1. Vài đặc điểm về Cà Mau
Cà Mau được biết đến là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc goáp hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Với diện tích tự nhiên là hơn 5 nghìn km2. Cà Mau gồm 6 huyện và 1 thành phố bao gồm Thành phố Cà Mau và các huyện như Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển. Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước có hiện tượng bồi lở cả hai phía biển Đông và Tây. Khí hậu Cà Mau là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao thuộc loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Tài nguyên đất của Cà Mau do phù sa bồi tụ, được hình thành bởi hai dòng hải lưu ở biển Đông và Vịnh Thái Lan nhận phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. Rừng tràm U Minh được nhắc đến nhiều mỗi khi nhắc đến tài nguyên rừng của tỉnh Cà Mau. Loại rừng này có giá trị cao về đa dạng sinh học, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đất, thuỷ văn, trữ nước ngọt, cung cấp nước ngọt cho người và động vật hoang dã, ngăn cản việc chua hoá đất đai, điều hoà khí hậu, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập nội địa. Rừng ngâp lợ cây tràm chiếm ưu thế tuyệt đối , dưới tán rừng có nhiều loài dây leo và câu nhỏ khác. Có nhiều loài động vật như heo rừng, khỉ, trăn, rùa trúc, ...
Ngoài tài nguyên rừng, biển Cà Mau có chiều dài trên 254km, chiếm 1/3 chiều dài bờ biển vùng ĐBSCL, chiếm 7.8% chiều dài bờ biển của cả nước, có nhiều cửa sông ăn thông ra biển. Có trữ lượng cá nổi ước khoảng 320 ngàn tấn, cá đáy 530 ngàn tấn, với 661 loài, 319 giống, thuộc 138 họ. Nhiều loại tôm cá có giá trị và sản lượng lớn như Tôm, mực, ghệ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá mú. Cà Mau phát triển bởi nghề nuôi trong thuỷ sản, diện tích gần 300 nghìn ha, chủ yếu nuôi quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến, công nghiệp, bán công nghiệp với các mô hình chuyên tôm, tôm từng, tôm lúa kết hợp. Càu Mau tiếp giáp với Campuchi, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia gần tuyến hàng hải quốc tế nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế, bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.
Trên đây là một vài đặc điểm về tỉnh Cà Mau, dưới đây là những thông tin về dịch vụ tư vấn, xử lý vi phạm nhãn hiệu.
2. Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý vi phạm xâm phạm nhãn hiệu
Pháp luật quy định có 5 dấu hiệu dùng để nhận biết những hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu. Khi phát hiện có những dấu hiệu nêu trên thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu xử lý vi phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP cụ thể:
- Chủ thể bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra đối với quyền sở hữu công nghiệp của mình
- Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm.
Những chủ thể này khi thực hiện yêu cầu xử lý vi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì phải nêu rõ tính chất, mức độ vi phạm trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp các tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Ngoài chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền thông báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh, xử phạt vi phạm. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm.
Như vậy, những chủ thể nêu ở trên có quyền yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu. Nếu không thể tự mình yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu thì khách hàng liên hệ với công ty Luật Minh Khuê để chúng tôi hỗ trợ khách hàng giải quyết.
3. Quy trình tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Cà Mau của công ty Luật Minh Khuê
Để tiến hành tư vấn xử lý vi phạm liên quan đến hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu thì chủ thể có quyền sở hữu cầncung cấp cho công ty Luật Minh Khuê những tài liệu như sau:
- Giấy ủy quyền sẽ cho công ty Luật Minh Khuê cấp theo mẫu của công ty và dựa trên nội dung mà khách hàng muốn ủy quyền để chúng tôi và khách hàng sẽ ký với nhau
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chứng minh thư công chứng đối với chủ văn bằng nhãn hiệu là cá nhân;
- Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp;
- Mẫu sản phẩm của bên vi phạm nhãn hiệu hoặc tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của bên vi phạm;
- Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (nếu có).
Sau khi nhận được các tài liệu trên, thông qua hợp đồng ủy quyền luật Minh Khuê sẽ tiến hành thực hiện giám định nhãn hiệu để có chứng cứ chứng minh việc vi phạm của bên vi phạm so với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Giám định nhãn hiệu
Sau khi nhận ủy quyền của doanh nghiệp, cá nhân, Luật Việt An tiến hành thực hiện thủ tục Giám định nhãn hiệu tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ.
- Tra cứu, xác định chính xác đối tượng giám định;
- Tra cứu, xác định chính xác nội dung yêu cầu giám định;
- Thời gian giám định nhãn hiệu thông thường là 22 ngày làm việc, hoặc giám định nhanh nhất là 03 ngày làm việc.
Bước 2: Tư vấn cảnh báo vi phạm đối với bên vi phạm
Sau khi có kết quả Giám định nhãn hiệu, Công ty Luật Minh Khuê tiến hành thực hiện cảnh báo thông qua tư cách đại diện sở hữu trí tuệ yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu:
- Tra cứu, xác định chính xác thông tin đơn vị vi phạm;
- Tư vấn, soạn thảo các văn bản yêu cầu đơn vị vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm nhãn hiệu.
- Đại diện cho doanh nghiệp liên hệ làm việc với bên vi phạm yêu cầu chấm dứt vi phạm.
Bước 3: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của đơn vị vi phạm bằng biện pháp hành chính: Đại diện thực hiện thủ tục xử lý theo vi phạm hành chính: liên hệ và tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan quản lý thị trường, Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Cơ quan Công an Kinh tế, thanh tra Khoa học công nghệ; Bộ thông tin truyền thông, …
Điều kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu bao gồm: phải có đơn yêu cầu xử lý vi phạm và kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu và phải có tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn như: Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu; chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; van bản hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ; vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét; bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ; biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm. Các tài liệu, hiện vật nêu trên phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
4. Dịch vụ tư vấn, xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Cà Mau của công ty Luật Minh Khuê
Với nhiều năm có kinh nghiệm trong nghề đặc biệt là trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi tin là sẽ đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn chất lượng, uy tín với quy trình tư vấn như sau:
- Chúng tôi sẽ xác định đối tượng vi phạm sở hữu trí tuệ, xem xét các dấu hiệu vi phạm cũng như kiểm tra tính hợp pháp của đối tượng vi phạm
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của chủ thể khác;
- Tư vấn về những hình thức xử lý cũng như mức xử phạt vi phạm liên quan đến việc xâm phạm vào quyền sở hữu nhãn hiệu;
- Soạn thảo văn bản yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Thu thập hồ sơ để gửi lên cơ quan có thẩm quyền giám định nhãn hiệu;
- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ;
- Trong trường hợp cần thiết, Luật sư bên công ty sẽ tham gia tố tụng trong vụ án dân sự với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề "Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu Cà Mau nhanh, uy tín nhất" mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư Tô Thị Phương Dung qua số điện thoại: 0986386648 hoặc qua hotline: 19006162 hoặc email:lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách. Trân trọng.