Mục lục bài viết
Theo đó,
“Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đổi tượng nghiên cứu, là cách thức xử sự, xem xét đối lượng nghiên cứu”.
Trong nghiên cứu tội phạm học, lựa chọn phương pháp tiếp cận chính là sự cân nhắc về nguồn cung cấp dữ liệu, tức là nơi có thể thu thập được dữ liệu. Tương ứng với nguồn cung cấp dữ liệu là các phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp cụ thể được lựa chọn. Xác định nguồn cung cấp dữ liệu hay “chỗ đứng, để quan sát đối tượng nghiên cứu là bước bắt đầu của quá trình thu thập dữ liệu. Trong nghiên cứu tội phạm học, thường cân nhắc các cách tiếp cận: Tiếp cận định lượng hoặc định tính; Tiếp cận thực nghiệm hoặc tiếp cận quan sát; Tiếp cận tổng thể hay tiếp cận bộ phận.
1. Tiếp cận định lượng và tiếp cận định tính
Tiếp cận định lượng là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua các đặc điểm về lượng để đi đến nhận thức về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu cần thu thập theo cách tiếp cận này thường tồn tại dưới dạng số liệu. Theo đó, đối tượng nghiên cứu được xem xét thông qua các số liệu được thu thập trên cơ sở được phân loại, đo lường, bảng biểu hoá và thống kê... Với tiếp cận định lượng người nghiên cứu sẽ hướng vào việc thiết kế các phương pháp có thể thu thập được dữ liệu định lượng, như điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, điều tra tự thuật, phân tích thứ cấp dữ liệu... Trong nghiên cứu tội phạm học, phương pháp tiếp cận định lượng ngày càng có ý nghĩa lớn hơn và được áp dụng phổ biến hơn.
Khác với phương pháp tiếp cận định lượng, tiếp cận định tính là cách xem xét đổi tượng nghiên cứu thông qua ý nghĩ hay sự hiểu về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được theo cách tiêp cận này mang tính chât cảm tính, thường dưới dạng câu từ, hình ảnh từ tài liệu, từ quan sát và sao chép... Với tiếp cận định tính, người nghiên cứu thường hướng vào việc lựa chọn các phương pháp thu thập dữ liệu định tính, như nghiên cứu trường hợp và quan sát có tham gia.
2. Tiếp cận thực nghiệm và tiếp cận quan sát
Tiếp cận thực nghiệm là cách xem xét đối tượng nghiên cứu trong một hoàn cảnh được bố trí, trong đó có sự gây tác động biến đổi nhất định lên đối tượng nghiên cứu. Tiếp cận thực nghiệm còn được gọi là cách xem xét đối tượng nghiên cứu bằng quan sát có kiểm soát. Lựa chọn cách tiếp cận thực nghiệm có nghĩa là lựa chọn cách thu thập dữ liệu bằng thực nghiệm.
Tiếp cận quan sát là cách xem xét đối tượng nghiên cứú thông qua quan sát (không tác động lên) đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp này còn được gọi là tiếp cận không thực nghiệm. Tiếp cận quan sát hướng vào việc lựa chọn cách thu thập dữ liệu khác không phải là thực nghiệm.
Lựa chọn cách tiếp cận thực nghiệm hay các tiếp cận quan sát còn được gọi là lựa chọn trật tự nghiên cứu. Bởi vì sự lựa chọn này quyết định quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện như thế nào và bằng phương pháp thu thập dữ liệu nào.
3. Tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận
Nghiên cứu tội phạm học là nghiên cứu thực tại xã hội thuộc cách tiếp cận nay, bộ phận các đơn vị thuộc tổng thể của đối tượng được chọn ra và được xem xét, nghiên cứu để làm sao những dữ liệu đảm bảo được tính đại diện cho tổng thể. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu những bộ phận, đơn vị có thể suy ra được tổng thể. Tiếp cận bộ phận đòi hỏi tiến hành chọn mẫu để tìm kiếm dữ liệu như chọn nhóm đối tượng đê tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, bằng phỏng vấn... Nói cách khác, nếu chọn cách tiếp cận bộ phận thì khi tiến hành các phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, nghiên cứu phải xác định được phạm vi đối với khai thác dữ liệu. Người nghiên cứu cần thiết phải lựa chọn vấ sử dụng phương pháp chọn mẫu thích hợp để đảm bảo những dữ liệu thu thập được từ mẫu được chọn thực sự mang tính đại diện cho tổng thể của các đơn vị.
Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học, có hai cách tiếp cận thực tại xã hội: Tiếp cận tổng thể và tiếp cận bộ phận. Trong xã hội học được gọi là nghiên cứu tổng thế và nghiên cứu không tổng thể. Tiếp cận tổng thể là cách xem xét đối tượng nghiên cứu với tất cả các đơn vị của tổng thể. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có hạn chế là chỉ có thể tập trung được vào một số ít đặc điểm của đối tượng nghiên cứu mà không thể tất cả vì điều kiện không cho phép. Trong nhiều trường hợp, điều kiện thực tế và nguồn lực không cho phép người nghiên cứu lựa chọn cách tiếp cận tổng thể mà phải lựa chọn cách tiếp cận bộ phận. Tiếp cận bộ phận là cách xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua bộ phận đại diện. Theo cách tiếp cận này, bộ phận các đơn vị thuộc tổng thể của đối
- Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Chọn mẫu hệ thống là chọn những đơn vị có số thứ tự bất kỳ và có khoảng cách bằng nhau.
Ví dụ: Nếu chọn 100 đơn vị trong các đơn vị được đánh số thứ tự tiên tục đến từ 1 đến 1000 thì khoảng cách giữa các đơn vị là 10 và có thể chọn ngẫu nhiên số đầu tiên có số thứ tự là 7 và các số tiếp theo là 17,27, 37...
- Chọn mẫu phân tầng: Chọn mẫu phân tầng thường được áp dụng cho các đối tượng điều tra gồm nhiều nhóm, lớp không đồng nhất. Khác với chọn mẫu ngẫu nhiên, trong cách chọn mẫu này, các đơn vị điều tra được phân thành các lóp (tầng) hoặc nhóm khác nhau theo những đặc điểm nhất định (như theo giới tính, theo độ tuổi...), sau đó mới chọn theo cách ngẫu nhiên đơn giản hay ngẫu nhiên hệ thống từ các lớp đó theo tỷ lệ nhất định phù họp với cỡ mẫu đã xác định.
- Chọn mẫu thuận tiện: Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu được thực hiện thuận tiện cho công tác tổ chức điều tra, như chọn những người qua đường, những người trong một quán ăn... để phỏng vấn.
- Chọn mẫu phán đoán: Chọn mẫu phán đoán là cách chọn các đơn vị tiến hành điều tra trên cơ sở phán đoán của người nghiên cứu là có những đặc điểm của đối tượng cần điều tra.
Ví dụ: Người điều tra có thể phán đoán những người nào là gái mại dâm tại các tụ điểm mại dâm và lựa chọn họ để phỏng vấn.
- Chọn mẫu tự nguyện: Chọn mẫu tự nguyện là cách chọn mẫu thông qua những người tự chọn mình vào mẫu chứ không phải qua người điều tra.
Ví dụ: Những người tự nguyện trả lời trong các cuộc trưng cầu ý kiến qua bưu điện hoặc qua báo chí... Xem thêm: Đối tượng, nhiệm vụ và các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tội phạm?
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)