Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật đầu tư năm 2020

1. Giao dịch giả tạo là gì?

Dựa trên cơ sở quy định về giao dịch vô hiệu do giả trong BLDS năm 2015, có thể hiểu giao dịch dân sự giả tạo là việc các bên xác lập một giao dịch để nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc thực hiện giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba.

2. Giao dịch giả tạo trong đầu tư là gì?

Trong Luật đầu tư hiện hành chưa có định nghĩa về giao dịch giả tạo mà chỉ dẫn chiếu đến quy định của BLDS năm 2015.

Nói một cách dễ hiểu, cấu trúc thông thường của một giao dịch giả tạo (mượn danh) trong đầu tư bao gồm một nhà đầu tư nước ngoài và một cá nhân/tổ chức được chỉ định. Sự xuất hiện của loại giao dịch này là vì một số hạn chế của pháp luật liên quan đến việc nắm vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức kinh tế tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thông qua người được chỉ định để thiết lập các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Người được chỉ định sẽ là chủ sở hữu về mặt pháp lý đối với phần vốn góp tại doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp vốn mới là chủ sở hữu thực sự của phần vốn góp. Đối với các cấu trúc phức tạp, các giao dịch giả tạo này có thể được thực hiện trong nhiều giai đoạn với các giao dịch và thỏa thuận khác nhau, thông thường là hợp đồng vay.

3. Tại sao nhà đầu tư nước ngoài chọn ra dịch giả tạo (mượn danh)?

Trong những năm gần đây, giao dịch Nguyễn Văn ngày càng phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và cân nhắc lựa chọn giao dịch này để đầu tư vào Việt Nam cho các rào cản sau:

+ Đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định như dịch vụ chi trả ngoại tệ, sàn giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ cầm đồ, các dịch vụ này chưa mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và cam kết với WTO. Nhìn chung, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện các ngành, nghề kinh doanh đó do không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài sẽ mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên cơ sở giải trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chấp thuận hoặc từ chối với lý do hợp lý.

+ Đối với các ngành, nghề kinh doanh hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài hoặc yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với các đối tác Việt Nam như dịch vụ logistic, dịch vụ du lịch, sản xuất và phân phối điện ảnh.

+ Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không áp dụng cho các công ty trong nước. Ví dụ, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động bán lẻ thì phải xin giấy phép kinh doanh hoặc thậm chí là giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ cho từng cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Do đó để mở rộng hoạt động đầu tư có thể gặp một số hạn chế.

4. Các quy định hiện tại liên quan đến giao dịch giả tạo (giao dịch mượn danh)

Luật đầu tư năm 2020 cho phép cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt sự án đầu tư nếu nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch mượn danh sẽ bị xem là giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Có thể thấy dằng, giao dịch đầu tư giả mạo có mối liên hệ chặt chẽ với giao dịch dân sự vô hiệu của bộ luật dân sự 2015 theo luật đầu tư mới.

Cụ thể quy định tại điểm e khoản 2 Điều 48 Luật đầu tư 2020:

"Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự"

Theo quy định này và hướng dẫn tại Điều 59 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo được xác định theo quy định của pháp luật về dân sự, trên cơ sở bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc phán quyết của trọng tài.

Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan có quyền đề nghị Tòa án cấp có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu giao dịch dân sự do giả tạo trong quá trình thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư để làm cơ sở chấm dứt toàn bộ hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Tuy nhiên, Luật đầu tư 2020 không nếu bất kỳ hướng dẫn nào về giao dịch mượn danh bị xem là giao dịch dân sự giả tạo mà dẫn chiếu về quy định của bộ luật dân sự. Ngoài ra, luật đầu tư cũng không có bất kỳ yếu tố hoặc tiêu chí cụ thể nào để giúp cơ quan đăng ký đầu tư xác định thế nào là giao dịch mượn danh bị xem là giao dịch dân sự giả tạo. Do đó, các bên liên quan vẫn còn mơ hồ về cách thức một giao dịch dân sự được coi là một giao dịch mượn danh bị nghiêm cấm theo quy định của luật đầu tư.

Trước khi luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng không có bất kỳ hướng dẫn pháp lý cụ thể nào đề cập đến việc nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư thông qua giao dịch mượn danh hay không. Một giao dịch giả tạo theo Bộ luật dân sự 2015 là nhằm mục đích che giấu một giao dịch khác. Bên cạnh đó, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố giao dịch vô hiệu. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp rủi ro vì giao dịch mượn danh có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu nếu phát sinh bất kỳ tranh chấp nào giữa nhà đầu tư nước ngoài với người được chỉ định. Lúc đó, có thể nhà đầu tư nước ngoài chỉ nhận về các khoản tiền mà mình đã đầu tư trước đó, còn toàn bộ tài sản của dự án là thuộc về người được chỉ định. Ở khía cạnh khác, giao dịch mượn danh cũng phụ thuộc vào quan điểm của ngân hàng nhà nước liên quan đến các khoản vay nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tượng được chỉ định phải giải trình về việc đăng ký khoản vay trong một số trường hợp nhất định.

5. Điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam

Tiềm năng phát triển đối với thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam là rất lớn và đây cũng là thị trường thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, để có thể tiếp cận thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải vượt qua rất nhiều rào cản pháp lý.

Theo định nghĩa tại nghị định 52/2013/NĐ-CP thì hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Cũng theo nghị định này, hoạt động thương mại điện tử được phân làm hai loại bao gồm:

+ Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

+ Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau: sàn giao dịch thương mại điện tử; website đấu giá trực tuyến; website khuyến mại trực tuyến; các loại website khác do Bộ công thương quy định.

Đối với hoạt động website thương mại điện tử bán hàng, do đặc thù chỉ phục vụ cho mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của chính thương nhân sở hữu website đó nên thông thường sẽ không yêu cầu thêm giấy phép con để hoạt động ngoài việc phải thông báo với Bộ công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động bán lẻ hàng hóa thông qua website thương mại điện tử bán hàng, ngoài việc thực hiện thông báo website đến Bộ công thương như đã đề cập, sẽ cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cho hoạt động bán lẻ hàng hóa vì đây là hoạt động phân phối bán lẻ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định 04/2018/NĐ-CP.

Đối với hoạt động website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, về bản chất đây là hoạt động thương nhân cung cấp nên tảng cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Theo quy định tại nghị định 09/2018/NĐ-CP, việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Đây là hoạt động có điều kiện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vì để có thể hoạt động thương mại điện tử, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải được cấp giấy phép kinh doanh.

Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP bao gồm:

+ Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp giấy phép kinh doanh;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Tuy nhiên, do hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vì vậy, ngoài việc đáp ứng các điều kiện được nêu, các tiêu chí phụ sau đây sẽ được áp dụng để xem xét cấp phép trong trường hợp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm:

+ Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

+ Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

+ Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

+ Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước;

Trường hợp này, việc cấp giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc vào năng lực của nhà đầu tư cũng như việc thẩm định của cơ quan có thẩm quyền là Bộ công thương.

Sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Bộ công thương theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Đây là điều kiện áp dụng chung cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam. Trong trường hợp không thực hiện việc đăng ký, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng

Trên đây là những điều cơ bản nhất để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Bên cạnh các điều kiện tiếp cận thị trường đã nêu, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ cần tuân thủ các quy định về lưu trữ thông tin theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP cũng như các quy định về bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Luật an toàn thông tin mạng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập