Bảng so sánh, phân biệt tội cưỡng đoạt tài sản và tội cướp tài sản
Cơ sở pháp lý | Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 | Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 |
Trạng thái của bị hại | Nạn nhân vẫn có thời gian để chống cự, không ngay lập tức mất hoàn toàn khả năng chống cự như cướp tài sản. | Người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. |
Mặt khách quan | Hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định có thể là: + Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc + Hành vi (khác) uy hiếp tinh thần người khác. Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản không có đặc điểm “ngay tức khắc”. Đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc còn đe dọa dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản là đe dọa sẽ dùng vũ lực. Giữa hành vi đe dọa và việc dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản có khoảng cách về thời gian. Sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa đến mức có thể làm tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà chỉ có khả năng khống chế ý chí của họ. Người bị đe dọa còn có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để lựa chọn xử sự của mình. Hành vi (khác) uy hiếp tinh thần lă hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa. Hành vi uy hiếp tinh thần có thể được thực hiện bằng một số thủ đoạn như đe dọa huỷ hoại tài sản của người bị đe dọa; đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức của người bị đe dọa; đe dọa loan những tin thuộc về đời tư (mà người bị đe dọa muốn giữ kín) V.V.. Những điều đe dọa này có thể có thực, có thể không có thực hoặc chỉ có thực một phần. Điều luật không giới hạn những thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội cưỡng đoạt tài sản. Bất cứ thủ đoạn nào có thể uy hiếp, khống chế được ý chí của người khác đều được coi là thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội cưỡng đoạt tài sản. Người bị đe dọa có thể là chủ tài sản hoặc chỉ là người có trách nhiệm đối với tài sản. | - Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm Điều luật quy định 03 dạng hành vi khách quan của tội cướp tài sản. Đó là: - Hành vi dùng vũ lực; - Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; - Hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào người khác để họ không thể hoặc không dám chống cự lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực phải là hành vi nhằm vào con người. Những hành vi không nhằm vào con người đều không phải là hành vi dùng vũ lực theo quy định của điều luật. Người bị hành vi dùng vũ lực tác động có thể là chủ tài sản, là người có trách nhiệm quản lý hay bảo vệ tài sản nhưng cũng có thể là người bất kỳ mà chủ thể thực hiện hành vi dùng vũ lực cho rằng người này đang hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình. Hành vi dùng vũ lực có thể là đánh, chém, trói, V.V.. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc được hiểu là hành vi (lời nói hoặc bằng cử chỉ hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Vũ lực đe dọa sẽ thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đe dọa nhưng cũng có thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thích với người bị đe dọa. Dấu hiệu “ngay tức khắc" ở đây có ý nghĩa quan trọng để phân biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp với hành vi đe dọa “sẽ” dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản. Dấu hiệu này vừa dùng để chỉ sự nhanh chỏng về mặt thời gian (xảy ra ngay lập tức) và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh liệt nhằm làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Sự đe dọa này có khả năng làm tê liệt ý chí của người bị đe dọa. Để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực có tính chất như vậy hay không và qua đó khẳng định có phải là tội cướp tài sản hay không, cần dựa vào những tình tiết sau: - Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa (dọa làm gì? thái độ đe dọa như thế nào?); - Tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; - Hoàn cảnh không gian và thời gian; - Tình hình trật tự xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi phạm tội V.V.. Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi chủ thể đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện ra bên ngoài là dùng vũ lực ngay tức khắc mà không đòi hỏi chủ thể phải thực sự có ý định dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có đủ điều kiện để dùng vũ lực ngay tức khắc. Như vậy, những trường hợp chỉ làm ra vẻ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng không có ý định hoặc không có điều kiện dùng vũ lực ngay tức khắc cũng đã thỏa mãn dấu hiệu “ngay tức khắc” của tội cướp tài sản. Ví dụ: Dùng súng giả dọa bắn chết ngay. Hành vi (khác) làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt như hành vi sử dụng thuốc gây mê, thuốc ngủ V.V.. Những hành vi này được coi là cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc vì cùng có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt. |
Mặt chủ quan | Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp chuyển hoá tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác, nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản, thì cũng phạm vào tội này. Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt tài sản. Việc thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần đã được quy định là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Neu không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì các hành vi này không phải là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Do “chiếm đoạt” chỉ được quy định là mục đích nên việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của tội cưỡng đoạt tài sản chỉ phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện hành vĩ đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc hành vi uy hiếp tinh thần được mô tả trong điều luật như trình bày trên mà không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa | Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.Cả ba dạng hành vi khách quan được nêu trên đều thể hiện lỗi của chủ thể thực hiện là lỗi cố ý. Khi thực hiện, chủ thể đều biết rõ tính chất của hành vi mà mình thực hiện. - Dấu hiệu mục đích phạm tội: Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt tài sản. Khi thực hiện hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được, chủ thể thực hiện có mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong thực tế, có thể có trường họp chủ thể đã chiếm đoạt được tài sản bằng thủ đoạn không phải là thủ đoạn của tội cướp tài sản như bằng thủ đoạn của tội trộm cắp tài sản hoặc của tội cướp giật tài sản... nhưng ngay sau đó đã bị phát hiện và người phạm tội đã tấn công lại’ người ngăn cản (bằng những thủ đoạn của tội cướp) nhằm giữ bằng được tài sản vừa chiếm đoạt trước đó. Mục đích giữ bằng được tài sản vừa chiếm đoạt được xét về bản chất là để có thể tiếp tục việc chiếm đoạt. Do vậy, mục đích này cũng được coi là dạng đặc biệt của mục đích chiếm đoạt tài sản và thực tiễn xét xử từ trước đến nay coi trường họp này là trường họp chuyển hoá từ một số hình thức chiếm đoạt tài sản thành cướp tài sản. Như vậy, những hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích giữ tài sản vừa chiếm đoạt được cũng bị coi là cấu thành tội cướp tài sản. Do “chiếm đoạt” chỉ được quy định là mục đích nên việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành của tội cướp tài sản chỉ phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện một trong ba dạng hành vi được mô tả trong điều luật như trình bày trên mà không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản hay chưa. |
Mặt khách thể | Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. | Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước của tô chức và công dân. |
Mặt chủ thể | Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 14 tuổi trở lên nếu hành vi phạm tội thuộc các khoản 2, 3 và 4 của điều luật hoặc là người từ đủ 16 tuổi trở lên nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật. | Chủ thể của tội cướp tài sản được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 14 tuổi trở lên |
Mọi vướng mắc pháp lý, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê hỗ trợ trực tuyến.