Mục lục bài viết
- 1. Khủng bố là gì?
- 2. Sự ra đời của Công ước ASEAN năm 2007 về chống khủng bố
- 3. Vai trò của Công ước ASEAN năm 2007 về chống khủng bố
- 4. Ý nghĩa của Công ước ASEAN năm 2007 về chống khủng bố đối với các quốc gia thành viên
- 5. Một số nội dung chính của Luật Phòng, chống khủng bố Việt Nam 2013
- 5.1. Các quy định chung
- 5.2. Nhóm các quy định cụ thể
- 5.3. Nhóm các quy định về tổ chức thực hiện
1. Khủng bố là gì?
Khủng bố là (Hành vi) cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể hoặc uy hiếp tỉnh thần người khác nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
Khủng bố là hành vì nguy hiểm cho xã hội. xâm phạm an ninh quốc gia qua sự xâm hại quyền nhân thân của người khác. Trong Luật hình sự Việt Nam, khủng bố được quy định là tội phạm trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1983). Khi đó, tội phạm này được quy định là một tội phản cách mạng trong Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, khủng bố đều được quy định là tội phạm thuộc Chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Theo Bộ luật hình sứ năm 1999, tội phạm này đòi hỏi các dấu hiệu s4W: chủ thể có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể hoặc có hành vì đe dọa Xâm phạm tính mạng hoặc có hành vi uy hiếp tỉnh thể"công dân khác; mục đích của chủ thể khi thực hiên hành vi nói trên là nhằm chốn g lại chí nhân dân.
Xét về tính chất khách quan, khủng bố trực tiếp xâm phạm quyền nhân thân của con người (tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể cũng như tự do ý chí của người khác). Đối tượng bị xâm phạm ở đây có thể là bất kì công dân nào nhưng trước hết là nhân viên nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội và người nước ngoài. Hành vì khủng bố tuy trực tiếp xâm phạm con người nhưng đặt trong sự thống nhất với mục đích của chủ thể, hành vi này đồng thời xâm phạm đến an ninh quốc gia.
2. Sự ra đời của Công ước ASEAN năm 2007 về chống khủng bố
Trong những năm qua, hoạt động khủng bố quốc tế ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Khủng bố đã trở thành một mối đe dọa và thách thức lớn đối với an ninh và sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có các nước thành viên ASEAN. Các quốc gia cũng như các nước thành viên ASEAN đã phải đẩy mạnh các nỗ lực hợp tác nhằm đối phó có hiệu quả hơn đối với mối đe dọa và thách thức này. Vào tháng 1/2007 các nước ASEAN đã ký Công ước của ASEAN về Chống khủng bố, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hợp tác an ninh trong khu vực giữa các quốc gia thành viên nhằm hợp tác, ngăn chặn, chống khủng bố dưới mọi hình thức.
Công ước năm 2007 ASEAN về chống khủng bố gồm phần nói đầu và 23 điều khoản, trong đó 19 điều liên quan nội dung và 4 điều liên quan các thủ tục có hiệu lực, bổ sung, rút khỏi Công ước và đăng ký tại Liên hiệp quốc (LHQ).
Công ước của ASEAN về chống khủng bố bao gồm các nội dung cơ bản: (i) Mục đích, nguyên tắc và phạm vi hợp tác theo công ước; (ii) Các tội khủng bố thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước; (iii) Quyền tài phán quốc gia và nghĩa vụ dẫn độ; (iv) Các thủ tục liên quan thực hiện Công ước.
Chỉ với 23 điều khoản nhưng Công ước ASEAN năm 2007 về chống khủng bố đã thể hiện được gần như đầy đủ các nội dung để đạt được mục tiêu của các bên là đối phó và ngăn chặn khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện của khủng bố, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan liên quan của các bên trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố.
3. Vai trò của Công ước ASEAN năm 2007 về chống khủng bố
- Công ước của ASEAN về chống khủng bố ra đời trong bối cảnh hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2004) thông qua chương trình hành động Viên Chăn, trong đó các nước thành viên ASEAN cam kết tăng cường nỗ lực hướng tới xây dựng một Công ước của ASEAN về chống khủng bố.
Đây là một trong những điểm lợi thế tiên quyết trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng Công ước về chống khủng bố trong bối cảnh tội phạm khủng bố đang diễn ra tinh vi và nhân rộng để kêu gọi các cơ quan hữu quan của các nước thành viên hợp tác chặt chẽ, lập nhóm sáng tạo Công ước và thúc đẩy sớm ra đời Công ước chống khủng bố trong khu vực.
Công ước này có được sự đồng thuận cao của tất cả các thành viên trong khu vực trong việc hợp tác để ban hành Công ước chống khủng bố chung cho các quốc gia ASEAN.
Sự đồng thuận cao là một lợi thế để khu vực ASEAN dễ dàng trong việc đưa ra một văn bản chung thống nhất về vấn đề chống khủng bố, một vấn đề nóng, mang tính toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn tới an ninh chính trị của quốc gia và toàn khu vực. Đây là một điểm mạnh khi đàm phán về công ước quốc tế mà không phải công ước quốc tế trong cộng đồng ASEAN nào cũng dễ dàng có được điều này, ví dụ Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự của các quốc gia ASEAN không có được sự tham gia đầy đủ của các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Đông Timo và Myanmar, mặc dù hợp tác trong lĩnh vực hình sự là một trong những ưu tiên hàng đầu của khu vực nói chung và mỗi một quốc gia nói riêng trong vấn đề giữ vững an ninh, chính trị.
- Việc phê chuẩn, phê duyệt công ước.Việc xây dựng Công ước ASEAN về chống khủng bố là một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực chung của các nước ASEAN nhằm ngăn ngừa và trừng trị tội khủng bố. Yêu cầu đặt ra hiện nay là các nước ASEAN khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ của mình (phê chuẩn hoặc phê duyệt) để các quy định của Công ước sớm đi vào cuộc sống. Tuy nhiên đến nay, việc phê chuẩn, phê duyệt Công ước chưa được tiến hành một cách đồng bộ trong phạm vi khu vực. Tháng 10/2007 Singapore đã phê chuẩn Công ước. Tháng 3/2008 Thái Lan cũng đã hoàn thành thủ tục pháp lý của mình, còn các nước ASEAN khác đang trong quá trình chuẩn bị. Việt Nam cũng đã tiến hành triển khai Công ước ASEAN về chống khủng bố ngày 15/8/2012, lên kế hoạch triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố, xác định nội dung công việc, trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, cơ quan, địa phương trong triển khai thực hiện Công ước ASEAN về chống khủng bố.
4. Ý nghĩa của Công ước ASEAN năm 2007 về chống khủng bố đối với các quốc gia thành viên
- Thứ nhất, Công ước ra đời đáp ứng được nhu cầu của khu vực nói chung và của mỗi một quốc gia trong khu vực nói riêng về giữ vững an ninh tổ quốc
- Thứ hai, cơ chế hợp tác trong Công ước không chỉ đóng vai trò thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hợp tác, ngăn chặn và chống khủng bố khu vực, mà thông qua cơ chế hợp tác ASEAN có cơ hội để hợp tác với nhau nhiều hơn, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia.
- Thứ ba, quá trình hợp tác giúp cho các nước trong khu vực nhận được những khoản viện trợ, kỹ thuật, học hỏi được kinh nghiệm trong công tác nâng cao năng lực đội ngũ an ninh quốc phòng và kinh nghiệm về chiến thuật đấu tranh chống lại tội phạm khủng bố
Đây là một trong những ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia tham gia Công ước ASEAN về chống khủng bố, bởi một trong những điều kiện tiên quyết đưa đến thắng lợi trong công tác chống lại tội phạm khủng bố đó là sức mạnh và chiến lược trong an ninh, quân sự. Với những quốc gia có quân đội mạnh, chiến thuật tốt và năng lực an ninh quốc phòng cao như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam hay Singapo… là thành viên tham gia Công ước ASEAN về chống khủng bố sẽ là một lợi thế rất quan trọng giúp những quốc gia còn lại trong khu vực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về quân sự, an ninh quốc phòng và chiến thuật trong việc đấu tranh chống lại tội phạm khủng bố.
- Thứ tư, việc phê chuẩn Công ước của một quốc gia sẽ tạo động lực thúc đẩy các quốc gia khác trong việc phê chuẩn, phê duyệt Công ước ASEAN về khủng bố
Công ước ASEAN về chống khủng bố không đòi hỏi phải có đủ 10 nước phê chuẩn hoặc phê duyệt mới có hiệu lực. Việc một quốc gia nào đó trong khu vực sớm phê chuẩn hoặc phê duyệt Công ước không chỉ đáp ứng các nhu cầu của chính các quốc gia đó, mà còn có ý nghĩa tạo thêm xung lực để thúc đẩy các nước thành viên ASEAN còn lại triển khai việc phê chuẩn hoặc phê duyệt Công ước.
5. Một số nội dung chính của Luật Phòng, chống khủng bố Việt Nam 2013
Nội dung chính cơ bản của Luật Phòng, chống khủng bố 2013 bao gồm:
5.1. Các quy định chung
Nhóm các quy định chung bao gồm các quy định về mục đích ban hành Luật, về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; các định nghĩa cần được xác định như: khủng bố, đối tượng khủng bố, cơ quan phòng, chống khủng bố...; quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố. Nhóm các quy định chung này là những quy định mang tính chất chung nhất, nguyên tắc, xuyên suốt toàn bộ luật, làm cơ sở cho các quy định tiếp theo trong đạo luật.
5.2. Nhóm các quy định cụ thể
Nhóm này sẽ bao gồm hai nội dung lớn:
Một là, các quy định về phòng ngừa các hoạt động khủng bố, các quy định này sẽ xác định hình thức, nội dung và biện pháp phòng ngừa các hoạt động khủng bố ở các mức độ, cấp độ khác nhau (Luật sẽ có nhiều quy định về phòng ngừa, đây là tư tưởng chỉ đạo khi xây dựng Luật);
Hai là, các quy định liên quan đến hoạt động chống khủng bố, các quy định này sẽ xác định các hình thức, nội dung và biện pháp chống khủng bố của các cơ quan có thẩm quyền (xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia phòng, chống khủng bố và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong phòng, chống khủng bố ở Việt Nam).
Trong hai nhóm trên phải có các quy định xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động phòng, chống khủng bố. Trong nội dung này của dự án Luật sẽ chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống khủng bố. Quy định những việc phải làm và không được làm của các chủ thể nêu trên trong hoạt động phòng, chống khủng bố, các biện pháp hạn chế hậu quả của hành vi khủng bố; tăng cường hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố. Ngoài ra, nó cũng phải đề cập đến hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố (sẽ gồm các quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức, cơ chế hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố).
5.3. Nhóm các quy định về tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện sẽ gồm các quy định về việc triển khai, tổ chức Luật Phòng, chống khủng bố trên phạm vi quốc gia.