một công ty niêm yết sang công ty mới thành lập. Công ty mới này sẽ phát triển và có thị phần nhất định, thậm chí là có khả năng cạnh tranh lại với công ty niêm yết.

Khi đó, các cổ đông sáng lập sẽ thuyết phục các đại hội đồng cổ đông công ty niêm yết sáp nhập với công ty mới kia thông qua phát hành cổ phiếu để hoán đổi. Theo đó, cổ phiếu của các cổ đông sáng lập tại công ty mới kia sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu công ty niêm yết.

Trường hợp này sẽ giúp các cổ đông sáng lập gia tăng thêm tài sản và tỷ lệ sở hữu tại công ty niêm yết. Đồng thời với việc khi đổi sang cổ phiếu niêm yết. Đồng thời với việc khi đổi sang cổ phiếu niêm yết sẽ tăng thanh khoản cho tài sản.

- Thúc đầy quá trình quản trị doanh nghiệp bền vững

Khi công ty cổ phiếu được niêm yết tại sàn chứng khoán thì tức là công ty đó sẽ phải tuân thủ theo các chuẩn mực quản trị công ty theo quy định của luật doanh nghiệp và luật chứng khoán. Các chuẩn mực này được xây dựng với chuẩn mực quốc tế về vấn đề quản trị công ty.

Trên thực tế, các công ty chưa niêm yết mỗi khi phát sinh thủ tục hành chính hay các thủ tục làm việc với ngân hàng thì công ty mới sẽ được yêu cầu cung cấp các tài liệu pháp lý về quản trị nội bộ. Dường như các doanh nghiệp mới này sẽ chuẩn bị các thủ tục theo hình thức đối phó. Điều này sẽ gây bất lợi và không đảm bảo về mặt pháp lý khi có vấn đề kiện tụng xảy ra.

Tuy nhiên, nếu công ty đã được niêm yết thì công ty buộc phải tổ chức và vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp một cách bài bản và chịu sự giám sát của thị trường hay từ các cổ đông và các cơ quan quản lý nhà nước. Các công ty niêm yết phải công bố các thông tin theo quy định của luật chứng khoán về tình hình quản trị công ty, tương tự với việc tuân thủ đầy đủ về trình tự thủ tục tổ chức đại hội cổ đông,...

Ngoài ra, các cổ phiếu của công ty sẽ được đăng ký lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, điều này chứng tỏ được ghi nhận quyền sở hữu chắc chắn hơn nhiều cho cổ đông so với các công ty chưa được niêm yết cổ phần. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản trị công ty theo quy định của pháp luật thì hệ thống quản trị của công ty niêm yết sẽ bền vững và ít rủi ro hơn rất nhiều.

 

5. Phân biệt công ty đại chúng và công ty niêm yết

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật chứng khoán năm 2019 thì công ty đại chúng được quy định như sau:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

- Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng

- Công ty có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán 

- Công ty có cổ phiế được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.

Điểm khác nhau giữa công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết như sau:

Tiêu chí Công ty cổ phần đại chúng Công ty cổ phần niêm yết
Vốn điều lệ Phải có vốn điều lệ là 10 tỷ VNĐ trở lên Phải có vốn điều lệ là 80 tỷ VNĐ trở lên
Năng lực sản xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán Phải có lãi hai năm trước khi niêm yết
Tính đại chúng Yêu cầu tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính  Yêu cầu thêm điều kiện là 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết
Thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo Không quy định tỷ lệ và thời gian nắm giữ bắt buộc của các thành viên lãnh đạo Yêu cầu ban lãnh đạo phải nắm giữ 100% cổ phiếu của các thành viên trong 6 tháng đầu tiên và trong 6 tháng tiếp theo kể từ ngày niêm yết.

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc, nếu còn bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật Minh Khuê qua số điện 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp.Rất mong nhận được sự hợp tác! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!