Khi nghiên cứu về tội phạm hiện thực đòi hỏi phải nghiên cứu cả về người phạm tội với ý nghĩa là chủ thể gây ra tội phạm, về nạn nhân của tội phạm và hậu quả gây ra cho nạn nhân của tội phạm, nghiên cứu tội phạm hiện thực ở các phạm vi khác nhau, nghiên cứu tội phạm hiện thực nói chung hay nghiên cứu nhóm hoặc loại tội phạm hiện thực cụ thể... Hoặc khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm hiện thực cũng đòi hói nghiên cứu cả người phạm tội và nạn nhân của tội phạm để tìm hiểu về nguyên nhân từ phía người phạm tội và những yếu tố có ảnh hưởng đến nguyên nhân của tội phạm từ phía nạn nhân của tội phạm hiện thực...
1. Nội dung nghiên cứu tội phạm học
Nghiên cứu về kiểm soát tội phạm hiện thực bao gồm cả nghiên cứu về hiệu quả của pháp luật hình sự, hiệu quả của hình phạt, hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng... từ góc độ phòng ngừa tội phạm và nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực, kiểm soát tội phạm hiện thực và các vấn đề xung quanh, liên quan đến các đối tượng nghiên cứu như đã nêu, hệ thống lý luận và những kết luận chung về các vấn đề này được hình thành và pháp triển, trờ thành các nội dung cơ bản của tội phạm học. Điều này lý giải tại sao trong các sách hoặc tài liệu viết về tội phạm học, bên cạnh những nội dung trực tiếp thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học còn có nhiều nội dung cụ thể khác được nêu thuộc về nội dung của tội phạm học như nhân thân người phạm tội, nạn nhân của tội phạm, hình phạt học, phòng ngừa tội phạm...
Như vậy, các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học đã quy định những nội dung của tội phạm học, hay cũng có thể diễn đạt cách khác là những nội dung khoa học của tội phạm học được hình thành trên cơ sở nghiên cứu các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.
Các nội dung của tội phạm học cũng được phát triển cùng với sự phát triển của tội phạm học. Từ những năm 90 của thế kỉ XX phòng ngừa tội phạm ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm, được thể hiện từ trong chính sách hình sự đến ưong hệ thống kiểm soát tội phạm đến trong nghiên cứu tội phạm học, do đó lý luận về phòng ngừa tội phạm ngày càng được phát triến và trở thành bộ phận quan trọng của tội phạm học. Cùng với phòng ngừa tội phạm là vấn đề lý luận về nạn nhân của tội phạm và về tác dụng, hiệu quả của hình phạt cũng được phát triển thành những bộ phận (chuyên sâu) quan trọng của tội phạm học và trong một số tài liệu còn được gọi là nạn nhân học và hình phạt học.
Những nội dung của tội phạm học được phản ánh ngay trong các sách viết về tội phạm học. Có thể viện dẫn ra đây nội dung của tội phạm học được giới thiệu trong cuốn "Giáo trình mới về tội phạm học” của các tác giả người Nhật Bản - Miiaddzrava và Phuddzimoto. Cuốn Giáo trình này có các nội dung sau:
I. Nhập môn về tội phạm học
1. Tội phạm và tội phạm ẩn
2. Thực hiện công tác tư pháp hình sự trên cơ sở khoa học và quyền con người
3. Phi hình sự hoá và phi hình phạt hoá
4. Các tội phạm không có nạn nhân và chưa thể hiện rõ tính tội phạm
5. Chính sách hình sự về nạn nhân của tội phạm
II. Các giả thuyết và học thuyết tội phạm học
1. Học thuyết tội phạm học truyền thống
2. Học thuyết “Sự buộc tội”
3. Học thuyêt trung lập hoá
4. Học thuyết về “Tội phạm học mới”
5. Học thuyết về sử dụng các phương pháp sinh học mới
II. Phân loại người phạm tội
1. Người phạm tội là phụ nữ
2. Sự tổn hại thần kinh và tội phạm
3. Những người phạm tội truyền thống
4. Những người phạm tội của nhóm tội phạm giới tính
5. Những người phạm tội vị thành niên
III. Tiếp cận phân loại tội phạm
1. Thành phố và tội phạm
2. Tham nhũng của các cán bộ chức vụ
3. Tội phạm lạm dụng ma túy
4. Các nhóm tội phạm và tội phạm
5. Sự suy đồi văn hoá và tội phạm
IV. Cơ chế kiểm soát tội phạm
1. Kiểm soát xã hội và tội phạm
2. Xã hội hiện đại và cảnh sát
3. Các chức năng của viện kiểm sát và toà án
4. Giáo dục cải tạo phạm nhân
5. Giáo dục người phạm tội không bị tách khỏi xã hội
V. Các khuynh hướng quốc tế trong phát triển tội phạm học
Hoặc trong cuốn sách “Tội phạm học ngày nay” của tác giả người Mỹ - Frank Schmalleger xuất bản năm 2002, các nội dung sau đã được đề cập?
Phần I. Bức tranh tội phạm
Chương 1. Tội phạm hộc là gì? (Xem thêm: Tội phạm học là gì? Đối tượng nghiên cứu, đặc điểm cơ bản của tội phạm học)
Chương 2. Các dạng của tội phạm
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và sự phát triển lý luận
Phần II. Nguyên nhân tội phạm
Chương 4. Trường phái cổ điển và cổ điển mới
Chương 5. Những nguồn gốc thuộc về sinh học của hành vi phạm tội
Chương 6. Những cơ sở về tâm lý và thần kinh của hành vi phạm tội
Chương 7. Những học thuyết xã hội 1: Cơ cấu xã hội
Chương 8. Những học thuyết xã hội 2: Quá trình xã hội và sự sự phát triển có tính chất xã hội
Chương 9. Những học thuyết xã hội 3: Xung đột xã hội
Phần III. Tội phạm trong thế giới hiện đại
Chương 10. Các tội xâm phạm con người
Chương 11. Các tội xâm phạm sở hữu
Chương 12. Tội phạm cổ cồn trắng và tội phạm có tổ chức
Chương 13. Lạm dụng chất ma túy và tội phạm
Chương 14. Công nghệ và tội phạm
Phần IV. Phản ứng (kiểm soát) đối với hành vi phạm tội
Chương 15. Tội phạm học và chính sách xã hội
Chương 16. Những phương hướng trong tương lai
Tiếp theo có thể viện dẫn những nội dung của tội phạm học được thể hiện trong cuốn sách về tội phạm học được dùng phổ biến trong các cơ sờ đào tạo luật ở CHLB Đức. Đó là cuốn sách “Tội phạm học” của tác giả Bernd-Dieter Meier.”) Những nội dung sau đẫ được đề cập:
1. Đối tượng và sự quan tâm nhận thức của tội phạm học
2. Sự phát triển và trạng thái hiện tại của tội phạm học
3. Các học thuyết tội phạm học
4. Các phương pháp nghiên cứu tội phạm học
5. Mức độ, cơ cấu vấ diễn biến của tội phạm đã được thống kê
6. Nhân thân người phạm tội và nguyên nhân về tiểu sử xã hội
7. Những vấn đề của dự báo về tội phạm trong tương lai
8. Nạn nhân của tội phạm và nạn nhân hoá
9. Kiểm soát tội phạm
10. Phòng ngừa tội phạm
11. Tội phạm về kinh tế
12. Tội phạm và truy cứu hình phạt ở châu Âu
Ở Việt Nam, một số giáo trình hoặc sách về tội phạm học đã đề cập thống nhất đến các nội dung sau của tội phạm học:
1. Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học
2. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học
3. Phương pháp nghiên cứu tội phạm học
4. Tình hình tội phạm
5. Nguyên nhân của tội phạm
6. Nhân thân người phạm tội
7. Dự báo tội phạm
8. Phòng ngừa tội phạm
9. Phòng ngừa một số loại hoặc nhóm tội phạm cụ thể.
Nội dung của tội phạm học được đề cập trong các sách hoặc giáo trình về tội phạm học nêu trên tuy có khác nhau ở khía cạnh nhất định song đã phản ánh quan điểm tương đối thống nhất của các học giả khác nhau trên thế giới về nội dụng cơ bản của tội phạm học. Từ đây có thể rút ra kết luận chung rằng tội phạm học có nội dung bao gồm hai loại vấn đề: Thứ nhất là các vấn đề lý luận chung về tội phạm học và tội phạm hiện thực; Thứ hai là các vấn đề cụ thể về các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm.
