1) Giai cấp vô sản là giai cấp chiếm số đông trong xã hội, không có tư liệu sản xuất và là giai cấp không có quyền lực trong xã hội.
2) Giai cấp tư sản là giai cấp chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại chiếm hữu tư liệu sản xuất và là giai cấp có quyền lực trong xã hội.
Từ đó dẫn đến xung đột quyền lợi giai cấp sâu sắc, hình thành cuộc đấu tranh giai cấp. Như vậy, nguồn gốc của tội phạm là do xung đột quyền lợi giữa các giai cấp đối kháng trong xã hội. Quan điểm này của Marx đã phản ánh được phần nào nguyên nhân của tội phạm, tuy nhiên, lại chưa giải thích được nguyên nhân phạm tội giữa những người nghèo với nhau, hoặc giữa những người giàu với nhau. Thực tế cho thấy, trong xã hội có một số tội phạm nảy sinh do xung đột quyền lợi giai cấp, tuy nhiên có những tội phạm xảy ra lại chẳng liên quan gì đến giai cấp. Ví dụ như tội phạm mua bán phụ nữ hoặc tội phạm ma túy, tội phạm tham những..,
Nhiều nhà tội phạm học chịu ảnh hưởng tư tưởng của Marx và từ đó hình thành các thuyết xung đột xã hội trong tội phạm học. Trong đó có các thuyết sau:
1. Tội phạm học cấp tiến
Thời gian: Từ năm 1960 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Ralf Dahrendorf, George B.Vold, Austin Turk, William Chambliss, Richard Quiney.
- Tội phạm học cấp tiến thời kì đầu:
Người có công dẫn đến sự ra đời tội phạm học cấp tiến là George B.Vold. Vào năm 1958, ông xuất bản cuốn “Tội phạm học lý thuyết” (Theoretical Criminology). Thay vì giải thích tội phạm như là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, ông nhấn mạnh cần nhận thức tội phạm như là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. ông đã mô tả nguyên nhân của tội phạm là xung đột về chính trị giữa các nhóm người trong cuộc đấu tranh vì quyền lực, kiểm soát và các điều kiện sinh tồn. Các quyền lợi và nhu cầu của các giai cấp có tác động qua lại với nhau đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các giai cấp để duy trì hoặc mở rộng vị thế kiểm soát của giai cấp này với giai cấp khác (về tài sản, giáo dục, việc làm, luật pháp...). Cuộc cạnh tranh này được thể hiện như là cuộc đấu tranh hoặc xung đột chính trị giữa giai cấp có quyền lực nắm quyền làm luật, kiểm soát pháp luật với giai cấp khác - những người này lại chiếm số đông trong xã hội. Ông nhấn mạnh:
“Toàn bộ quá trình chính trị của lập pháp, vi phạm pháp luật, tuân thủ pháp luật phản ánh một cách trực tiếp những xung đột cơ bản, sâu sắc về quyền lợi giữa các nhóm người... Những người làm ra pháp luật với sự kiểm soát quyền lực và làm ra chính sách có quyền xác định những hành vi nào bị coi là lội phạm”.
Theo Void, nhóm người quyền lực trong xã hội sẽ làm ra luật để bào vệ quyền và lợi ích của họ. Và như vậy, tội phạm sẽ là những hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích của thiểu số người có quyền lực trong xã hội.
Vào giữa thế kỉ XX, trong tác phẩm “Tội phạm và trật tự pháp lý” (1969), Austin Turk đã viết: Sẽ là hữu ích hơn khi nhìn nhận trật tự xã hội về cơ bản như là hình mẫu của xung đột hơn là giải thích nguyên nhân .của tội phạm trên cơ sở hành vi hay tâm lý. Cũng như các nhà tội phạm học xung đột khác, ông cho rằng luật pháp như là công cụ đắc lực của nhóm người có quyền lực trong xã hội trong quá trình cố gắng kiểm soát những người khác. Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, ông cho ràng tội phạm là hậu quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, nó đưa đến việc áp dụng pháp luật của những người có quyền lực đổi với những người không có quyền lực trong xã hội.
- Tội phạm học cấp tiến ngày nay:
Tội phạm học cấp tiến ngày nay phát triển khá đa dạng, phức tạp hơn thời kì đầu. Tội phạm học cấp tiến ngày nay đã giải thích nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ các Điều kiện xã hội trong đó những người có quyền lực trong xã hội giàu có, được tổ chức lót về chỉnh trị đã hạn chế hoặc tước bỏ quyền lợi của những người khác ít tài sản hơn. Học giả tiêu biểu của thời kì này là William Chambliss và Richard Quenney.
William Chambliss là giáo sư xã hội học Mỹ. Theo ông, những gì thúc đẩy dẫn đến hành vi phạm tội là do quyền lực “áp đặt” của nhà nước để buộc phải tuân thủ ý chí của giai cấp nắm quyền thống trị xã hội. Ông đã đưa ra một so thuật ngữ chung giải thích về thuyết xung đột như sau: a) Xã hội là nơi mà các cuộc đấu tranh đa dạng xảy ra; b) Phương diện xung đột coi nhà nước như là nhân tố quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh đó và nhà nước nằm trên một phía chống lại phía khác. Sự cưỡng chế (thường là hình thức pháp luật) là nhân tố cơ bản giúp cho duy trì các thiết chế xã hội như tài sản cá nhân, chế độ nô lệ và các thiết chế khác đã tạo ra bất bình đẳng về quyền lợi và sự ưu đãi. Chính bất bình đẳng xã hội đã tạo ra các biện pháp cưỡng chế; c) Bất bình đẳng xã hội là nguồn gốc cơ bản của xung đột xã hội; d) Nhà nước và pháp luật là những công cụ của giai cấp thống trị để đàn áp những người lao động nhằm bảo vệ lợi ích của họ; e) Giai cấp là nhóm xã hội với những khác biệt về quyền lợi đã dẫn tới xung đột với giai cấp khác đối lập về lợi ích.
Như vậy, nhân tố cơ bản của phương diện xung đột là hiểu và nghiên cứu mối quan hệ giữa các giai cấp xã hội và bất bình đẳng xã hội.
Năm 1971, Chambliss cùng với Rober T. Seidman xuất bản cuốn “Luật pháp, trật tự và quyền lực”. Trong tác phẩm này, hai ông đã thể hiện một số quan điểm thực chất là cầu nối tư tưởng của các nhà tội phạm học cấp tiến thời kì đầu với tư tường cấp tiến mạnh mẽ hơn của những nhà tư tưởng mác-xít. Thông qua việc nhấn mạnh hơn những vấn đề như: giai cấp xã hội, quyền lợi giai cấp, xung đột giai cấp, cuốn “Luật pháp, trật tự và quyền lực” thể hiện cách tiếp cận của nhà tội phạm học mác-xít, các ông đã bóc trần một cách trực diện chính chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân thúc đẩy con người ta đi vào con đường tội phạm. Hai ông đã tóm tắt 4 luận điểm như sau:
+ Những điều kiện sống của cá nhân ảnh hưởng đến giá trị và những chuẩn mực của người đó. Các xã hội đa dạng được tạo bởi các giai cấp với điều kiện sống rất khác nhau.
+ Các xã hội đa dạng bởi vậy được tạo thành từ những khác biệt ở mức cao và những khuynh hướng xung đột chuẩn mực.
+ Từng giai cấp nhất định có những hệ thống chuẩn mực riêng được thể hiện trong luật nhưng không được phân chia đều giữa các giai cấp và nó có liên quan mật thiết đến vị trí kinh tế, chính trị của giai cấp đó.
+ Những quy định của luật chủ yếu phản ánh quan điểm của giai cấp có địa vị kinh tế hoặc chính trị cao horn trong xã hội.
Nhà tội phạm học tiêu biểu khác của thời kì này là giáo sư, tiến sĩ xã hội học Richard Quiney. Trong tác phẩm: “Giai cấp, nhà nước và tội phạm”(1977),. ông tranh luận rằng phần lớn các tội phạm thực hiện bởi những người thuộc giai cấp thấp kém trong xã hội, điều này là cần thiết vì sự sống của những thành viên thuộc về giai cấp này. Ông cho rằng tội phạm là tất yếu, không thể tránh khỏi trong điều kiện xã hội tư bàn vì tội phạm là sự phản ứng lại những điều kiện vật chất của cuộc sống. Giải pháp của Quiney đối với vấn đề tội phạm là xây dựng và phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa. Ông cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản, nó là kết quả của trật tự xã hội, không phải là chủ nghĩa không tưởng.
2. Tội phạm học phê phán
Thời gian: Từ năm 1970 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Elliott P.Currie
Một số nhà tội phạm học cho ràng tội phạm học cấp tiến thực chất cũng là tội phạm học phê phán. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này vẫn có điểm khác. Sự khác biệt giữa tội phạm học phê phán và tội phạm học cấp tiến là tội phạm học phê phán chỉ thể hiện quan điểm lên án, chỉ trích các quan hệ xã hội đã dẫn đến tội phạm. Tội phạm học phê phán nặng về “phê phán” hơn là “tiên plýg thực hiện” nghĩa là giải pháp của nó không có mục đích lật đổ giai cấp thống trị mà chỉ là phê phán, chỉ trích những nhóm người có địa vị trong xã hội. Tiêu biểu cho các học giả của tội phạm học phê phán là Elliott P.Currie - Giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành xã hội học Mỹ.
Currie cho ràng, các xã hội thị trường mà trong các xã hội đó, sự theo đuổi mục đích cá nhân trở thành các nguyên tắc tổ chức chủ đạo của đời sống kinh tế, xã hội - đây là nguyên nhân nuôi dưỡng tội phạm bạo lực ở mức cao. Các xã hội thị trường được đặc trưng bởi các hoạt động kinh doanh tự do, nền kinh tế thị trường tự do. Các điều kiện riêng biệt của các xã hội thị trường đã đưa đến tỉ lệ tội phạm cao bởi vì chúng bỏ bớt hoặc lấn át ngày càng nhiều hơn các nguyên tắc truyền thống. Tỉ lệ tội phạm gia tăng ờ những nước XHCN trước đây ở khắp châu Âu là do sự hình thành, phát triển các xã hội thị trường mới ở những quốc gia này (Làn sóng thứ nhất của plýg trào bình quyền nam nừ điền ra vào năm 1920 ở Mỹ sau khi có sự sửa đồi Hiến pháp Mỹ công nhận quyền bầu cử cúa phụ nừ. Làn sóng thứ hai của plýg trào bình quyền nam nữ xàỵ ra vào thập niên 60 với nhừng yêu cầu mở rộng bình đăng giới trong các lĩnh vực). Đây là ví dụ điển hình giải thích về nguyên nhân tội phạm bắt nguồn từ các xã hội thị trường, ông còn dự báo rằng khi nhiều quốc gia ganh đua với “văn hoá xã hội thị trường” của Mỹ, tỉ lệ tội phạm sẽ tăng trên kháp thế giới.
3. Tội phạm học bình quyền nam nữ
Thời gian: Từ cuối năm 1960 đến nay
Học giả tiêu biểu: Freda Adler, Rita J.Simon, Kthleen Daly
Meda và Chesney-Lind.
Tội phạm học bình quyền nam nữ bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 60, phát triển mạnh trong những năm 70 của thế kỉ trước và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nó ra đời như là phản ứng chống lại sự nhìn nhận sai lệch về giới và sự dập khuôn tội phạm học truyền thống. Tội phạm học bình quyền nam nữ có quan hệ mật thiết với sự nổi lên làn sóng thứ hai của chủ nghĩa bình quyền nam nữ (Second Wave of Feminism/° và nó thể hiện những quan điểm khác nhau của các nhà tư tưởng bình quyền nam nữ (Nó có phạm vi khá rộng từ ảnh hưởng tư tưởng chủ nghĩa Marx, tư tường xã hội chủ nghĩa đến tư tưởng bình quyền nam nữ tự do). Tội phạm học bình quyền nam nữ giải thích nguyên nhân của tội phạm là do sự xung đột và bất bình đẳng trong xã hội chủ yếu trên cơ sở vấn đề giới.
