1. Phương pháp nghiên cứu tội phạm học

Tội phạm học cũng là khoa học thực nghiệm như các khoa học khác có liên quan, như xã hội học, tâm lý học... và cùng có chung phương pháp khoa học của các khoa học xã hội thực nghiệm. (Theo Hans-Dieter Schwind thì phương pháp tội phạm học trên thực tế không gì khác là sự tổng hợp các tri thức phương pháp luận của các khoa học liên quan của tội phạm học). Theo ông. tội phạm học đà liếp thu và phát trỉên nhừng phương pháp của các khoa học xã hội và nhân văn khác, điển hình là tâm lý học và xã hội học. Được gọi là khoa học thực nghiệm vì chúng cùng có phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu tổng quát của các ngành khoa học này nói chung và của tội phạm học nói riêng. Đây là những ngành khoa học mà quá trình khám phá, tích lũy và củng cố những kiến thức mới, những học thuyết mới về đối tượng nghiên cứu của mình (thuộc về các hiện tượng, sự kiện và các quá trình xã hội) được thực hiện thông qua các quá trình nghiên cúư khoa học bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Đó là cách thức chung chứng minh những luận điểm khoa học (phán đoán khoa học) bằng các luận cứ thực tiễn (bàng chứng) được thu thập từ trong thực tế bằng quan sát, thực nghiệm.

Khác với các khoa học thực nghiệm, các khoa học lý thuyết hay phi thực nghiệm có phương pháp nghiên cứu tổng quát là phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phân biệt với phương pháp nghiên cứu lý thuyết chủ yếu ở cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu và cách thu thập thông tin, dữ liệu xây dựng luận cứ khoa học hay gọi là “bằng chứng” chứng minh cho luận điểm khoa học. Trong khi nghiên cứu thực nghiệm bắt đầu bằng sự quan sát đối tượng nghiên cứu trong thực tế và phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học, đưa ra luận điểm khoa học bắt nguồn từ sự quan sát đó, thì nghiên cứu lý thuyết bắt đầu bàng việc tìm hiểu các tri thức lý luận (những lý thuyết, quan điểm...) và trên cơ sở đó đưa ra vấn đề nghiên cứu khoa học, luận điểm khoa học. Trong khi quá trình nghiên cứu thực nghiệm là quá trình tổ chức chứng minh phán đoán khoa học bằng các luận cứ thực tiễn (sự kiện thể hiện dưới dạng thông tin) được thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát hay thực nghiệm thì nghiên cứu lý thuyết là quá trình tổ chức chứng minh luận điểm khoa học bằng các luận cứ lý thuyết được thu thập từ tham khảo tài liệu bao gồm các quan điểm, luận điểm, tiền đề, các quy luật... đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng.

Mỗi loại phương pháp tổng quát lại bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể đặc trưng. Loại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có các phương pháp nghiên cứu cụ thể đặc trưng là các phương pháp quan sát và thực nghiệm với ý nghĩa là các phương pháp thu thập dừ liệu để xây dựng luận cứ thực tiễn.

Trong tội phạm học phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được các nhà tội phạm học vận dụng để phù hợp với đổi tượng / nghiên cứu của tội phạm học. Bên cạnh việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể đặc trưng của loại phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, các nhà tội phạm học còn áp dụng nhiều phương pháp cụ thể khác có tính chất tương tự để thu thập các dữ liệu thực tiễn (sẽ được trình bày ở phần sau). Vì được dùng cho tất cả các ngành khoa học nên các phương pháp nghiên cứu lý thuyết cụ thể, như phương pháp tổng họp, phân tích, hệ thống hoá, quy nạp, diễn giải, logic... cũng được kết hợp sử dụng trong nghiên cứu tội phạm học, đặc biệt trong xử lý dữ liệu được thu thập và chứng minh luận điểm khoa học, tuy nhiên chúng không thể là phương pháp thu thập dữ liệu thực tiễn của tội phạm học.

Sự khách quan trong nhận thức và nghiên cứu về thực tại xã hội liên quan đến tội phạm hiện thực, những nguyên nhân của nó và sự kiểm soát xã hội đối với nó không chỉ là mục đích của tội phạm học mà còn là đòi hỏi đặt ra cho việc vận dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và các phương pháp thu thập dữ liệu thực tiễn trong nghiên cứu tội phạm. Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể, nghiên cứu tội phạm học có thể có các chức năng khác nhau. Theo đó có thể phân biệt 4 loại nghiên cứu chính của nghiên cứu tội phạm học. Đó là,

(1) Nghiên cứu mô tả

Ví dụ: Nghiên cứu, tìm hiểu để làm rõ mức độ, cơ cấu, diễn biến... của tội phạm hiện thực;

(2) Nghiên cứu thăm dò hay nghiên cứu giải thích.

Ví dụ: Nghiên cứu để xác định và giải thích về nguyên nhân của tội phạm;

(3) Nghiên cứu về dự báo, như nghiên cứu về dự báo tội phạm;

(4) Nghiên cứu về giải pháp, như nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa tội phạm. Khi thực hiện các loại nghiên cứu cụ thể và khi thực hiện các giai đoạn nghiên cứu khác nhau thì các phương pháp cụ thể thích hợp sẽ được lựa chọn. Xem chi tiết hơn tại: Phân tích các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học

 

2. Quá trình nghiên cứu thực nghiệm tội phạm học

Để hiểu về quá trình nghiên cứu tội phạm học không thể không xuất phát từ quan niệm chung về quá trình nghiên cứu khoa học. Theo ông Vũ Cao Đàm: “Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học chăng qua là quá trình tìm kiếm các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ già thuyết khoa học, tức luận điểm khoa học” của nhà khoa học. ứng với mỗi loại nghiên cứu trong tội phạm học, quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học là quá trình tìm kiếm các luận cứ thực tiễn để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết dưới dạng là “một hoặc một số nhận định sơ bộ về kết quả của nghiên cứu tội phạm học hay gọi là luận điểm khoa học của nhà tội phạm học.

Xét về nội dung hoạt động, quá trình nghiên cứu khoa học nói chung cũng như quá trình nghiên cứu tội phạm học nói riêng bao gồm hai loại hoạt động cơ bản:
(1) Tìm kiểm luận cứ khoa học và

(2) Tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học.

Cụ thể, nghiên cứu tội phạm học là quá trình thu thập dữ liệu thực tiễn và quá trình xử lý dữ liệu, kiểm chứng giả thuyết được đưa ra. Khi thực hiện mỗi loại hoạt động cơ bản này, các nhà nghiên cứu tội phạm học cần thiết phải áp dụng những phương pháp thích hợp. Theo đó, cũng có thể phân chia các phương pháp nghiên cứu thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm phương pháp tìm kiếm luận cứ thực tiễn bao gồm phương pháp tiếp cận để thu thập dữ liệu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu. Thứ hai là nhóm phương pháp sắp xếp luận cứ thực tiễn để chứng minh luận điểm khoa học bao gồm các phương pháp xử lý dữ liệu và phương pháp kiểm chứng giả thuyết bằng chứng minh hay bác bỏ giả thuyết khoa học.

Xét về tiến trình thực hiện quá trình nghiên cứu tội phạm học, các nhà nghiên cứu đã có những cách phân chia khác nhau và mô tả với mức độ chi tiết khác nhau về các giai đoạn nghiên cứu tội phạm học. Tuy nhiên, xét về logic thì quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học nào cũng qua ba giai đoạn cơ bản sau:

- Giai đoạn xây dựng đề cương nghiên cứu;

- Giai đoạn điều tra - thu thập dữ liệu và

- Giai đoạn đánh giá, tổng kết.

Trong đó, giai đoạn xây dựng đề cương bao gồm các bước chính:

+ Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu;

+ Xây dựng giả thuyết nghiên cứu;

+ Xác định phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập dữ liệu;

+ Thao tác hoá khái niệm;

+ Xác định phương pháp chọn mẫu.

Giai đoạn điều tra - thu thập dữ liệu bao gồm:

+ Thực hiện điều tra - thu thập dữ liệu và

+ Chỉnh lý dữ liệu.

Giai đoạn đánh giá, tổng kết bao gồm:

+ Xử lý dữ liệu;

+ Kiểm chứng giả thuyết và

+ Rút ra kết luận để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.

Giai đoạn xây dựng đề cương nghiên cứu cũng có thể được gọi là giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu. Đây là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đối với cả quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học.

Giai đoạn xây dựng đề cưong nghiên cứu được bắt đầu bằng việc xác định đề tài nghiên cứu, tức là cần phải trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu cái gì? Cụ thể hơn, có nghĩa là phải xác định rõ đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. Xác định đối tượng nghiên cứu là xác định nội dung được xem xét và làm rõ trong quá trình nghiên cứu. Mỗi đề tài nghiên cứu có thể có một hoặc một số đối tượng nghiên cứu.

Ví dụ: Đề tài nghiên cứu về phòng ngừa loại tội phạm nào đó có thể có ba đối tượng nghiên cứu là tình hình tội phạm; nguyên nhân của tội phạm; các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Xác định khách thể nghiên cứu là xác định vật mang đối tượng nghiên cứu hoặc nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Xác định khách thể nghiên cứu là trả lời cho câu hỏi: Cái gì hoặc nơi nào (có thể là hiện tượng, quá trình, cộng đồng, không gian..) chứa đựng nội dung - đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu còn có thể được gọi là đối tượng khảo sát hay điều tra.

Ví dụ: Khách thể nghiên cứu hoặc đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu về tình hình loại tội phạm nào đó phải là chính các hiện tượng là tội phạm đó. Phạm vi nghiên cứu là phạm vi về quy mô, không gian và thời gian của khách thể nghiên cứu hay của đối tứợng khảo sát và phạm vi về nội dung nghiên cứu.

Tiếp theo việc xác định đề tài nghiên cứu là việc xác định mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu chính là những nội dung cần được xem xét, làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu suy cho cùng là việc chi tiết hoá đối tượng nghiên cứu. Một đối tượng nghiên cứu có thể chứa đựng nhiều mục tiêu nghiên cứu. Trong quan hệ với đối tượng nghiên cứu có thể coi đối tượng nghiên cứu là mục tiêu chung, còn mục tiêu nghiên cứu là mục tiêu chuyên biệt. Rộng ra nữa, ttong quan hệ với đề tài nghiên cứu cũng có thể coi đề tài nghiên cứu là mục tiêu chung của đề tài, đổi tượng nghiên cứu là mục tiêu cấp một, mục tiêu nghiên cứu trong khuôn khổ một đối tượng nghiên cứu là mục tiêu cấp hai, cụ thể hơn cũng có thể hlnh thành mục tiêu cấp ba... nếu việc nghiên cứu đòi hỏi. Từ đó có thể hình thành cây mục tiêu nghiên cúu của đề tài.

Ví dụ: Đối với đối tượng nghiên cứu là tình hình tội phạm của loại tội nào đó thì có thể xác định hai mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng và diễn biến của tội phạm này trong phạm vi thời gian và không gian đã xác định.

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu là một bước không thể thiếu của quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu là đưa ra những nhận định sơ bộ hay những dự đoán trước về kết quả của nghiên cứu thực nghiệm- tội phạm học. Trong quan hệ với mục tiêu nghiên cứu thì có thể xem việc xây dựng giả thuyết là việc cụ thể hoá các mục tiêu nghiên cứu trên thực tế trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu đã được xác định. Hay có thể diễn đạt một cách khác, xây dựng giả thuyết nghiên cứu là đưa ra giả định về câu trả lời cho câu hỏi là mục tiêu nghiên cứu. Mỗi đề tài có thể có nhiều giả thuyết, có giả thuyết chính và các giả thuyết hồ trợ cho nó. số lượng giả thuyết được xác định bởi mục tiêu nghiên cứu. Giả thuyết có tính giả định, cũng có thể có tính đa phương án và có thể có nhiều câu trả lời cho giả thuyết. Giả thuyết được đặt ra là để chứng minh trong quá trình nghiên cứu. Giả thuyết được xây dựng phù hợp với loại nghiên cứu hay chức năng nghiên cứu.

Xuất phát từ hai loại câu hỏi nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học có thể xây dựng hai loại giả thuyết khác nhau. Đó là câu hỏi nghiên cứu mô tả và câu hỏi nghiên cứu kiểm chứng hay nghiên cứu giải thích. Trong khi nghiên cứu mô tả hỏi về trạng thái thực tế của các hiện tượng xã hội thì nghiên cứu giải thích hỏi về những mối quan hệ giữa các hiện tượng xã hội khác nhau. Xuất phát từ loại câu hỏi nghiên cứu mô tả mà xây dựng giả thuyết mô tả và xuất phát từ loại câu hỏi nghiên cứu giải thích mà xác định giả thuyết giải thích hay giả thuyết nguyên nhân. Trong khi già thuyết mô tả là loại giả thuyết nhằm thiết lập trạng thái thực tế của các hiện tượng xã hội thì giả thuyết nguyên nhân lại hướng đến việc tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng xã hội đã được nêu trong già thuyết mô tả. Giả thuyết mô tả và giả thuyết nguyên nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giả thuyết mô tả là tiền đề, cơ sở cho việc xây dựng giả thuyết nguyên nhân.

Ngoài ra, còn có hai loại giả thuyết khác được xây dựng phù hợp với hai loại nghiên cứu khác trong tội phạm học. Đó là giả thuyết dự báo và giả thuyết giải pháp. Giả thuyết dự báo được xây dựng trong nghiên cứu về dự báo mà điển hình là trong nghiên cứu về dự báo tội phạm. Đó là giả thuyết về trạng thái của các hiện tượng xã hội, như của tội phạm tại một thời điểm hoặc trong một khoảng thời gian nào đó trong tương lai. Còn giả thuyết giải pháp được xây dựng trong nghiên cứu về giải pháp. Đó là phương án giả định về một giải pháp.

Ví dụ: Giả thuyết về giải pháp được đưa ra trong nghiên cứu về giải pháp phòng ngừa loại tội phạm nào đó.

Việc xây dựng giả thuyết đòi hỏi phải đảm bảo giả thuyết không được trái với lý thuyết (dù là lý thuyết của khoa học nào) và có thể kiểm tra được trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Giả thuyết luôn đưa ra mối quan hệ giữa ít nhất hai biến, biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến độc lập là những biến mà sự thay đổi của chúng xuất hiện một cách độc lập không phụ thuộc vào sự thay đổi của các biến khác. Biến phụ thuộc là những biến mà sự biến đổi của chúng chịu sự tác động của biến độc lập hoặc do biến độc lập quy định.

Ví dụ: Trong giả thuyết nguyên nhân thì biến độc lập là những hiện tượng, sự việc phản ánh nguyên nhân còn biến phụ thuộc là những hiện tượng, sự việc phản ánh kết quả.

Tiếp theo, bước lựa chọn phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập dữ liệu thích hợp trong số các phương pháp được trình bày ở phần sau. Phương pháp thu thập dữ liệu cần được lựa chọn cho phù hợp với phương pháp tiếp cận. Sau đó việc xác định phương pháp chọn mẫu cũng được thực hiện nếu cách tiếp cận bộ phận được lựa chọn làm cách tiếp cận để thu thập dữ liệu thực tiễn trong nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Khi thực hiện bước này đòi hói người nghiên cứu phái lựa chọn mẫu bàng phương pháp chọn mẫu nhất định (có thể trong số các phương pháp chọn mẫu được giới thiệu ở phần sau). Qua đó bộ phận các đơn vị mà không phải là tổng thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra được lựa chọn để tiến hành điều tra - thu thập dừ liệu.

Thao tác hoá khái niệm là bước quan trọng trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Thao tác khái niệm hay còn gọi là thao tác các biến là việc cụ thể hoá, đơn giải hoá các khái niệm được thể hiện trong các biến bằng cách chỉ ra các chiều cạnh của khái niệm qua các đặc tính (chì báo) để có thể đo lường được các biến. Đây có thể được coi là thao tác biến các khái niệm ở mức độ trừu tượng, phức tạp thành các khái niệm ở mức độ cụ thể hơn, đơn giản hơn và dựa vào đó có thể tiến hành thu thập dữ liệu thực tiễn về chúng.

Ví dụ: Trong giả thuyết khẳng định có mối quan hệ giữa “hành vi của người mẹ” và “hành vi của đứa trẻ thì phải xác định rõ hành vi nào là “hành vi của người mẹ” và hành vi nào là “hành vi của đứa trẻ” được nghiên cứu.

Bước xác định phương pháp chọn mẫu cũng được thực hiện nếu cách tiếp cận bộ phận được lựa chọn làm cách tiếp cận để thu thập dữ liệu thực tiễn trong nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học. Khi thực hiện bước này đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định lựa chọn mẫu bằng phương pháp chọn mẫu nhất định (có thể trong số các phương pháp chọn mẫu được giới thiệu phần sau). Qua đó, bộ phận các đơn vị mà không phải là tồng thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra được lựa chọn để tiến hành điều tra - thu thập dữ liệu.

Giai đoạn thực hiện Điều tra - thu thập dữ liệu là giai đoạn thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu thực tiễn đã được lựa chọn và kiểm tra, chỉnh lý dữ liệu được thu thập để khắc phục những sai sót nếu có.

Giai đoạn đánh giá, tong kết - Giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thực nghiệm-tội phạm học được bắt đầu với việc xử lý dữ liệu. Trong đó, xử lý dữ liệu là quá trình tổng hợp các dữ liệu cá biệt thành các dữ liệu tổng thể để xây dựng luận cứ thực tiễn, chuẩn bị cho việc kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. Đây là quá trình thực hiện phương pháp xử lý dữ liệu (được trình bày cụ thể ở phần sau) thích hợp với loại dữ liệu định lượng hay định tính được thu thập từ giai đoạn điều tra - thu thập dữ liệu.

Kiểm chứng giả thuyết là quá trình thực hiện phương pháp chứng minh giả thuyết hay thực hiện phương pháp bác bỏ giả thuyết (được trình bày ở phần sau). Tham khảo: Các phương pháp nghiên cứu trong tội phạm học

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)