1. Nên đưa lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Xin chào luật sư, em hiện đang ở tỉnh Bình Phước. Em có câu hỏi muốn được luật sư giải đáp. Ngày 06/02/2017 em có nghỉ việc tại công ty tnhh LA, ngày 06/03/2017 em tới trung tâm dịch vụ việc làm để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhưng cán bộ tại trung tâm không nhận hồ sơ của em.
Em được giải thích rằng em không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Lý do là trong quyết định nghỉ việc của em ghi lý do nghỉ việc là: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao dộng (áp lực công việc) nên thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nên không nhận hồ sơ.
Xin hỏi luật sư là trường hợp nghỉ việc của em như vậy có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không ? Em muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần những điều kiện nào? Em xin chân thành cảm ơn, trân trọng.

Quyết định nghỉ việc ghi lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?

Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động được coi là chấm dứt hợp đồng lao động khi nghỉ việc mà không có các lý do dưới đây:

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Tình huống của bạn có thể đối chiếu để biết mình có đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay không. Còn pháp luật việc làm năm 2013 quy định về điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp như sau:

"Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động...."

Như vậy nếu trong quyết định nghỉ việc có nội dung cho rằng bạn nghỉ việc rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Phương án xử lý tình huống này của bạn như sau: Nếu bạn nghỉ việc ở công ty mà được người sử dụng lao động đồng ý thì bạn trao đổi để công ty đưa ra cho bạn 1 quyết định nghỉ việc khác với lý do nghỉ việc là "thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động". Bạn đồng thời đáp ứng được những điều kiện trên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bài viết tham khảo thêmMức bồi thường của công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. 

 

2. Con có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để chăm mẹ ốm?

Chào luật sư, xin Luật sư cho em hỏi: em có kí hợp đồng làm việc với công ty tnhh nissey 2năm nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn mẹ thường xuyên bệnh nên em phải thôi việc trước thời hạn ( em làm được 1 năm 7 tháng). Em viết đơn thôi việc công ty bắt em bồi thường nữa tháng tiền lương.

Và em có làm giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn có xác nhận của chính quyền địa phương và kèm theo giấy bệnh của mẹ, nhưng công ty không duyệt với lý do cha mẹ còn trong độ tuổi lao động. Vậy luật sư cho em hỏi công ty làm việc có đúng luật không và em phải làm như thế thế nào để khiếu nại Mong luật sư giải đáp giúp em.

Luật sư trả lời

Điều 35 Luật lao động năm 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động (như trích dẫn phần trên). Đồng thời, khoản 2 Điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động quy định:

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Khi gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, bạn cần báo trước 30 ngày cho người sử dụng lao động và sẽ không phải bồi thường. Bởi lẽ, bạn thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật theo điểm d khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 (được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).

Bạn có thể trao đổi lại với ban giám đốc công ty mà bạn đang làm việc, nếu họ không đồng ý về vấn đề cho bạn nghỉ việc và yêu cầu bồi thường. Bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết.

>> Xem thêm: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

 

3. Đòi lại quyền lợi khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Kính thưa luật sư! tôi là tài xế đã ký hợp đồng lao động được 2 năm với công ty, loại hợp đồng 1 năm, thời gian đầu chạy xe tải và tính đến thời gian hiện tại công ty chuyển tôi qua chạy xe du lịch khoảng 2 tháng nay, đến tháng 7 này là tôi kết thúc hợp đồng lao động và công ty đã gửi thư chấm dứt hợp đồng với tôi. Vậy theo như luật lao động thì tôi hay công ty bi phạm luật lao động, và có thể giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn luật sư! (Người gửi: P.T.H)

Trả lời:

Theo quy định tại điều 22, Bộ luật lao động năm 2019 thì loại hợp đồng mà bạn ký là hợp đồng xác định thời hạn cụ thể là 1 năm. Hết thời hạn 1 năm, thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn phải ký hợp đồng lao động mới nếu không ký hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trường hợp của bạn đã làm việc 2 năm ở công ty và ký loại hợp đồng có thời hạn là 1 năm. Như vậy, có thể hiểu là bạn và công ty đã ký hợp đồng có thời hạn 1 năm sau đó hết thời hạn lại ký tiếp hợp đồng có thời hạn 1 năm nữa; hợp đồng ký thứ 2 thì đến tháng 7/2015 là hết hạn và công ty đã gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động. Trước đó, bạn có cung cấp là công ty chuyển bạn sang chạy xe du lịch khoảng 2 tháng nay thay vì xe tải như thời gian đầu.

Căn cứ vào điều 29, bộ luật lao động 2019 thì:

Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc...

