1. Thuyết phân tâm học

Thời gian: Từ năm 1920 đến nay

Học giả tiêu biểu: Sigmund Freud

Sigmund Freud (1856 - 1939) là người sáng lập của thuyết phân tâm học. Ông đã xuất bản rất nhiều công trình khoa học, trong đó có 2 công trình nổi tiếng nhất lẳ: “Giải mã những giấc mơ” và “Bốn khái niệm cơ bản của phân tâm học”.

Trên cơ sở nghiên cứu, ông đã khẳng định tồn tại năng lực tình dục thúc đẩy hành vi của nhân loại. Năng lực tình dục đó được ông gọi là libido. Bản năng libido có 2 lực lượng đối chọi nhau. Đó là Eros - Bàn năng sống hướng chúng ta tới hoạt động và Thanatos - Bản năng chết thúc đẩy tới những hoạt động tự hủy diệt/0 Ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực này là ba thành tố: bản năng, bản ngã và siêu bản ngã.

Bản năng (id) có ngay từ lúc mới sinh, chỉ những lực lượng nguyên thủy của sự sống giống nhau cho tất cả các sinh vật. Các hành động đều có nguồn gốc từ sự khoái lạc vô thức. Bản năng tượng trưng cho phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân.

Bán ngã (ego) là sự thể hiện cá tính tâm lý của mỗi người. Bản ngã được thể hiện trong những hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ cho phép kiểm soát, kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Bản ngã có thể đè nén xung đột bản năng và kiềm chế khoái lạc. Như vậy, bản ngã vượt khỏi sự thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hơn là sự tự chủ. Bản ngã tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.

Siêu bàn ngã (superego) được xem như là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội. Nó có thể được coi như mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân. Siêu bản ngã đấu tranh để cho các hành vi hoàn thiện bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Siêu bản ngã biểu hiện cho phần giá trị văn hoá với chức năng như là lương tâm cá nhân.

Sigmund Freud cho rằng tội phạm là kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó, phần bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, lấn át đến mức không thể nào kiểm soát được trong sự kết hợp với biểu hiện kém của siêu ngã; cùng lúc đó, bản ngã tức là phần lý trí có chức năng kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản năng và siêu bản ngã hoạt động không tương xứng trực tiếp, kém hiệu quà.

Thuyết phân tâm học ngay từ khi ra đời cho đến nay đã ành hưởng rộng khắp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngay từ thời đại của ông cũng như cho đến hiện nay vẫn có nhiều học giả phê phán quan điểm của ông. Trong đó, quan điểm bị phê phán nhiều nhất là ông đã coi nhẹ vai trò của môi trường sống, vai trò của giáo dục cá nhân và đề cao tính quy định sinh học của hành vi tính dục.

 

2. Thuyết bắt chước (Modeling theory)

Thời gian: Từ năm 1890 đến nay.

Học giả tiêu biểu: Gabriel Tarde, Alber Bandura.

Gabriel Tarde (1843 - 1904) là nhà xã hội học, tầm lý học, tội phạm học người Pháp. Với công trình "Luật bắt chước" (1890) ông cho rằng cơ sở của bất kì xã hội nào đều là sự bắt chước. Trong xã hội, hành vi của mỗi người thực chất là sự bắt chước hành vi của người khác. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng người phạm tội là những người bình thường đã học theo (bắt chước) việc phạm tội từ người khác. Từ đó, ông đã xây dựng và phát triển lý thuyết của mình trong thuật ngữ “luật bắt chước” - nguyên tắc chi phối một người khiến anh ta đi vào con đường phạm tội. Theo Gabriel Tarde, nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt chước hành vi phạm tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát.

Gabriel Tarde chia các trường hợp bát chước ra làm 3 loại:

1) Cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số tiếp xúc của họ;

2) Những người cấp thấp hơn bắt chước những người ở cấp trên họ. Ví dụ như người nghèo có thế có hành vi bắt chước người giàu, người trẻ hơn có thể có hành vi bắt chước người già hơn;

3) Khi hai khuôn mẫu hành vi mâu thuẫn nhau, một cái có thể chiếm vị trí của cái kia tương tự như súng thay thế cho dao với tư cách là vũ khí giết người.

Thuyết bắt chước chiếm một vị trí đáng kể trong tội phạm học khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm trên cơ sở tâm lý bắt chước - trạng thái tâm lý khá phổ biến của cá nhân. Thuyết bắt chước đã đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để phòng ngừa tội phạm như: bố mẹ cần kiểm soát chặt chẽ con cái và không nên có hành vi xấu dễ làm con cái bắt chước như hành vi bạo lực gia đình, cần kiểm soát nghiêm ngặt phim ảnh bạo lực... Tuy nhiên, vì quá nhấn mạnh đến tâm lý bắt chước của cá nhân, do đó thuyết này bị chỉ trích là đề cao vai trò của tác động môi trường sống và coi nhẹ quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. Xem thêm: Phân tích các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)