1. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Cơ sở pháp lý để thực hiện vấn đề này là Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như sau: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.

Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đây là điều luật mới, được bổ sung vào Bộ luật hình sự năm 2015.

Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

1.Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2.Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần , Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

Ngoài ra khi giải quyết vụ án hình sự có vấn đề bồi thường, Tòa án còn phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự để quyết định.

.Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.6162

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến việc thu thập các tài liệu chứng cứ để giải quyết dân sự trong các vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe ô tô, máy kéo, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật. Các phương tiện giao thông cơ giới, xe ô tô, các loại xe có gắn động cơ, khi tham gia giao thông đều là những nguồn nguy hiểm cao độ. Khi giải quyết các vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, việc giải quyết bồi thường còn áp dụng Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Căn cứ để xác định thiệt hại được quy định tại Điều 589 – thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, Điều 590: thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Điều 590: thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Trong từng vụ án cụ thể, đối chiếu với quy định để xác định các khoản bồi thường. Có những chi phí đòi hỏi phải có hóa đơn , chứng từ và phải là chi phí hợp lý như việc bồi thường tài sản bị mất, bị hủy hoại; việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút người bị thiệt hại (hoặc trước khi người bị thiệt hại chết); chi phí hợp lý cho việc mai táng; thu nhập bị mất, bị giảm sút; chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại…Có những chi phí điều luật quy định mức tối đa thì Tòa án sẽ ấn định mức tối đa hoặc mức trung bình (tổn thất tinh thần) hay tỷ lệ phần trăm so với mức tối đa. Hoặc mức cấp dưỡng đối với người mà người bị thiệt hại có trách nhiệm cấp dưỡng.

Như vậy, nếu người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ có hành vi vi phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu họ không phải là chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ thì chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải được triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự. Việc triệu tập họ phải được bắt đầu thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố thì đến giai đoạn xét xử, Tòa án mới có cơ sở xác định tư cách của người tham gia tố tụng đối với họ. Cơ quan điều tra phải thu thập các tài liệu xác định ai là chủ phương tiện; tài liệu chuyển giao việc sử dụng phương tiện giao thông đường bộ kèm các văn bản thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông gây ra và các tài liệu liên quan khác nếu có. Trong thực tế, nhiều trường hợp Cơ quan điều tra không thu thập các tài liệu này kể cả việc triệu tập chủ phương tiện hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông để ghi lời khai của họ về vấn đề bồi thường thiệt hại. Có trường hợp Tòa án trả hồ sơ để yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ về vấn đề thiệt hại khi xảy ra vụ tai nạn giao thông, những người thừa kế theo luật của người bị hại đã chết thì Viện Kiểm sát cho rằng trách nhiệm giải quyết dân sự thuộc về Tòa án nên khi xét xử Tòa án triệu tập họ tham gia phiên tòa để giải quyết luôn.

(MKLAW FIRM: Biên tập.)

2. Bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc như thế nào ?

Thưa luật sư. Mong luật sư giúp em với ạ. Mấy tháng trước có người đưa một số tiền mỗi tháng là 10. 000. 000 đồng nhờ em đóng hộ tiền gốc lãi vay của ngân hàng, tổng số tiền người đó đưa để nhờ em là 50. 000. 000 đồng trong 05 tháng.

Tuy nhiên do em bị phát sinh một số việc, vì vậy khi túng quẫn em đã dùng số tiền đó để giải quyết việc của bản thân. Em dự định khi xử lý xong việc của bản thân sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền nêu trên. Tuy nhiên do người kia tiếp tục phát sinh việc vay ngân hàng lên đã phát hiện ra sự việc của em. Họ đã đến nói chuyện và hỏi nguyên nhân tại sao. Em cũng đã trình bày sự việc này là do em phát sinh một số việc lên mới thành ra như vậy. Ngay trong ngày hôm đó em đã hoàn trả đầy đủ số tiền nêu trên cho chị đó. Tuy nhiên do lỗi của em lên chị đó không thể tiếp tục vay ngân hàng được nữa, vì vậy chị đó bắt em đền bù 170. 000. 000 đồng. Nếu không đền bù thì sẽ mang việc này ra pháp luật cũng như cơ quan làm việc của em. Em xin phép hỏi luật sư một số vấn đề sau, mong luật sư giải đáp giùm em:

+ Thứ nhất: việc em đã gây ra như vậy nếu ra pháp luật thì sẽ bị tội gì và bị phạt ra sao ạ. + thứ hai: em đã hoàn trả lại đầy đủ toàn bộ số tiền chị đó gửi cho em. Tuy nhiên chị đó bắt em phải đền bù số tiền 170. 000. 000 đồng là có đúng với pháp luật không ạ. Và nó có được coi là hành vi đe doạ tống tiền không ạ. Vì thực sự số tiền 170. 000. 000 đồng là quá lớn đối với em, em không biết lấy ở đâu ra ạ. Mà nếu không đưa cho chị đó thì em rất sợ ảnh hưởng đến công việc cũng như gia đình ?