Như vậy, công ty bạn có thể chuyển bạn làm công việc khác so với hợp đồng ban đầu nhưng thời hạn không quá 60 ngày trừ khi có sự đồng ý của bạn.
Còn về vấn đề công ty gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ vào điều 36, bộ luật lao động thì căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Do đó, nếu đã hết hợp đồng lao động thì công ty hoàn toàn có thể gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nếu chưa hết hợp đồng lao động mà công ty đơn phương gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động thì phải căn cứ vào điều 38, bộ luật lao động quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Dựa vào những quy định trên thì bạn có thể xem xét mình thuộc trường hợp nào vì bạn không cung cấp thông tin cụ thể nên chúng tôi không thể khẳng định điều gì. Nếu bạn thấy rằng mình không thuộc trường hợp nào tại điều 38 nêu trên mà công ty cho nghỉ việc thì bạn có thể khiếu nại với công ty về quyết định đó.

>> Tham khảo: Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường?

 

4. Có phải bồi thường cho công ty khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Thưa luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: từ ngày 01 tháng 12 năm 2015 tôi có ký hợp đồng học việc tại công ty may tại Quảng Ninh ngoài lương sản phẩm tôi ; công ty hỗ trợ 30.000 đ/ công và được ăn bữa trưa 10.000đ hợp đồng có ghi học việc miễn phí trong thời gian 3 tháng và có ghi trong thời gian học việc và hết thời gian học việc phải làm việc cho công ty nếu bỏ việc phải hoàn lại toàn bộ chi phí cho công ty và không trả lương những ngày đã làm việc tại công ty ;vào làm việc tôi được vào tổ hoàn thành SP của công ty chủ yếu đóng gói, dán thùng, bốc xếp sản phẩm.
Khi vào tôi được phổ biến và hướng dẫn cách làm khoảng 1 giờ hết thời hạn 3 tháng tôi được ký hợp đồng 3 tháng ăn lương sản phẩm hết ngày 17/3/2016 tôi nghỉ việc Em đã lĩnh lương tháng 12/2016 và tháng 01 năm 2016.Ngày 17/03/2016 tôi có việc cầm nghỉ 1 ngày và xin phép giám đốc nghỉ bảo nếu nghỉ thì mai không cầm đến làm nữa và em nghỉ việc từ ngày 18/3/2016 đến ngày 20/3/2016 em gửi đơn thôi việc.
Hiện nay tôi có đến công ty để thanh toán tiền lương thì được công ty thông báo tôi phải hoàn lại tiền hồ trợ và ăn trưa của công ty 2.195.000đ gồm ăn ca hỗ trợ và đồng thời công ty giữ lại tiền lương tháng 2 và tháng 3( tháng 3chưa có bảng tính lương phần này do tổ trưởng tính sản phẩm được nghiệm thu vào cuối tháng) của tôi; vậy hợp đồng ban đầu của tôi có được coi là hợp đồng học việc hay không công ty bắt tôi bồi thường như trên đã đúng chưa? Mong công ty tư vấn cho tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về học nghê, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:

Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.

6. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

Căn cứ điều 35, Của Luật lao động năm 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động (như trích dẫn ở mục 1).

Theo thông tin bạn cung cấp ngày 01 tháng 12 năm 2015 tôi có ký hợp đồng học việc tại công ty may tại Quảng Ninh và trong hợp đồng có ghi học việc miễn phí trong thời gian 3 tháng thì hợp đồng trên của bạn có thể coi là hợp đồng học nghề.

Hiện tại công ty yêu cầu bạn bồi thường về số tiền hồ trợ và ăn trưa của công ty 2.195.000đ gồm ăn ca hỗ trợ và đồng thời công ty giữ lại tiền lương tháng 2 và tháng 3 là trái với quy định của pháp luật. Mặc dù việc bạn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty là trái pháp luật không thuộc các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn nên bạn không phải bồi thường cho công ty về các khoản hỗ trợ ăn trưa và tiền lương trong tháng 2 và tháng 3. Mặt khác, khi hết thời gian trong hợp đồng học nghề bạn đã được ký kết hợp đồng mới trong thời hạn 3 tháng nên trong trường hợp này bạn chỉ phải bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 

5. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

vấn đề công ty gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động. Căn cứ vào điều 36, bộ luật lao động thì căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Do đó, nếu đã hết hợp đồng lao động thì công ty hoàn toàn có thể gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Nếu chưa hết hợp đồng lao động mà công ty đơn phương gửi thư chấm dứt hợp đồng lao động thì phải căn cứ vào điều 38, bộ luật lao động quy định cụ thể về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như quy định tại điều 36 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động (trích dẫn ở mục 3).
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.