Tội phạm học bình quyền nam nữ thường nghiên cứu những vấn đề sau:
+ Chủng tộc, đạo đức, sự khác biệt về giới trong nghiên cứu về phụ nữ và tội phạm;
+ Văn hoá pha tạp, phương diện quốc tế đổi với phụ nữ và tội phạm;
+ Phụ nữ làm việc trong những nghề nghiệp thuộc về tư pháp hình sự;
+ Tội phạm nữ giới được đối xử như thế nào trong hệ thống tư pháp hình sự;
+ Các trẻ em gái và phụ nữ với tư cách là nạn nhân;
+ Các thuyết bình quyền nam nữ về tội phạm;
+ Phụ nữ với hệ thống tư pháp hình sự.
Thời kì đầu của tội phạm học bình quyền nam nữ trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của học giả Freda Adler.
Freda Adler là giáo sư, tiến sĩ xã hội học người Mỹ. Trong công trình “Những người phạm tội nữ”, Adler đã dự đoán tì lệ tội phạm do nữ giới thực hiện sẽ tăng lên và nó là một trong những kết quả từ plýg trào bình quyền nam nữ của phụ nữ. Adler tranh luận rằng: Plýg trào bình quyền nam nữ mang đến nhiều thay đổi tiến bộ cho địa vị của người phụ nữ thuộc các lĩnh vực như địa vị xã hội, hôn nhân, gia đình, nghề nghiệp. Trươc kia, phụ nữ sống lệ thuộc vào nam giới, suy nghĩ, hành động theo những quan niệm do nam giới áp đặt. Plýg trào bình quyền nam nữ đã đưa đến tự do và nhiều cơ hội hơn trong suy nghĩ và hành động của nữ giới. Đồng thời Adler cũng chỉ ra hạn chế của plýg trào bình quyền nam nữ mang lại. Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành bác sĩ, luật sư, người lýnh thì song hành với điều đó sẽ có nhiều hơn phụ nữ trở thành kè trộm cắp, giả mạo chữ kí, tham ô, khủng bố... Plýg trào bình quyền nam nữ làm tăng cơ hội đối với phụ nữ trong đó có nhiều cơ hội mới cho nữ giới phạm tội. vấn đề tội phạm cổ cồn trắng do phụ nữ thực hiện tăng lên rõ rệt sau khi có plýg trào bình quyền nam nữ, phụ nữ ngày càng nắm giữ các cương vị lãnh đạo thì cơ hội phạm tội càng nhiều hơn. Các lực lượng xã hội, sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày càng có vai trò quan trọng hơn, quyết định hành vi phạm tội hơn là sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. Sự khác biệt về sức mạnh thể chất, kích thước giữa nam và nữ trong một chừng mực nhất định đóng vai trò không quan trọng trong việc sử dụng kĩ thuật và vũ khí hiện đại khi phạm tội. Bằng các số liệu về tỉ lệ phạm tội giữa nam và nữ thu thập trong thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, ở hàng loạt các nước châu Âu và Mỹ, Adler đã đưa ra nhận xét là ngày nay, nhu cầu và tham vọng của phụ nữ ngày càng gần với nam giới hơn, địa vị xã hội của họ ngày càng trở nên ngang bằng với nam giới; cùng với thành quả này thì tội phạm do họ thực hiện ngày càng gần với tội phạm do nam giới thực hiện.
Học giả khác có vai trò quan trọng trong sự phát triển của tội phạm học bình quyền nam nữ thời kì đầu là Rita J. Simon - nhà xã hội học người Mỹ. Trong công trình “Phụ nữ và tội phạm”, bà cố gắng giải thích sự tồn tại khác nhau về tỉ lệ tội phạm giữa nam và nữ trên cơ sở xã hội hơn là cơ sở sinh học. Nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ sự xung đột và bất bình đẳng trong xã hội chủ yếu trên cơ sở giới. Trong xã hội trước đây, phụ nữ phải đương đầu với vấn đề ít có cơ hội về kinh tế, xã hội, do vậy họ phải chịu nhiều thiệt thòi. Khi bình đẳng giới trong xã hội được nâng cao sẽ đưa tới nhiều cơ hội thuận lợi cho nữ giới. Phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các quan hệ kinh tế, xã hội, do đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Bên cạnh đó, cơ hội đế họ có thể phạm tội cũng nhiều hơn. vấn đề tội phạm do nam và nữ thực hiện sẽ có nhiều điểm giống nhau hơn.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)