Mong luật sư sớm phản hồi để em có được hướng xử lý tốt hơn ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

- Trần Quang TháLuật sư trả lời:

Thứ nhất: Việc bạn và chị kia giao kết để bạn cầm tiền thực hiện trả tiền ngân hàng thay chị ta là một thỏa thuận dân sự. Khi bạn đồng ý thực hiện giao kết này là bạn phải có nghĩa vụ thực hiện đúng như giao kết. Trường hợp bạn đã thực hiện không đúng như thỏa thuận ban đầu thì bạn phải chịu trách nhiệm đối với việc làm không đúng thỏa thuận của mình. Và bạn cũng đã hoàn trả lại toàn bộ số tiền này cho chị ta nên giữa bạn và chị ta không có bất cứ một nghĩa vụ nào nữa.

Thứ hai: Trường hợp chị ta yêu cầu bạn bồi thường số tiền 170.000.000 đồng vì do bạn mà chị ta không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng thì bạn có thể xem xét thực tế trong câu chuyện này là như thế nào. Vì đây là quan hệ dân sự mà chưa có thiệt hại cụ thể sảy ra nên không phải bồi thường gì cả, còn chị ta bảo tại do bạn mà chị ta không vay được tiền của ngân hàng nữa thì không phải do lỗi cố ý trực tiếp của bạn, tức là bạn không phải là người cố ý gây khó khăn, cản trở việc vay ngân hàng của chị ta mà chỉ là do sự việc vô ý. Vậy nên chị ta yêu cầu bạn bồi thường là vô lý, nếu có bất cứ sự xô xát nào bạn có quyền phản kháng và trình báo với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 bồi thường dân sự cần phải có nguyên tắc làm cơ sở bồi thường.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, có một số khó khăn vướng mắc về căn cứ gia hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thông báo thụ lý, xác minh thu thập chứng cứ, đình chỉ giải quyết… cần được hướng dẫn và hoàn thiện pháp luật.

3.1 Về căn cứ gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là khoảng thời gian tối đa mà Tòa án cấp sơ thẩm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Tùy theo tính chất của từng loại vụ án mà thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định khác nhau. Theo quy định tại Điều 203 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ sau ngày Tòa án vào sổ thụ lý đến ngày Tòa án ra một trong các quyết định tố tụng, cụ thể:
– Đối với những vụ án tranh chấp về dân sự và hôn nhân gia đình thì thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
– Đối với các vụ án tranh chấp về kinh doanh thương mại và lao động thì thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Bên cạnh việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm cho các vụ án thông thường thì Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định về việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Theo đó đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình và 01 tháng đối với các vụ án kinh doanh, thương mại và lao động.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì tùy trường hợp Tòa án ra một trong các quyết định sau: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm đình chỉ giải quyết vụ án, đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
“Trở ngại khách quan” là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động như: thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu… làm cho Toà án không thể giải quyết được vụ án trong thời hạn quy định.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có khoản 1 Điều 156 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thuật ngữ “trở ngại khách quan” như sau: Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (khoản 1 Điều 156 bộ luật dân sự năm 2015 quy định). Vậy thiết nghĩ Hội đồng Thẩm phán TANDTC cần sớm ban hành Nghị quyết hướng dẫn về vấn đề này tiếp tục sử dụng hướng dẫn theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hay bổ sung giải thích từ ngữ đối với các thuật ngữ trên để việc áp dụng vào thực tiễn tố tụng được thống nhất hơn.

3.2 Thông báo về việc thụ lý vụ án:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chỉ có quy định khi thông báo thụ lý đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn mà chưa có quy định thông báo thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi giải quyết vụ án dân sự, nếu có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì Tòa án chỉ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho các đương sự đối với yêu cầu của mình, ngoài ra không có văn bản nào thể hiện yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Ngoài ra, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng không quy định thông báo thụ lý vụ án bổ sung đối với trường hợp sau khi thụ lý vụ án, trong quá trình giải quyết vụ án mới xác định thêm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Việc pháp luật không quy định thông báo thụ lý vụ án đối với hai trường hợp trên là không bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự cũng như gây khó khăn cho công tác kiểm sát giải quyết án dân sự của Viện kiểm sát. Vì vậy, cần bổ sung quy định Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân, Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và thông báo thụ lý vụ án bổ sung đối với trường hợp sau khi thụ lý vụ án trong quá trình giải quyết vụ án thì bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cần phải xem xét giải quyết.

3.3 Về xác minh, thu thập chứng cứ.

Việc thu thập chứng cứ của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 97 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và được quy định cụ thể từ Điều 98 đến Điều 106 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như: Lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng; lấy lời khai của người làm chứng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết; đối chất theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng; xem xét, thẩm định tại chỗ; trưng cầu giám định, định giá tài sản; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú; các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này. Quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự được bảo vệ tối đa, giúp đương sự tránh được những bất lợi khi họ không thể cung cấp được chứng cứ bởi có những tài liệu không do đương sự nắm giữ mà do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý mà đương sự khó có thể thu thập được.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã đưa ra căn cứ pháp lý để Tòa án yêu cầu đương sự nộp tạm ứng và thanh toán chi phí tố tụng như chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí định giá tài sản… nhằm tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Nhưng trên thực tế các Tòa án áp dụng không thống nhất vấn đề này. Cụ thể là Điều 169 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Căn cứ vào quy định của Bộ luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án”. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí Tòa án trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính và một số loại lệ phí khác chứ chưa có quy định cụ thể về các chi phí tố tụng khác như chi phí định giá tài sản, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ… Việc quy định rõ chi phí tố tụng gồm những loại chi phí nào, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức nộp, chứng từ kèm theo là cần thiết để quy định này có thể được áp dụng một cách khả thi trong thực tiễn.

3.4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án ra quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Theo quy định tại Điều 217 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự gồm có:
– Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
– Cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
– Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
– Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
– Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác nếu có; bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiện khởi kiện đã hết;
– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mà Tòa án đã thụ lý;
– Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Khi phát hiện có một trong các căn cứ nêu trên thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 219 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xoá tên vụ án dân sự trong sổ thụ lý, trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.
Khi Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, điểm c khoản 1 Điều 217 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và các trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với các trường hợp này, khi khởi kiện lại vụ án đã bị Tòa án đình chỉ, người khởi kiện phải tuân thủ các quy định về khởi kiện và phải nộp tiền tạm ứng án phí như mới khởi kiện lần đầu.
Tuy nhiên, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định về thời hạn ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi xuất hiện căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Dẫn đến khi áp dụng trong thực tiễn có trường hợp Tòa án chậm ra quyết định đình chỉ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Tại điểm c khoản 1 Điều 217 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện nhưng lại chưa quy định trường hợp bị đơn rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập dẫn đến trong thực tiễn không có căn cứ cụ thể để áp dụng mà áp dụng theo điểm c khoản 1 Điều 217 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Do đó, cần bổ sung quy định về đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như sau: Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong trường hợp bị đơn rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập.
Căn cứ “ nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác nếu có; bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một quy định mới của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, bộ luật tố tụng dân sự dân sự năm 2015 tại Điều 218 hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự lại chưa quy định về quyền khởi kiện lại vụ án trong trường hợp này mà chỉ quy định về số tiền tạm ứng án phí sẽ được trả lại cho đương sự. Vì vậy, cần bổ sung quy định về hậu quả đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về quyền khởi kiện lại vụ án trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo hướng đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó trong trường hợp Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 217 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)

4. Dân sự có chứa hình sự

Luật sư cho em hỏi, trường hợp trong vụ án hình sự có chứa tranh chấp dân sự thì vấn đề dân sự được giải quyết ra sao? Em có thể xem thêm thông tin tại đâu? Em cảm ơn các anh chị rất nhiều!

Trả lời:

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 theo đó:

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự cho thấy trong nhiều vụ án hình sự có vấn đề dân sự cần được giải quyết. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng Bộ luật tố tụng hình sự quy định nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Đây là nguyên tắc mới được bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Theo đó, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Vấn đề bồi thường, bồi hoàn có thể được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề đó mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự.

5. Tư vấn khởi kiện đòi lại tiền cho vay?

Kính gởi Luật sư! Anh tôi có cho người trong xóm vay: 100 triệu đồng, lãi xuất: 0,2% tháng (thoả thuận) để "kinh doanh" có làm biên nhận nợ. Chưa đầy một tháng người vay tiền đã bỏ xứ (quê) trốn khỏi địa phương, người vay (chồng) đứng tên vay (trong biên nhận nợ, vợ không có đứng tên). Chồng, vợ cùng trốn khỏi địa phương nên anh tôi khi thưa lên Toà án Huyện, xuống mời bị can lên giải quyết không được đã trả hồ sơ lại.
Xin Luật sư tư vấn trong trường hợp này, phải làm đơn thưa ở cơ quan nào, mẫu đơn ra sao?
Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: P.T.H

Trả lời:

Theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015, bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 các đối tượng trên có thể bị truy tố về tội danh lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của người khác theo Điều 175 của Bộ luật này.

Người đã vay của anh bạn số tiền là 100.000.000 đồng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và không tìm thấy tung tích. Trường hợp này có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 theo đó người này có được số tiền trên thông qua một giao dịch dân sự đó là vay tài sản và có hành vi không trả lại số tiền trên bằng cách bỏ trốn. Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực hình sự.

Anh nên đưa vụ việc đến trình báo cơ quan công an nơi anh cư trú để họ xem xét có dấu hiệu cấu thành tội phạm để tiến hành khởi tố hay không.

Mọi vướng mắc pháp lý hoặc yêu cầu dịch vụ vui lòng gọi về tổng đài tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoại:1900.0159 để nhận được sự tư vấn, giải đáp trực tiếp!

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.