Diễn biến của tội phạm là sự thay đổi thực trạng của tội phạm xét về mức độ và về tính chất theo thời gian trong đơn vị thời gian xác định.
Để đánh giá nội dung này của tình hình tội phạm người nghiên cứu phải dựa trên các kết quả thu được về thực trạng của tội phạm theo từng năm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Kết quả phản ánh thực trạng của tội phạm ở năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu được coi là kết quả gốc. Kết quả thu được về thực trạng của tội phạm trong các năm tiếp theo được đối chiếu với kết quả gốc và với kết quả của năm ưước đó. Ket quả so sánh cho phép người nghiên cứu khẳng định xu hướng vận động và mức độ vận động của tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu (5 năm, 10 năm hoặc một đơn vị thời gian nhất định khác). Xét về mức độ, đó có thể là: tương đối ổn định, có xu hướng tăng, có xu hướng giảm hoặc trong tình trạng dao động khi tăng khi giảm. Xét về tính chất, có thể có các nhận xét về sự ổn định hay thay đổi của tính nghiêm trọng nói chung hay của tính nghiêm trọng ở một khía cạnh cụ thể như khía cạnh tái phạm, khía cạnh chủ thể là người chưa thành niên hay khía cạnh mức độ, tính chất của hậu quả của tội phạm ...
Như đã trình bày, đánh giá tình hình tội phạm đòi hỏi phải đánh giá tình hình tội phạm thực, bao gồm cả tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Đặc biệt, khi đánh giá diễn biến của tội phạm lại càng phải chú ý đến điều này. Đánh giá diễn biến của tội phạm khi dựa trên số liệu tội phạm rõ chỉ đảm bảo độ chính xác khi độ ẩn có sự ổn định tương đối.
Hiện nay, khi nói đến diễn biến của tội phạm các tác giả nghiên cứu thường chỉ đề cập sự diễn biến về mức độ. Theo đó, các số liệu được dùng để đánh giá diễn biến chỉ được bó hẹp trong hai loại số liệu là số liệu về tổng tội phạm đã xảy ra và tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm đã xảy ra đó. Đánh giá về diễn biến của tội phạm như vậy mới chỉ là đánh giá sự thay đổi của tội phạm xét về mức độ. Đánh giá này chưa phản ánh được đầy đủ sự thay đổi của tội phạm vì chưa đánh giá được sự thay đổi của tội phạm xét về tính chất. Để đánh giá được đúng sự vận động của tội phạm xét về tính nghiêm trọng cần phải xét cả hai sự vận động - vận động của tội phạm xét về mức độ và vận động của tội phạm xét về tính chất. Hai sự vận động này có thể không tỉ lệ thuận với nhau và cũng có thể không cùng “tốc độ”. Như vậy, ngoài hai loại số liệu về mức độ các số liệu khác phản ánh các cơ cấu bên trong của tội phạm đều phải được đánh giá để có được nhận xét về xu hướng vận động của tội phạm xét về tính chất. Các loại số liệu này không có tính cố định như hai loại số liệu phản ánh sự vận động của tội phạm xét về mức độ. Tùy từng loại tội phạm được nghiên cứu mà cần có các số liệu tương ứng của các cơ cấu khác nhau của tội phạm mà các cơ cấu đó phản ánh được thực trạng của tội phạm xét về tính chất.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm đòi hỏi trước hết là so sánh các số liệu phàn ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ (đặc điểm định lượng). Đó là so sánh số tổng tội phạm và số tổng người phạm tội của từng năm so với năm gốc (năm đầu của đơn vị thời gian nghiên cứu) và so với năm trước đó. Qua so sánh cần rút ra được xu hướng vận động (ổn định, tăng hoặc giảm) và mức độ vận động (tốc độ tăng hoặc giảm).
Các con số phản ánh tội phạm về xu hướng vận động nói trên cần được thể hiện trên các bảng số liệu và đặc biệt là trên các đồ thị - hình thức trình bày phù hợp nhất mà qua đó có thể thấy ngay được sự vận động của tội phạm trong đơn vị thời gian nghiên cứu. Để đánh giá khái quát diễn biến của tội phạm xét về lượng cũng có thể sử dụng các công thức khác nhau trong việc tính chỉ số gia tăng của tội phạm.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm, ngoài việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm xét về đặc điểm định lượng còn đòi hỏi phải so sánh các số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất (đặc điểm định tính). Đây là đòi hỏi phức tạp hơn nhung cũng quan trọng hơn. Khi nghiên cứu diễn bỉến của tội phạm xét về đặc điểm định lượng, chỉ cần đánh'giả hai loại số liệu - số liệu về tổng tội phạm và số liệu về tổng người phạm tội. Đó là yêu cầu chung cho tất cả các trường hợp được nghiên cứu. Nhưng khi nghiên cứu diễn biến của tội phạm xét về đặc điểm định tính thì vấn đề không đon giản như vậy. Người nghiên cứu phải tự dự kiến các loại số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất cần được so sánh - so sánh để thấy được xu hướng vận động. Đó có thể là các số liệu hàng năm trong phạm vi nghiên cứu về loại tội (ti lệ tội cố ý; tỉ lệ tội đặc biệt nghiêm trọng; rất nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng), về hình thức phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm và đồng phạm có tổ chức), về công cụ, phương tiện phạm tội (tỉ lệ các vụ phạm tội có sử dụng vũ khí. vũ khí nóng ...), về thủ đoạn phạm tội (ti lệ vụ phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn ...), về tính chất và mức độ của hậu quá, về nhân thân người phạm tội (tỉ lệ người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm; tỉ lệ người phạm tội là người chưa thành niên ...), về động cơ phạm tội (tỉ lệ vụ phạm tội có động cơ tư lợi, ...), về nạn nhân (tỉ lệ nạn nhân là trẻ em, là người chưa thành niên ...), ...
Các loại số liệu nêu trên chỉ là các ví dụ có tính chất để tham khảo. Sử dụng loại số liệu nào và cách sử dụng như thế nào cũng như cân thêm loại số liệu nào là hoàn toàn do người nghiên cúư quyết định đế phục vụ cho việc đánh giá xu hướng vận động của tội phạm xét về tính chất.
Nghiên cứu diễn biến của tội phạm để thấy được xu hướng vận động của hiện tượng tội phạm. Nhưng việc nghiên cứu này cũng đồng thời đòi hỏi phải giải thích được nguyên nhân của sự vận động, đặc biệt là các biến động bất thường. Sự giải thích này là một trong các cơ sở giúp cho việc dự báo tội phạm cũng như việc đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)