Mục lục bài viết
Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể được phân loại theo các cách khác nhau. Căn cứ vào cách thức tiến hành, có thể phân chia các phương pháp thu thập dữ liệu thành phương pháp thực nghiệm và các phương pháp quan sát hay phi thực nghiệm (bao gồm các phương pháp còn lại). Căn cứ vào tính chất của dữ liệu được thu thập có thể phân chia thành các phương pháp thu thập dữ liệu định lượng và các phương pháp thu thập dữ liệu định tính. Căn cứ vào nguồn gốc dữ liệu được thu thập có thể phân chia thành phương pháp thu thập dữ liệu mới và phương pháp thu thập dữ liệu sẵn có (được người khác thu thập ban đầu vì mục đích khác). Đây cũng có thể gọi là sự phân biệt giữa phương pháp thu thập dữ liệu mới và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu).
1. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu thập dữ liệu từ những quan sát về tác động của những biến đổi được gây ra có chủ định cho một yếu tố (biến độc lập) đối với một yếu tố khác (biến phụ thuộc). Để thực hiện phương pháp này trong nghiên cứu tội phạm học cần phải lựa chọn hai nhóm thuộc đối tượng nghiên cứu: Nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra. Nhóm thực nghiệm là nhóm nhận được điều kiện thực nghiệm, như sự xử lý hay can thiệp có chủ định ở những biến độc lập. Sau khi thực hiện sự xừ lý hay can thiệp sẽ tiên hành kiêm tra, đánh giá về kết quả thay đổi của những tác động này bằng cách so sánh giữa nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra ở những biến phụ thuộc.
Ví dụ: So sánh mức độ tái nghiện của nhóm người được thực hiện biện pháp hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng để có việc làm (nhóm thực nghiệm) sau ba năm với nhóm người tương ứng không được áp dụng biện pháp này (nhóm kiểm tra).
Trong nghiên cứu tội phạm học có hai cách chọn nhóm thực nghiệm và nhóm kiếm tra. Đó là cách chọn ngẫu nhiên và cách chọn tương xứng. Cách chọn ngẫu nhiên là cách chọn truyền thống của phương pháp thực nghiệm theo đúng nghĩa. Còn cách chọn tương xứng là cách chọn của thực nghiệm gần giống. Cách chọn tương xứng là cách chọn căn cứ vào sự tương xứng về một số đặc điểm, như tuổi, giới tính... của những người được chọn vào nhóm thực nghiệm hay nhóm kiểm tra.
Phương pháp thực nghiệm thường được áp dụng trong nghiên cứu giải thích về nguyên nhân của tội phạm và đánh giá về hiệu quả kiềm chế và ngăn ngừa tội phạm của hoạt động của các cơ quan kiểm soát tội phạm như cảnh sát, kiểm sát, toà án và thi hành án hình sự.
2. Phương pháp quan sát có tham gia
Quan sát có tham gia là một loại quan sát. Trong đó, quan sát được hiểu là phương pháp thu thập thông tin qua các tri giác nghe, nhìn. Nguồn thông tin ở đây là toàn bộ hành vi của người được quan sát và dữ liệu là toàn bộ những ghi chép, hình ảnh từ quan sát. Trong xã hội học, người ta có thể phân chia phương pháp này thành nhiều loại quan sát khác nhau, trong đó có quan sát có tham gia và quan sát không có tham gia. Quan sát có tham gia là quan sát mà người quan sát tham gia vào hoạt động của những người được quan sát. Đây là loại quan sát được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học vì tính có hiệu quả cao hơn của nó. Do tham gia vàơ hoạt động của người được quan sát nên người quan sát dễ dàng thâm nhập, cảm nhận và hiểu sâu sắc đối tượng nghiên cứu. Người quan sát có thể thực hiện quan sát bí mật hay công khai đối với người được quan sát. Quan sát bí mật có thể là tốt hơn đối với người được quan sát nhưng sẽ là khó khăn hơn đối với người quan sát. Quan sát bí mật sẽ tránh được sự căng thẳng cho người được quan sát nhưng đòi hỏi người quan sát phải thâm nhập được vào nhóm người được quan sát. Trong nghiên cứu tội phạm học, quan sát có tham gia thường được sử dụng để thu thập dữ liệu định tính.
>> Tham khảo: Mối liên quan giữa tội phạm học và các ngành khoa học khác?
3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp thu thập dữ liệu qua hỏi và trả lời dưới dạng viết. Đây vốn là phương pháp thu thập thông tin của xã hội học với tên gọi là điều tra xã hội. Phương pháp này cũng được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học. Khi thực hiện phương pháp này, đòi hỏi người nghiên cứu trước tiên phải chuẩn bị bảng câu hỏi và sau đó là lựa chọn đối tượng được hỏi (chọn mẫu khảo sát). Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến đối tượng được hòi và người này gửi lại trả lời dưới dạng viết. Trả lời này chính là dữ liệu được thu thập và được xử lý để xây dựng luận cứ thực tiễn.
Bảng câu hỏi là tập hợp các câu hỏi được thiết kế bởi nhà nghiên cứu. Có thể có nhiều cách thiết kế câu hỏi khác nhau, như câu hỏi về sự kiện và câu hỏi về quan điểm, ý kiến của người được hỏi. ứng với từng loại câu hỏi sẽ có mẫu câu hỏi thích hợp. Mầu câu hỏi kín là dạng câu hỏi đưa sẵn một số phương án trả lời để người được hỏi lựa chọn một trong số các phương án đó. Mẫu câu hỏi mở là dạng câu hỏi không có sẵn phương án trả lời mà để cho người được hỏi tự viết câu trả lời theo quan điểm hoặc ý kiến riêng của mình.
