Mục đích của INCOTERMS (Intemational Commercial Terms) là cung cấp bộ quy tắc để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong thương mại quốc tế, giúp cho những thương gia có cách hiểu thống nhất khi áp dụng trong giao dịch thương mại quốc tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra.

INCOTERMS lần đầu tiên được phát hành vào năm 1936, sau đó được sửa đổi và bổ sung nhiều lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và mới đây nhất là năm 2000.

1. Cách xác định thời điểm chuyển dịch vụ rủi ro đối với tài sản mua bán ?

1.1 Nguyên tắc chung xác định rủi ro

Rủi ro và sở hữu là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Pháp luật các nước đều có các quy định cụ thể về thời điểm chuyển dịch sở hữu và thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản. Do đó khi quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài phát sinh cũng phát sinh xung đột phát luật, và vấn đề xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro (thường dựa trên căn cứ sở hữu) vì thế cũng thường được giải quyết song hành cùng vấn đề sở hữu. Qua việc xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro sẽ xác định rõ ưách nhiệm của các bên đối với tài sản trong quan hệ cụ thể đang xem xét. Mặc dù rủi ro và sở hữu là hai vấn đề riêng, độc lập, rất cố thể là chủ sở hữu nên sẽ phải chịu rủi ro, nhưng cũng có thể không, điều này phụ thuộc vào quy định của pháp luật mỗi quốc gia. Vì vậy, xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro tuy không phải là một phần trực tiếp của quan hệ sở hữu nhưng nó có liên quan đến quan hệ sở hữu, mục này sẽ làm rõ hơn các quy định liên quan đến vấn đề này.

Để giải quyết xung đột pháp luật về thời điểm chuyển dịch rủi ro, pháp luật cùa các nước thường giải quyết theo hai hướng chính:

Theo pháp luật của các nước như Thụy Sỹ, Hà Lan và các nước châu Mỹ - La tinh áp dụng theo nguyên tắc thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua được xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng còn quyền sở hữu đối với tài sản do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc áp dụng luật điều chỉnh cho hợp đồng để xác định.

Một số nước khác lại áp dụng nguyên tắc rủi ro do chủ sở hữu gánh chịu, theo nguyên tắc này thời điểm chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu. Tuy nhiên, thời điểm định việc vận chuyển hàng hoá và người bản không buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang cho người mua kê từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro được chuyển giao cho người mua chuyên chở tại nơi đó” (Điều 67).

Về các hàng hoá bán trong lúc chuyên chở, các rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc ký kết họp đồng (Điều 68). Đôi với các trường hợp mua bán khác, các rủi ro được chuyển sang cho người mua khi người này nhận hàng (khoản 1 Điều 69). Tuy nhiên, nếu người mua buộc phải nhận hàng tại một noi khác với cơ sở của người bán, rủi ro được chuyển giao khi việc giao hàng đã được thực hiện và người mua biết rằng hàng hoá đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó (khoản 2 Điều 69). Tuy vậy, Công ước Vienna 1980, mặc dù đã quy định một cách cụ thể vấn đề phân chia các rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá giữa người bán và người mua nhưng đã không quy định những vấn đề liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Do đó, các bên khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải tự mình lường thấy trước các vấn đề phát sinh trong hợp đồng và phải có sự thoả thuận, xem xét kĩ những gì mà luật áp dụng yêu cầu về việc chuyển giao sở hữu hàng hoá và các quyền tài sản khác để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.

1.2 Vấn đề xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro trong Incoterms 2010

Hiện nay trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, các thương nhân thường sử dụng Incoterms như một công cụ xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro một cách hiệu quả nhất. Bộ Incoterms đầu tiên do Phòng Thương mại quốc tế (ICC) ở Paris ban hành vào năm 1936. Để phù hợp với thực tiễn thương mại, Incoterms đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và gần đây nhất ICC đã cho ra đời bộ Incoterms 2010. Đây là các tập quán quốc tế quan trọng nhất về xác định thời điểm chuyển dịch rủi

Theo điều kiện FOB (giao hàng lên tàu), có nghĩa là người bán giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá di chuyển khi hàng xếp lên tàu và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này chở đi. Người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cho đến khi hàng hoá được giao bằng cách đặt hàng hoá lên con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng (nếu có) tại cảng xếp hàng. Người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thoả thuận theo cách thức thông thường tại cảng.

Các điều kiện Incoterms 2010 chỉ rõ bên nào trong hợp đồng mua bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua, xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro và chi phí nào mỗi bên phải chịu. Tuy nhiên, Incoterms 2010 không đề cập tới mức giá phải trả liay phương thức thanh toán. Đồng thời, Incoterms 2010 cũng không đề cập tới việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá và hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được các bên thoả thuận quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)