NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Giới thiệu tổng quát:

Nước Mỹ duy trì một hê thống Côta rất lớn và phức tạp về việc nhập khẩu những sản phẩm dệt và nguyên liệu dệt (chủ yếu là vải vóc). Hầu hết các loại Côta này đều đạt được trên cơ sở hiệp định mang tên muntifiber arrangement (MFA). Các loại Côta khác được thương lượng với bên ký kết không có MFA, còn những Côta bình thường khác tương ứng với việc đơn phương được áp đặt theo điều khoản 3 của MFA.

Chương 204 Bộ luật Nông nghiệp năm 1954 (khi được sửa đổi), ủy nhiệm cho Tổng thống có quyền giới hạn việc xuất khẩu mặt hàng dệt, nguyên liệu dệt của nước ngoài và việc nhập khẩu của các nước đó vào Mỹ. Năm 1988, Mỹ đã ký kết hiệp định đôi bên cùng có lợi cho 42 sản phẩm hàng dệt của các nước xuất khẩu, trong đó có 27 mặt hàng xuất khẩu theo hiệp định MFA. Những hiệp định này kiểm soát khoảng 60 đến 65% tổng số ngành buôn bán hàng dệt và vải vóc. Chính phủ Mỹ yêu cầu có sự thỏa thuận liệu việc nhập khẩu vào Mỹ các mặt hàng dệt của một nước có biểu hiện sự tăng lên nhanh chóng hay không, đến lúc đó việc nhập khẩu của nước này vẫn là không hạn ngạch.

  • Theo chính thức là "sắp xếp về thượng mại quốc tế mặt hàng dệt". Sắp xếp đầu tiên được thương lượng năm 1973 và được gia hạn thêm vào năm 1977. Vào ngày 31-7-1986 đã được gia hạn lại, tiếp theo sau đó là việc bổ sung các điều khoản bao bì sản phẩm và được gia hạn thêm 1 lần nữa từ ngày 1-8-1986 đến ngày 31-7-1991.
  • Bốn trong các hiệp định này, chủ yếu với Thái Lan, hết hạn vào cuối 1988, và vẫn chưa được đổi mới.

Tổ chức chính sách hàng dệt (TTPG) được thành lập năm 1975, đưa ra toàn bộ chính sách có liên quan đến việc cấp Côta do đại diên Bộ Thương mại Hoa Kỳ làm chủ tọa, thành viên của nó bao gồm các thư ký của Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Lao đông, thư ký nhà nước và Bộ Tài chính, ủy ban thi hành hiệp định hàng dệt (CHA) do Bộ Thương mại làm chủ tọa bao gồm đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, nhà nước và lãnh đạo hàng dệt chủ chốt của tổ chức USTR, có trách nhiệm giám sát việc thi hành các hiệp định thông qua Hải quan dưới sự hướng dẫn của TTPG.

2. Hiệp định thỏa thuận hai bên:

Chính phủ sẽ hạn chế các sản phẩm dệt xuất khẩu hàng năm trong một Số lượng cụ thể được thể hiện bằng các đương lượng yard vuông. Một Số hiệp định lập ra các hạn ngạch xuất khẩu (hạn ngạch "tổng thể") ; trong phạm vi hặn ngạch tổng thể này, hiệp định cũng đưa ra các hạn ngạch "nhóm" hay hạn ngạch "cụ thể" (SLS) đối với một Số mặt hàng (trong trường hợp hạn ngạch cụ thể) hoặc tương đương yard vuông (trong trường hợp hạn ngạch nhóm) từng loại hay từng nhóm sản phẩm. Những sản phẩm khác chỉ cung cấp cho những giới hạn chung hay riêng biệt, chứ không cung cấp cho một giới hạn tổng thể. Chính phủ Mỹ ngày càng ủng hộ việc đạt được những thỏa thuận với những giới hạn xuất khẩu tổng thể và quả thực những giới hạn tổng thể nhất quán đó được đưa ra đã dẫn đến sự sụp đổ của một Số các thương lượng được phục hồi gần đây.