3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách hỏi người đối thoại (tức là hỏi và trả lời bằng lời nói). Cũng giống như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn được coi như cách quan sát gián tiếp mà người trực tiếp quan sát là người được hỏi. Dữ liệu thu thập bằng phương pháp này là những ghi chép về toàn bộ cầu trả lời và về toàn bộ hành vi của người được phỏng vấn mà người nghiên cứu quan sát được trong suốt thời gian phỏng vấn. Phương pháp phòng vấn có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người nghiên cứu phải lựa chọn loại phỏng vấn thích hợp để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng luận cứ thực tiễn. Một số loại phỏng vấn có thể được lựa chọn:
+ Phỏng vấn cấu trúc và phỏng vấn không cấu trúc: Phỏng vấn cấu trúc là phỏng vấn được tổ chức có cấu trúc, tức theo các câu hỏi được xác định rộ ràng. Trong phỏng vấn không, cấu trúc, người trả lời được phép trả lời một số câu hỏi theo ý riêng của mình;
+ Phỏng vấn sâu và phỏng vấn để biết: Phỏng vấn sâu được dùng đê khai thác sâu hơn, chi tiết hơn về một chủ đề. Trong quá trình phỏng vấn sâu người phỏng vấn chủ yếu dùng các câu hỏi mở để được tự do hỏi trong phạm vi các vấn đề xác định và người trá lời cũng được tự do trong cách trả lời. Phỏng vấn sâu thường được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp hay nghiên cứu về tiểu sử của con người. Trái lại, phỏng vấn để biết được dùng để khai thác thông tin chung hơn hoặc phổ biến hơn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
+ Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm;
+ Phỏng vấn một lần và phỏng vấn nhiều lần;
+ Phỏng vấn qua tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại...
4. Phương pháp điều tra tự thuật
Điều tra tự thuật là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách hòi và người trả lời tự báo cáo hay tự thuật về trải nghiệm của chính họ. Phương pháp này thường được dùng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu về tội phạm ẩn bằng cách hỏi nhóm người thử nghiệm về những tội phạm mà họ đã từng thực hiện mà không bị phát hiện. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm và việc trở thành nạn nhân của họ.
5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp là phương pháp thu thập dữ liệu bàng cách điều tra sâu về số ít trường hợp riêng biệt. Dữ liệu được thu thập ở đây không phải là những thông tin về một số đặc điểm nào đó của hiện tượng hay sự việc thuộc đối tượng nghiên cứu mà là những thông tin rất chi tiết và toàn diện về trường hợp riêng biệt. Để thu thập dữ liệu người nghiên cứu có thể sử dụng nhiều kỹ thuật điều tra khác nhau, như quan sát trường hợp, phỏng vấn sâu, nghiên cứu hồ sơ... Ý nghĩa đặc biệt của nghiên cứu trường hợp thế hiện ở chỗ từ nghiên cứu trường hợp cụ thể sẽ cho nhận biết về những trường hợp tương tự.
6. Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu
Các phưong pháp thu thập dữ liệu được đề cập trên đều là các phương pháp tạo ra dữ liệu mới. Khác với các phương pháp này phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu không phải là cách tìm kiếm và hình thành dữ liệu mới mà là cách sử dụng những dữ liệu sẵn có đã được hình thành ban đầu vì mục đích khác (như để thống kê kết quả hoạt động của các cơ quan kiểm soát tội phạm, lập hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự..) để khai thác thông tin phục vụ nghiên cứu tội phạm học. Đây có thể được coi là cách tái tạo dữ liệu sẵn có. Các dữ liệu gốc sẵn có có thể là các số liệu thống kê tư pháp về tội phạm, về người phạm tội, về nạn nhân của tội phạm; các vụ án hình sự; các số liệu thống kê xã hội hay các hồ sơ, tài liệu lịch sử được lưu trữ... Các dữ liệu gốc này được phân tích, chọn lọc và sử dụng để hình thành dữ liệu trong nghiên cứu tội phạm học. Trong đó, các số liệu thống kê tư pháp và các hồ sơ vụ án là những dữ liệu được phân tích và sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu tội phạm học. Các loại số liệu thống kê tư pháp thường được sử dụng kết hợp với các số liệu thống kê xã hội, các tài liệu sẵn có khác để nghiên cứu, đánh giá thậm chí cả so sánh về mức độ của tội phạm, cơ cấu của tội phạm và kiểm soát tội phạm ở một đơn vị địa lý nhất định, giữa các đơn vị địa lý khác nhau và cả giữa các quốc gia khác nhau.
Trong một số sách viết về tội phạm học lại gọi phương pháp này là phương pháp phân tích nội dung hay phân tích tài liệu mà hình thức cơ bản của phân tích tài liệu trong nghiên cứu tội phạm học là phân tích hồ sơ hoặc được gọi là phân tích hồ sơ hay
- Phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn;
- Phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học.
Mỗi loại phương pháp này lại bao gồm các nhóm phương pháp cụ thể:
+ Loại phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn bao gồm:
+ Nhóm phương pháp tiếp cận;
+ Nhóm phương pháp chọn mẫu;
+ Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu.
- Loại phương pháp tổ chức luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học bao gồm:
+ Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu;
+ Nhóm phương pháp kiểm định giả thuyết.
Mỗi nhóm phương pháp lại bao gồm các phương pháp cụ thể. Xem thêm: Phân tích các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)