Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi muốn hỏi về đặc trưng trật tự xã hội - nhà nước pháp quyền có những đặc trung gì? Nhà nước pháp quyền có đặt ra yêu cầu về khẳng định và đảm bảo tính tối thượng của hiến pháp không?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Đặc trưng trật tự xã hội - nhà nước pháp quyền
Có rất nhiều những nhận thức khác nhau về nguồn gốc, nội dung và nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên tóm lại. Khi nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một trật tự xã hội - nhà nước mà ở đó một trật tự xã hội - nhà nước có những đặc trưng như sau:
Thứ nhất, quyền lực công cộng được phân công (phân chĩa) và giới hạn bằng pháp luật, trưốc hết là bởi hiến pháp,
Thứ hai, pháp luật được thượng tôn (mà đứng đầu là hiến pháp), nó phải mang tính chính đáng, hợp hiến và là công cụ để phân công và kiểm soát quyền lực công cộng và điều chỉnh các quan hệ xã hội,
Thứ ba, hệ thống tư pháp (tòa án) phải độc lập và có thể kiểm soát mọi quyền lực công, ngăn ngừa mọi vi phạm pháp luật trong mối quan hệ giữa nhà nưốc và công dân, đảm bảo công lý,
=> Tất cả những điều trên đây phải được tổ chức và thực hiện trên nền tảng dân chủ vì mục tiêu con người và bảo vệ quyền con người. Bởi lẽ, nhà nước pháp quyền là một trật tự nhà nước mà ở đó quyền lực nhà nước chỉ có thể xuất phát từ con người.
2. Nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu khẳng định và đảm bảo tính tối thượng hiến pháp
Đúng vậy, Nhà nước pháp quyền đặt ra yêu cầu về khẳng định và đảm bảo tính tối thượng của hiến pháp. Bởi lẽ hiến pháp là sự kết tinh cao nhất của quyền lực nhân dân, thể hiện những khát vọng về quyền và tự do của nhân dân, của con người.
Từ trước đến nay, Hiến pháp luôn là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.
Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện.
Hiến pháp chính là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.
Hiến pháp thường được định nghĩa là tổng thể các quy tắc thành văn hoặc bất thành văn, pháp lý hay siêu pháp lý quy định về chính quyền và sự vận hành của nó. Tuy nhiên có những ý tưỏng về sự hạn chế nằm trong danh từ hiến pháp - ý tưởng về hiến pháp như một sự sắp đặt không chỉ quy định mà còn giới hạn chính quyền, ít nhất là trong những hoạt động thường nhật của nó.
3. Nội dung của bản Hiến pháp
Đối với các bản hiến pháp đều ghi nhận các quyền tự nhiên của con người. Trong cơ cấu của mình, nhiều bản hiến pháp còn thực hiện điều này trước khi định hình hệ thống quyền lực nhà nước.
Khi giới hạn và phân chia quyền lực nhà nước, hiến pháp đã tạo ra hai khu vực pháp lý. Đó là khu vực của các quyền lực nhà nước được phân chia và khu vực của các quyền con người. Đây chính là hai nội dung cơ bản của các bản hiến pháp hiện đại.
Tuy nhiên, việc các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp không có nghĩa là hiến pháp yêu cầu con người phải phụng sự nhà nước mà ngược lại, với việc xác định biên giới của quyền lực nhà nước, với việc "chia nhỏ" (ở Việt Nam gọi là phân công) hệ thống quyền lực công cộng, hiến pháp đã thực hiện một ý tưởng rất nhân văn là kiềm chế và kiểm soát sự vận hành của bộ máy nhà nước trong khuôn khổ của các quyền con người.
4. Hai khu vực của Hiến pháp "xã hội"
Như đã nói ở mục 3 nhỏ, ở các bản hiến pháp hiện đại thì khi giới hạn và phân chia quyền lực nhà nước, hiến pháp đã tạo ra hai khu vực pháp lý. Đó là khu vực của các quyền lực nhà nước được phân chia và khu vực của các quyền con người.
Như vậy, bắt đầu từ hiến pháp "xã hội" của pháp luật được chia thành hai khu vực:
a. Khu vực của các quyền tự do của con người.
b. Khu vực của các quan hệ có dấu hiệu quyền lực công cộng.
Trong khi cả hai khu vực này đều cần được điều chỉnh bằng pháp luật thì nhà nước pháp quyền đặt ra hai phương pháp tư duy pháp lý khác nhau ở hai khu vực này mà suy cho cùng là để bảo vệ và bảo đảm các quyền con người.
Khi nói đến quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Ở Đát nước Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn trọng và bảo đảm. Cùng với việc ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp của năm 1946, 1959, 1980, 1992, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người như Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, Công ước về quyền của người khuyết tật của năm 2006 v.v… và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, to lớn, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình và tiến bộ xã hội của toàn nhân loại.
Với sự tiếp tục kế thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Bản Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi mới căn bản, quan trọng cả về cơ cấu, bố cục, cách viết và nội dung. So sánh, đối chiếu với các bản Hiến pháp trước đây, đặc biệt là Hiến pháp của năm 1992, chúng ta càng thấy rõ đều đó.