Những thỏa thuận điển hình kéo dài ba đến bốn năm. Chúng giới hạn toàn bộ độ tăng trưởng hàng năm không quá 6%. Một Số thỏa thuận (như đối với Hồng Kông, cộng hòa Triều Tiền, Đài Loan, một Số tỉnh của Trung Quốc giới hạn mức tăng trưởng tới mức thấp nhất (khoảng 1% hàng năm). Mặc dù trong toàn bộ các thỏa thuận, mức phát triển loại hình riêng biệt được giới hạn tới l%việc phát triển các loại sợi khác vẫn biến đổi theo sự thỏa thuận đó. Nhiều thỏa thuận có những điều khoản đặc biệt cho việc nhập khẩu không hạn ngạch đối với các mặt hàng truyền thống dân gian và thủ công bao gồm các sản phẩm như dệt thảm len bằng thủ công, các bộ quân phục mang tính nghệ thuật và vải dệt in hoa.

Để áp dụng các thỏa thuận này, các sản phẩm dệt được chia thành ba loại danh mục. Các loại Số danh mục này do CHA điều khiển, và kiểm soát nhiều cột biểu thuế 7000 Số. Hệ thống phân loại này được triển khai để đơn giản hóa hệ thống kiểm tra và điều khiển việc nhập khẩu hàng dệt và tạo điều kiên thuận lợi cho việc đạt được những thỏa thuận đôi bên bằng cách tập hợp lại hàng nghìn danh mục các con số TSUSA thành một con Số nhỏ hơn, dễ điều khiển hơn, theo từng loại. Tuy. nhiên, đúng lúc những nhóm Số được nhân lên thì cẳc đanh mục được chia nhỏ ra thành từng phần và thành những danh mục nhỏ hơn để thiết lập Côta đối với một loại hàng hóa thu hẹp hơn cho những nước riêng biệt, hoặc được kết hợp với những danh mục khác ,với sự kết hợp qua sợi hay qua nguồn gốc sản phẩm.

Nhìn chung, các nước đều có một phương thức hoạt động mềm dẻọ theo những thỏa thuận của họ. Chẳng hạn, những thỏa thuận này có thể định ra rằng một giới hạn chung có thể vượt quá 7% với bất kỳ thỏa thuận nào trong năm, và cũng chính thỏa thuận đó trong mức giới hạn chung này, những giới hạn riêng biệt cho những loại đặc trưng có thể vượt quá 7%. Điều này gọi là "sự dao động".

Nếu một nước không sử dụng hết Côta được cấp trong năm thì có thể chuyển 11% mức thiếu hụt sang thỏa thuận của năm tiếp theo.

Hầu hết các thỏa thuận đều có sự tham khảo kỹ lưỡng. Sự kỹ càng cho phép chính phủ Mỹ yêu cầu sự thảo luận đối với một nước, nếu nước Mỹ cảm thấy việc nựớc đó tăng mức xuất khẩu có nguy cơ đe dọa thị trường sản xuất của Mỹ. Chính phu Mỹ có thể "triệu tập" các loại số liệu..., yêu cầu hội đàm với chính phủ nước xuất khẩu theo quan điểm thiết lập sự hạn chế đối với danh mục riêng biệt về tiêu thụ hàng dệt hay vải vóc, nếu không đạt được sự thỏa thuận, việc thảo luận kỹ càng giúp Mỹ thiết lập một giới hạn cản trở đến mức tối đa (một mức độ thấp hơn mức mà nước Mỹ không thể cản trở việc nhập khẩu). Cách thức định rõ giới hạn cản trở tối đa, và khoảng thời gian tiến hành việc đó làm biến đổi từ một thỏa thuận này đến thỏa thuận khác. Nó không giống với một giới hạn cụ thể, trong đó giới hạn này không được thiết lập thông qua thỏa thuận đôi bên.

