Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Trả lời câu hỏi
Năm 2013 vợ chồng em cưới nhau có cho chị gái chồng em vay 7 chỉ vàng trị giá 25,2 triệu và nói lúc nào em cần thì báo trước cho chị 1 tháng để trả nợ. Đến đầu năm 2016 có cho vay thêm 20 triệu nữa. Do vợ chồng em có ý định mua đất nên đã thông báo trước 2 tháng để đòi lại số tiền và số vàng trên. Nhưng 2 anh chị mới trả cho em được 30 triệu còn 15 triệu nữa, nói là sẽ không trả cho vợ chồng em. Như vậy thì em có nên viết đơn khởi tố về việc chiếm đoạt tài sản không?
Điều 463 BLDS 2015. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, vợ chồng bạn cho bên kia vay tiền, có thoả thuận thời hạn trả nợ. Đến thời hạn đó, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bạn. Trong trường hợp, bên vay không chịu trả tài sản thì bên vay đã vi phạm . Trước tiên, bạn yêu cầu bên vay trả bạn số tiền còn lại 15,2 triệu đồng . Nếu bạn vay vẫn cố tình không trả thì bạn có thể khởi kiện ra TAND cấp huyện để yêu cầu giải quyết.
Bố mình có mua 1 sổ tiết kiệm và sổ đỏ quyền sử dụng đất nhà ở như bố mình đưa cho anh rể hàng tháng lĩnh tiền lại cho ông nhưng gần đây có nhiều nghi vấn bố mình đòi lại sổ tiết kiệm và sổ đỏ nhưng anh rể mình nói là không cầm , ông đưa cả CMND. Luật sư cho mình hỏi làm thế nào để lấy lại các sổ nói trên, nếu như không lấy lại thì anh dể mình có chiếm được nhà đất không?
Điều 166 BLDS 2015. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Theo đó, bố bạn là người đứng tên trên sổ đỏ, CMND, sổ tiết kiệm nên bố bạn có quyền đòi lại những giấy tờ này từ người chiếm hữu kia. Nếu không lấy lại được thì anh bạn cũng không chiếm được nhà đất vì bố bạn vẫn là người đứng tên trên sổ đỏ.
Em có vào làm việc cho 1 cơ sở nhỏ( hộ gia đình) , em làm hơn 1 năm rồi mà không có hợp đồng gì hết. Hôm đó, em có xin chị ấy cho nghỉ nhưng chị ấy trả lương cho em nhưng giữ lại 5 ngày không trả với lí do nghỉ ngang. Vậy luật sư cho em hỏi em muốn đi kiện đòi lại 5 ngày đó có được không? Và phải làm đơn kiện ở đâu?
Điều 22. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Theo đó, bạn và bên kia đã làm việc hơn 1 năm mà không ký HĐLĐ , do đó theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng với người lao động. Người sử dụng lao động không giao kết sẽ bị xử lý vi phạm theo khoản 1 điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP . Khi bạn nghỉ việc , bạn vẫn phải báo trước cho người sử dụng lao động và phải thuộc 1 trong các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động và phải báo trước ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định , ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn. Nếu bạn không thoả mãn điều kiện trên thì bạn vi phạm hợp đồng lao động.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê