Mục lục bài viết
1. Quy định thống nhất đổi Luật căn cước công dân thành Luật căn cước?
Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 46/NQ - CP ngày 31 tháng 3 năm 2023 trong kỳ họp đặc biệt nhằm thảo luận về việc xây dựng Luật tháng 3 năm 2023. Trong tinh thần quán triệt và thể chế hóa quan điểm chủ trương của Đảng, Chính phủ đã đưa ra quyết định với nhiều nội dung quan trọng nhằm cải thiện và hiện đại hóa hệ thống pháp luật.
Nghị quyết này đặt ra nhiệm vụ lớn cho Bộ Công an yêu cầu họ chủ trì và phối hợp cùng các bộ, cơ quan liên quan đến khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. Trong số những điều quan trọng được đề cập có sự thay đổi tên gọi của Luật căn cước công dân thành Luật căn cước nhằm phản ánh rõ hơn nội dung và mục tiêu của luật.
Để nhằm đảm bảo tính ổn định và thống nhất thì Chính phủ đã đưa ra các chỉ đạo cụ thể về việc thay đổi tên luật quy định về thu nhập, cập nhật, kết nối, chia sẻ khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước. Đồng thời, Chính phủ cũng giáo Bộ Công an quyết định chi tiết các nội dung này nhằm đảm bảo hiệu quả thực tế.
Ngoài ra thì nghị quyết cũng yêu cầu tiếp tục đánh giá và nghiên cứu kỹ về các điều khoản như cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi và tích hợp thông tin quy định chuyển tiếp và các vấn đề khác nhằm tránh gây xung đột với pháp luật hiện hành và đảm bảo tính khả thi.
Trong quá trình triển khai Chính phủ đã đề xuất nguyên tắc là quy định trong luật những nội dung có tính ổn định và thống nhất cao trong khi những nội dung mới và còn biến động sẽ được giao cho Chính phủ quy định để linh hoạt điều chỉnh theo thực tế.
Bên cạnh đó thì Nghị quyết cũng đặt ra nhiệm vụ cho Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính Phủ và các cơ quan liên quan để tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định. Bộ trưởng Bộ Công an được ủy quyền thừa nhận quyền của Thủ tướng, đại diện Chính phủ ký trình Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật căn cước.
2. Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước
Một trong những mảng có sự chênh lệch ý kiến là vấn đề liệu có nên thay đổi tên của luật Căn cước công dân thành luật Căn cước và thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước hay không.
Phát ngôn viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc trình bày báo cáo tiếp thu và giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh đã trình bày rằng có hai quan điểm chính về vấn đề này. QUan điểm đầu tiên là được ủy ban đánh giá là quan điểm đa số nhằm ủng hộ việc thay đổi tên luật và thẻ. Trái ngược với đó thì quan điểm thứ hai cho rằng nên giữ nguyên như hiện tại.
Sau quá trình nghiên cứu thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng thuận với quan điểm đa số. Lý do cho sự ủng hộ này là việc sử dụng tên gọi " luật căn cước" thay vì " luật căn cước công dân" thể hiện rõ tính khoa học và sẽ bao quát hơn phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng của luật không chỉ giới hạn ở công dân Việt Nam mà còn bao gồm cả người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.
Tên gọi mới này cũng được cho là phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của nhà nước đồng thời điều này còn phản ánh sự thích ứng với phương thức quản lý trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 việc xây dựng Chính phủ số và xã hội nói chung tên gọi mới này được xem là một biểu hiện đầy đủ và khoa học về thông tin của căn cước công dân.
Tương tự thì việc sử dụng tên gọi " thẻ căn cước" thay cho " thể căn cước công dân" cũng được đánh giá là phù hợp và đầy đủ. Qua việc tích hợp các thông tin vào thẻ căn cước nhóm ý kiến này nhấn mạnh điều này không chỉ hướng tới mục tiêu quản lý nhà nước về căn cước một cách toàn diện và đầy đủ hơn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.
Ở mức độ chi tiết hơn " việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục chi phí đổi thẻ với người dân" Ủy ban thường vụ Quốc hội đã khẳng định mạnh mẽ và đề xuất quốc hội duy trì tên luật Căn cước và thẻ căn cước như Chính phủ đã trình.
3. Một số thay đổi được đề xuất khi làm thẻ căn cước
Quá tình xây dựng luật đang trải qua một quá trình tận tâm và chi tiết với sự đóng góp của nhiều ý kiến đại biểu nhằm tối ưu hóa và làm cho hệ thống căn cước công dân trở nên linh hoạt hơn và hiệu quả hơn. Trong quá trình này thì một số ý kiến đề xuất việc đánh giá thêm về việc thay đổi thông tin trên thẻ căn cước với quan điểm rằng chỉ những thông tin ổn định và có tính nhất quán nên được hiển thị để giúp nhận diện lịch sử cá nhân của một người.
Một số đại biểu còn đề xuất rằng không nên sử dụng mã Qr code mà thay vào đó chỉ nên sử dụng chip điện tử trên thẻ căn cước. Theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ quốc hội thì dự thảo luật Căn cước đề xuất loại bỏ vân tay trên bề mặt thẻ căn cước, loại bỏ thông tin về quê quán và sửa đổi số thẻ căn cước công dân thành số định danh cá nhân chuyển đổi căn cước công dân thành thẻ căn cước và thay đổi nơi thường trú và nơi cư trú cũng như bổ sung địa chỉ đăng ký khai sinh...
Các thay đổi như vậy được đánh giá rất cụ thể với sự đảm bảo về tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ, tránh trùng lặp giữa các trường thông tin và tạo sự thống nhất trong các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay.
Đề xuất của dự thảo luật cũng như được xem xét như một bước tiến thuận lợi cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước nhằm đảm bảo tính chính xác khi xác thực thông tin và giảm bớt khó khăn cho việc cấp đổi thẻ. Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội thì các thông tin căn cước của người dân sẽ được lưu trữ, khai thác và sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước. Việc tích hợp cả mã QR code và chip điện tử trên thẻ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tổ chức và cá nhân khi khai thác, sử dụng thông tin công dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
Theo đó thì những chứng từ liên quan đến thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân đều được công nhận với giá trị pháp lý tương đương. Đồng thời thì không chỉ giới hạn ở việc thay đổi tên thẻ, dự thảo đề xuất nhằm điều chỉnh tên gọi . Bộ Công an đã giải thích rằng hiện nay khoảng 40000 người Việt Nam không sở hữu bất kỳ giấy tờ chứng minh danh tính nào việc này gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định địa vị của họ trong xã hội. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc thiết lập các quy định pháp lý nhằm đảm bảo rằng họ có thể tận hưởng các quyền lợi cơ bản liên quan đến lao động, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Giấy chứng nhận căn cước sẽ có giá trị trong việc chứng minh danh tính nhằm hỗ trợ thực hiện các giao dịch một cách thuận lợi.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: 14 tuổi làm căn cước công dân cần những giấy tờ, hồ sơ gì?
Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết bài viết.