Việc tổ chức MFA xác định tình trạng '"phá vỡ thị trường" trở nên thực sự nghiêm trọng hoặc đe dọa sự thiệt hại tới các nhà sản xuất trong nước do việc nhập khẩu tăng nhanh một cách "đột ngột và quá lớn" gây nên, và việc "giải tỏa" những mặt hàng nhập khẩu với giá "gốc" thấp hơn giá của những mặt hàng tương tự có thể so sánh chất lượng với thị trường trong nước. Chính phủ Mỹ phải xem xét nhiều yếu tố đặc trưng trong những trường hợp khác nhau. Những yếu tố này bao gồm việc gia tăng nhập khẩu từ tất cả các nguồn của một mặt hàng riêng biệt, tỷ lệ tổng Số nhập khẩu, với việc sản xuất trong nước theo danh mục mặt hàng, và tỉ .lệ này đối với một nước cụ thể cho một danh mục mặt hàng cụ thể; Nhìn chung, chính phủ Mỹ xác định thị trường bị phá vỡ hoặc bị đe dọa phá vỡ nếu việc, nhập khẩu từ một nước riêng biệt bằng 1% hoặc hơn nứạ so với tổng sản phẩm của Hoa Kỳ.

Vào ngày 1-8-1986, nghị định thư mở rộng của tổ chức MFA thêm những yếu tố mới cơ bản cho cơ cấu trước đây của MFA. Quan trọng hơn cả, nghị định này mở rộng khu vực sản xuất, ngoài ra còn kể đến việc sản xuất các mặt hàng bông, len, và sợi nhân tạo, từ đó để sản xuất ra sợi thực vật, hỗn hợp sợi thực vật với bông, len và sợi nhân tạo và những hỗn hợp này còn có cả tơ lụa.

3. Điều lệ bắt buộc:

Mỗi một quốc gia ký thỏa thuận tay đối với Mỹ về hàng dệt đều phải. có. trách nhiệm đảm bảo rằng không được nhập khẩu vào Mỹ lượng hàng qũá giới hạn đã nêu ra trong thỏa thuận. Hải quan Mỹ có thể giúp chính phủ nước ngoài bằng cách yêu cầu việc nhập khẩu phải được thực hiện theo đúng văn bản xuất khẩu của chính phủ nước ngoài một cách hợp lệ (VISA). Hải quan có quyền ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa thiếu VISA, hoặc hàng hóa vượt quá hạn ngạch cho phép. Hải quan đưa ra các báo cáo hàng tuần về việc sử dụng, hay tỷ lệ "nhập vào" của từng nước một và danh mục các loại Côta. Các hãng tư nhân đưa ra các dịch vụ tương tự, cộng với việc phân tích chiều hướng nhập khẩu, thường rất hữu hiệu cho việc xác định rõ thời gian bốc, xếp hàng hóa trên tàu.

4. Chương trình tăng thêm đặc biệt ở vùng vịnh Caribê:

Vào năm 1986, nước Mỹ bắt đầu thừa nhận lượng hàng được đảm bảo nhập vào Mỹ cho các mặt hàng dệt từ khuôn vải được sản xuất ở vùng Caribê và thay thế các mặt hàng ở Mỹ. Tổ chức CITA cũng áp dụng chương trình này của vung vịnh Caribê.

Để có được lợi nhuận chương 'trình này, các nhà thu thập vùng Caribê, các ngành xuất nhập khẩu Hoa Kỳ phải hoàn thành các thủ tục và các tài liệu chứng thực khác, sao cho lượng sản phẩm xuất khẩu phải đương đương vởi lượng nhập khẩu Việc xuất khẩu hàng vải sợi của Mỹ cũng như việc tương tự nhập những sản phẩm thu nhập từ nước thuộc CBI (Basin Initiative).

5. Hiệp định thương mại tự do

Theo như hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Canada, nguyên liệu sản xuất mặt hàng vải cố định được lấy từ một nước thứ ba sẽ được giải quyết theo mức thuế ưu tiền chỉ ngang với lượng hàng định rõ hàng năm. Đốị với vải không pha len, số lượng là 50 triệu yard vuông (1 yard = 0,9m) và với vải pha len là 6 triệu yard vuông. Ngoài ra kể từ ngày 1-1-1989 đến ngày 31-12-1992, những điều khoản về hàng dệt nhất định từ nguyên liệu của Canada, hoặc được đan từ một nước thứ ba, thích hợp với mức thuế ưu tiền chỉ bằng một giới hạn hàng năm của 30 triệu yard vuông.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê