1. Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Công ty luật Minh Khuê đóng vai trò là cầu nối hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ nhà đầu tư bao gồm nhưng không hạn chế trong các vấn đề pháp lý sau:

 

1.1 Các dịch vụ trước khi tiến hành đầu tư.

  • Tư vấn về Pháp luật, chủ trương, chính sách Đầu tư của Việt Nam nói chung, và các chính sách pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực Đầu tư cụ thể của nhà Đầu tư;
  • Tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất cho mỗi dự án đầu tư trên cơ sở có lợi nhất cho các nhà đầu tư;
  • Tư vấn các thủ tục ưu đãi đầu tư: miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất…;
  • Tư vấn đăng ký, xin hưởng ưu đãi đầu tư từ một số quỹ hỗ trợ của Chính phủ, Bộ, Thành phố Hà Nội, một số dự án được tài trợ của nước ngoài trong việc triển khai dự án khả thi về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tư vấn và lập hồ sơ dự án để xin phê chuẩn từ cơ quan nhà nước có thẩm quyề n và luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án;
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận Đầu tư;
  • Tư vấn về các vấn đề khác của doanh nghiệp: lao động, thuế, hợp đồng, tranh chấp kinh tế, dân sự, chuyển giao công nghệ, lixăng, đất đai, xây dựng, ...
  • Tư vấn doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn công nghệ tiên tiến và thích hợp thông qua việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
  • Cung cấp thông tin quản lý đất đai, cơ chế tài chính về sử dụng đất, hỗ trợ thuê đất, chuyển nhượng cho thuê lại dự án và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Thực hiện uỷ quyền, đại diện nhà đầu tư liên hệ với các cơ quan chức năng để triển khai dự án.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi:1900.6162

1.2 Các dịch vụ khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư

  • Cung cấp, thu thập thông tin nghiên cứu và đánh giá thị trường cho các Doanh nghiệp có nhu cầu.
  • Tư vấn về tính hợp pháp và soạn thảo các hợp đồng liên quan đến quá trình đầu tư;
  • Tìm kiếm và giới thiệu đối tác để đầu tư có hiệu quả;
  • Các dịch vụ khác mà nhà đầu tư có nhu cầu ( theo quy định của pháp luật).

Trong trường hợp quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư: Tô Thị Phương Dung - Phó giám đốc công ty luật Minh Khuê qua số: 0986.386.648 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc cũng có thể gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hồi đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

 

2. Câu hỏi thường gặp về đăng ký đầu tư tại Việt Nam

Luật Minh Khuê phân tích một số câu hỏi liên quan đến hoạt động xin cấp phép đầu tư tại Việt Nam, cụ thể như sau:

 

2.1 Các trường hợp tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư?

Gồm 02 trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án.
  • Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

 

2.2 Trách nhiệm quản lý của nhà nước về đầu tư như thế nào?

Theo Luật đầu tư nước ngoài năm 2020 qqquy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư:

  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.
  • Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.
  • Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

 

2.3 Những lĩnh vực đầu tư nào cần có điều kiện?

Theo quy định của luật đầu tư nước ngoà, những lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:

  1. Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
  2. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
  3. Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
  4. Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
  5. Dịch vụ giải trí;
  6.  Kinh doanh bất động sản;
  7. Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
  8. Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
  9. Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

2.4 Việc huỷ bỏ hợp đồng thương mại được quy định như thế nào?

Điều 312, Luật Thương mại của Việt Nam có quy định:

1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.