5. Phân tích hai mặt của Hiến pháp
Đối với mục 4 đã nêu, bắt đầu từ hiến pháp "xã hội" của pháp luật được chia thành hai khu vực, đó là:
a. Khu vực của các quyền tự do của con người.
b. Khu vực của các quan hệ có dấu hiệu quyền lực công cộng.
Tại khu vực thứ nhất, "Khu vực của các quyền tự do của con người" pháp luật điều chỉnh hành vi của con người với nhau theo phương pháp tự do, tự nguyện và bình đẳng. Đây là điều thú vị bởi lẽ đây là khu vực của việc thực thi các quyền con người mà ở đó, chúng được bảo vệ triệt để bằng hiến pháp. Quyền con người không do hiến pháp sinh ra, chúng được ghi nhận trong hiến pháp với mục tiêu là để được bảo vệ bằng sức mạnh pháp lý cap nhất.
Vì vậy, mọi sự bảo lưu pháp lý (hạn chế) đối với quyền con người phải được kiểm tra bằng thước đo hiến pháp. Quyền con người là giá trị thiêng liêng và cao cả, là thể hiện phẩm giá con người nên không có trật tự hàng thứ, không có sự phân biệt giữa các chủ thể (con người). Tại khu vực này, "mọi người được làm những gì mà pháp luật không cấm". Phương pháp tư duy pháp lý này được nhiều quốc gia châu Âu lục địa gọi là phương pháp luật tư và khu vực pháp luật này được gọi là lĩnh vực luật tư.
Trong khi đó, đối với khu vực thứ hai "Khu vực của các quan hệ có dấu hiệu quyền lực công cộng" đây là những quan hệ pháp luật có dấu hiệu quyền lực nhà nước chủ yếu là những quan hệ giữa nhà nước và công dân (các quan hệ hành chính công). Như đã trình bày ồ trên, xét về phương diện quyền lực và sức mạnh thì đây là mối quan hệ giữa "voi và kiến".
Vì vậy, một hệ thống pháp luật nhân đạo, mà đây cũng chính là một trong những yêu cầu của một nhà nước pháp quyền, phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu và tỉnh táo cảnh giối trước mọi nguy cơ lạm dụng hay khinh xuất từ phía kẻ mạnh. Một sự sơ xuất nhỏ của con voi sẽ tiêu diệt hàng triệu con kiến vô tội. Vì thế, người làm chính sách không thể đem nhân dân ra làm vật thí nghiệm. Đây chính là hạt nhân hợp lý của việc giới hạn và kiểm soát quyền lực công cộng. Bởi lẽ, tại đây, không có sự bình đẳng mà chỉ có sự phục tùng; không có sự lựa chọn mà chỉ có tuân thủ; không có sự thỏa thuận mà chỉ có quyền và nghĩa vụ.
Phương pháp của mặt này được gọi là phương pháp của luật công và khu vực này là pháp luật công. Vì lẽ đó, khẩu hiệu của luật công là "các cơ quan nhà nưốc chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép". Theo đó, tư duy luật công có tính nhân đạo và tiến bộ vì mục tiêu con người. Cũng theo đó, đây cũng là tư tưởng căn bản để kiểm tra (bằng tài phán) tính hợp hiến và hợp pháp của các hành vi hay quyết định hành chính.
Nói đến luật công nó chính là một phần của luật pháp mà cai quản quan hệ giữa cá nhân và nhà nước, và những quan hệ giữa các cá nhân mà có liên quan trực tiếp đến xã hội.
Ví dụ: Luật công như các quy phap (văn bản pháp luạt) bao gồm như: Luật hiến pháp, luật hành chính, luật thuế vụ và luật hình sự,…
Đối với các quan hệ mà luật công cải quản thường thì không cân xứng và không bình đẳng – cơ quan chính phủ (trung tâm hay địa phương) có thể ra quyết định về quyền của cá nhân. Tuy nhiên, theo học thuyết Pháp quyền, nhà cầm quyền chỉ có thể làm việc trong vòng pháp luật (secundum et intra legem). Chính phủ phải tuân theo luật pháp. Một công dân không hài lòng với một quyết định của nhà cầm quyền, có thể kháng cáo lên tòa án để được xem xét.
Dó chính là những luật lệ liên quan đến quan hệ giữa các cá nhân thuộc về luật tư.
Đặc điểm của Luật công thực sự khác so với luật tư (Luật tư còn gọi là Luật cá nhân hoặc Quyền cá nhân, là một phần của Hệ thống pháp luật Dân luật, luật liên quan đến quan hệ giữa các cá nhân, hay là đến lợi ích của các cá nhân, chẳng hạn như luật về hợp đồng. Nó khác biệt với luật công (bao gồm cả luật hình sự), mà liên quan đến đến lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng, hoặc quan hệ có tính thứ bậc (không bình đẳng) giữa nhà nước và công dân. Nói tổng quát, luật tư liên quan đến quan hệ giữa các cá nhân, hoặc cá nhân và nhà nước trong quan hệ bình đẳng, còn luật công thì dính líu tới quan hệ giữa nhà nước và dân chúng nói chung. Ví dụ như: Luật dân sự, Luật kinh Doanh, luật lao động....)
Trân trọng!