Phần các vấn đề về lý luận chung hay còn được gọi là phần tội phạm học đại cương bao gồm:
- Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học;
- Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học;
- Phương pháp nghiên cứu tội phạm học;
- Tình hình tội phạm;
- Nguyên nhân của tội phạm;
- Dự báo tội phạm;
- Nạn nhân của tội phạm;
- Kiểm soát tội phạm;
- Phòng ngừa tội phạm.
Phần các vấn đề cụ thể hay còn được gọi là phần tội phạm học cụ thể hay tội phạm học của các tội phạm hoặc nhóm tội phạm cụ thể, bao gồm các nội dung về tình hình hoặc phòng ngừa tội phạm các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm cụ thể.
Nội dung của tội phạm học với tư cách là một khoa học đương nhiên sẽ quy định nội dung của môn học - tội phạm học. Theo đó nội dung của môn học tội phạm học cũng bao gồm hai phần: Tội phạm học đại cương và tội phạm học cụ thể.
Trong giáo trình “Tội phạm học” này hầu hết các vấn đề chung của tội phạm học đại cương sẽ được đề cập, riêng vấn đề dự báo tội phạm sẽ được bổ sung sau.
2. Nhiệm vụ của tội phạm học là gì?
Tội phạm học có hai nhiệm vụ cơ bản, đó là nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm và nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng của tội phạm học với nghĩa là khoa học liên ngành, thực nghiệm. Các nhà tội phạm học theo đuổi nhiệm vụ này không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm, hệ thống, kiểm chứng các dữ liệu, kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ góc độ các ngành khoa học khác nhau về hiện thực xã hội của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm và thực tiễn kiểm soát tội phạm (ví dụ các kết quả nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm từ góc độ tâm lý học, tâm thần học, xã hội học) mà còn phải phân tích và lý giải về nguyên nhân, các mối liên hệ và cơ cấu của các đối tượng nghiên cứu trên cơ sở gắn kết liên ngành các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Qua đó, những tri thức thực nghiệm được tích lũy và củng cố, tạo thành hệ thống tri thức, học thuyết khác nhau tồn tại trong lịch sử phát triển tội phạm học. Kho tàng tri thức thực nghiệm có được do thực hiện nhiệm vụ này ngày một phát triển và trở thành những kiến thức cơ bản hay nền tảng của tội phạm học. Do đó, nhiệm vụ này cũng có thể được gọi là nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của tội phạm học.
Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng là nhiệm vụ thứ hai của tội phạm học nhưng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc đưa ra những định hướng, giải pháp vận dụng những tri thức khoa học cơ bản của tội phạm học vào hoạt động thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện ưong các lĩnh vực mà ửi thức thực nghiệm của tội phạm học cần được mở rộng, phát triển và vận dụng để đưa ra những giải pháp hoặc kết luận có giá trị thực tiễn. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng được thực hiện trước tiên phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm; dự báo tội phạm; hoặc thông qua nghiên cứu về tác dụng và hiệu quả phòng ngừa của hình phạt; nghiên cứu về việc trở thành nạn nhân của tội phạm và bảo vệ nạn nhân của tội phạm... Những phạm vi hoặc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng quan ừọng của tội phạm học thường là những phạm vi hoặc lĩnh vực mà các cơ quan tư pháp hình sự có nhu cầu lớn nhất về những thống tin được khai thác từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm để có thể ban hành được các quyết định hợp lý và hiệu quả nhằm phòng ngừa tội phạm. Những kết quả đem lại do thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng của các nhà tội phạm học ngày càng được phát triển, mang lại lợi ích thiết thực chó công tác phòng ngừa tội phạm và nhờ đó tội phạm học ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)