1. Điều kiện để người lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề

Theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 10 trong Thông tư số 52/2023/TT-BTC quy định về các điều khoản sau được áp dụng đối với việc đào tạo nghề cho lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều khoản này yêu cầu rằng lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP khi họ tham gia vào các khóa đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp hoặc các chương trình đào tạo kéo dài từ 03 tháng trở xuống.

Theo quy định này thì ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho mỗi người lao động một lần với mức chi được xác định bởi thông  báo từ cơ sở đào tạo nghề nghiệp. Tuy nhiên, mức hỗ trợ tối đa không được vượt quá mức quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 7 trong Thông tư số 152 năm 2016 thông tư của của Bộ Tài chính quy định liên quan đến việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể là hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia vào các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc các chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống. Các chi phí còn lại sẽ được doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động đồng thuận. Điều kiện để người lao động tham gia khóa đào tạo đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ít nhất 06 tháng liên tục trước khi tham gia vào khóa đào tạo.

Như vậy, để được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề thì người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu trong 06 tháng liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo.

- Tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống.

 

2. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo quy định của pháp luật tại Điều 8 Thông tư 52/2023/TT-BTC quy định về mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cụ thể như sau:

Theo quy định thì người lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng hỗ trợ ngân sách nhà nước chi phí đào tạo nghề khi tham gia các khóa học đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình kéo dài từ 03 tháng trở xuống. Mỗi người sẽ được hỗ trợ một lần với mức chi phí theo quy định của cơ sở đào tạo nghề, nhưng không vượt quá 02 triệu đồng/ người/ khóa học. Để được hỗ trợ thì người lao động cần đáp ứng các điều kiện bao gồm đã làm việc tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ít nhất 06 tháng liên tục trước khi tham gia vào khóa học đào tạo.

 

3. Thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hồ sơ được doanh nghiệp lập và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề Theo quy định tại Thông tư số 52/2023/TT-BTC bao gồm các thành phần sau đây:

- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo nghề: Đây là bản đơn chính thức từ doanh nghiệp đề nghị cơ quan nhà nước cấp hỗ trợ cho chi phí đào tạo nghề.

- Danh sách người lao động tham gia khóa đào tạo: Danh sách chi tiết các người lao động trong doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo nghề.

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thời hạn nhất định của người lao động: Các hợp đồng lao động đã được ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động chứng minh mối quan hệ lao động giữa hai bên.

- Bảng kê chi phí đào tạo nghề: Bảng tính chi tiết các khoản chi phí liên quan đến việc đào tạo nghề của từng người lao động bao gồm chi phí giảng dạy, tài liệu, thiết bị và các chi phí phát sinh khác,

- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề của người lao động. Giấy chứng nhận từ tổ chức, trung tâm đào tạo xác nhận rằng người lao động đã hoàn thành và đáp ứng yêu cầu của khóa đào tạo nghề.

Tất cả các tài liệu này được tổng hợp thành một hồ sơ hoàn chỉnh và được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét và xét duyệt việc hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp và người lao động.

Lưu ý về tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 52 năm 2023 Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc lập, phân bổ và giao dự toán kinh phí ngân sách nhà nước để hỗ trợ Đơn vị hành chính - sự nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

Lập dự toán:

- Vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, các cơ quan, tổ chức xây dựng dự toán kinh phí ngân sách nhà nước để hỗ trợ đơn vị hành chính - sự nghiệp dựa trên hướng dẫn về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch hỗ trợ đơn vị hành chính - sự nghiệp của cơ quan chức năng. Dự toán này cụ thể hóa các khoản kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của thông tư và được tổng hợp trong dự toán chi ngân sách nhà của từng cơ quan, tổ chức để trình cấp có thẩm quyền tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan, tổ chức trung ương, địa phương.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đơn vị hành chính - sự nghiệp, cũng như gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự toán kinh phí ngân sách nhà nước để hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động của đơn vị hành chính - sự nghiệp để tổng hợp và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc rà soát và tổng hợp nhu cầu về kinh phí ngân sách nhà nước để hỗ trợ Đơn vị hành chính - sự nghiệp( bao gồm cả hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của Đơn vị hành chính - sự nghiệp) chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách nhà nước và số tiền hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương đối với từng địa phương chưa cân đối ngân sách nhà nước và sau đó gửi Bộ Tài chính để tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Như vậy, theo quy định này thì các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Lưu ý về việc quản lý các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định như sau:

Nội dung chi:

Chi cho hoạt động quản lý bao gồm các chi phí sau đây:

- Chi truyền thông, bao gồm việc phát sóng các bản tin và bài viết về công tác hỗ trợ, nội dung hỗ trợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Chi tổ chức đoàn công tác đánh giá thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và khảo sát nhu cầu hỗ trợ.

- Chi tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn và tổng kết công tác hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chi quản lý trực tiếp các hoạt động hỗ trợ bao gồm các chi phí như sau:

- Chi phục vụ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ và hoạt động của Hội đồng lựa chọn doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo như đi công tác, khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa để quyết định hỗ trợ.

- Chi hoạt động lựa chọn bên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Điều kiện được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể.