- 1. Điều kiện và giấy tờ cần chuẩn bị
- 1.1 Điều kiện đổi căn cước:
- 1.2 Giấy tờ cần chuẩn bị:
- 2. Các bước thực hiện thủ tục
- 2.1 Đăng ký thông tin qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có):
- 2.2 Đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục:
- 2.3 Thanh toán lệ phí (nếu có)
- 3. Thời gian và địa điểm làm thủ tục
- 3.1 Thời gian xử lý:
- 3.2 Địa điểm làm thủ tục:
- 4. Những lưu ý quan trọng
- 4.1 Kiểm tra thông tin trên căn cước mới:
- 4.2 Bảo quản căn cước công dân:
- 4.3 Các câu hỏi thường gặp:
1. Điều kiện và giấy tờ cần chuẩn bị
1.1 Điều kiện đổi căn cước:
Theo quy định của Luật Căn cước 2024, bạn cần đổi căn cước công dân trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi: Khi bạn đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
- Thay đổi thông tin cá nhân: Nếu có sự thay đổi về họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính hoặc các thông tin khác trên căn cước.
- Thẻ bị hư hỏng, mất: Khi thẻ căn cước của bạn bị mất, bị hỏng không còn sử dụng được.
- Thông tin trên thẻ không chính xác: Nếu phát hiện thông tin cá nhân trên thẻ không đúng với hồ sơ gốc.
1.2 Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Thẻ căn cước công dân cũ
- Tờ khai đổi căn cước công dân
- Ảnh 3 x 4
- Các giấy tờ tờ khác ( nếu có): Giấy tờ chứng minh lý do đổi tên, đổi giới tính; Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Các bước thực hiện thủ tục
2.1 Đăng ký thông tin qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có):
Bước 1: Công dân lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian và cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục, hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp đổi thẻ căn cước;
Công dân đến cơ quan quản lý căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký để thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước theo trình tự, thủ tục quy định tại (1);
- Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp đổi thẻ căn cước.
Bước 2: Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng.
Trường hợp công dân không đến nơi làm thủ tục cấp đổi thẻ căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước thì hệ thống tiếp nhận yêu cầu của công dân sẽ tự động hủy lịch hẹn công dân đã đăng ký khi hết ngày làm việc. Nếu công dân tiếp tục có nhu cầu cấp đổi thẻ căn cước thì đăng ký hẹn lại.
Bước 3: Cơ quan quản lý căn cước tổ chức lưu động việc tiếp nhận yêu cầu cấp đổi thẻ căn cước cho công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong điều kiện, khả năng của mình; bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.2 Đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục:
THeo quy định của pháp luật tại Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định thủ tục đổi thẻ căn cước hết hạn từ 1/7/2024 như sau:
(1) Trình tự, thủ tục đổi thẻ căn cước tại cơ quan quản lý căn cước:
Bước 1: Công dân đến cơ quan quản lý căn cước đề nghị cấp đổi, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi;
*Cơ quan quản lý căn cước gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
Lưu ý:
- Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc có sai sót thì người tiếp nhận thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trước khi đề nghị cấp đổi thẻ căn cước;
- Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp đổi thẻ căn cước trích xuất thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau khi xác định thông tin người đề nghị cấp đổi thẻ căn cước là chính xác thì thực hiện trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước 2023.
Bước 2: Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng.
Trường hợp công dân không đến nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì hệ thống tiếp nhận yêu cầu của công dân sẽ tự động hủy lịch hẹn công dân đã đăng ký khi hết ngày làm việc. Nếu công dân tiếp tục có nhu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì đăng ký hẹn lại.
Bước 3: Cơ quan quản lý căn cước tổ chức lưu động việc tiếp nhận yêu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong điều kiện, khả năng của mình; bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.3 Thanh toán lệ phí (nếu có)
Không mất lệ phí: Đổi thẻ căn cước công dân khi đến tuổi đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân
3. Thời gian và địa điểm làm thủ tục
3.1 Thời gian xử lý:
- Tại thành phố, thị xã:
+ Trường hợp cấp, đổi thẻ CCCD: Thời hạn là 1,5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị;
+ Trường hợp cấp lại thẻ CCCD: Thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị.
- Tại các huyện, miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời hạn là 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
- Tại các khu vực còn lại: Thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
3.2 Địa điểm làm thủ tục:
Theo quy định về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân tại Điều 27 Luật căn cước công dân 2023 như sau:
(1) Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
(2) Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(3) Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
(4) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết
4. Những lưu ý quan trọng
4.1 Kiểm tra thông tin trên căn cước mới:
Các thông tin cần kiểm tra kỹ lưỡng:
- Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi sinh, nơi thường trú, nơi đăng ký hộ khẩu (nếu có).
- Ảnh: Hình ảnh trên thẻ có rõ nét, đúng với khuôn mặt hiện tại của bạn hay không.
- Mã số định danh cá nhân: Kiểm tra lại mã số này để đảm bảo chính xác và trùng khớp với các thông tin khác.
- Thời hạn sử dụng: Kiểm tra kỹ ngày cấp và ngày hết hạn để biết khi nào cần làm thủ tục đổi thẻ.
- Chữ ký: Kiểm tra chữ ký trên thẻ có phải là chữ ký của bạn hay không.
- Mã QR và chip điện tử: Đảm bảo mã QR và chip điện tử trên thẻ còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng.
4.2 Bảo quản căn cước công dân:
Cách bảo quản để tránh hư hỏng, mất mát:
- Tránh tiếp xúc với nước, nhiệt độ cao, hóa chất: Giữ thẻ nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không gấp, quấn hoặc để vật nặng đè lên thẻ: Điều này có thể làm hỏng chip điện tử và các thông tin trên thẻ.
- Mang theo bên mình khi cần thiết: Tránh để quên thẻ ở nhà hoặc nơi công cộng.
- Có thể sử dụng bao đựng thẻ để bảo vệ: Bao đựng thẻ sẽ giúp bảo vệ thẻ khỏi trầy xước và bụi bẩn.
- Sao lưu thông tin: Bạn nên lưu lại một bản sao thông tin trên thẻ để phòng trường hợp mất thẻ.
4.3 Các câu hỏi thường gặp:
Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến thủ tục đổi căn cước:
- Khi nào cần đổi căn cước?
+ Khi thông tin cá nhân thay đổi (họ tên, nơi thường trú...).
+ Khi thẻ bị mất, hỏng.
+ Khi đến độ tuổi quy định (25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi).
- Thủ tục đổi căn cước như thế nào?
+ Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
+ Đến cơ quan công an có thẩm quyền để làm thủ tục.
+ Nộp lệ phí (nếu có).
- Thời gian làm xong thẻ căn cước mới?
+ Thời gian làm thẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng địa phương.
- Trạng thái duyệt hồ sơ đổi căn cước:
+ Bạn có thể tra cứu trạng thái hồ sơ qua các kênh thông tin mà cơ quan công an cung cấp (website, ứng dụng...).
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Mẫu đơn xin cấp lại căn cước công dân bị mất
Bạn đọc có thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn