Mục lục bài viết
- 1. Hành vi trộm cắp (ăn trộm) bị xử phạt như thế nào?
- 2. Tội trộm cắp tài sản đối với người chưa đủ 18 tuổi?
- 2.1. Quy định về người bào chữa?
- 2.2. Người bào chữa đối với người phạm tội ở tuổi chưa thành niên:
- 3. Có được đòi lại tài sản do trộm cắp mà có không?
- 4. Tội cướp tài sản bị truy cứu trách nhiệm như thế nào?
1. Hành vi trộm cắp (ăn trộm) bị xử phạt như thế nào?
Thưa luật sư, xin hỏi: Hành vi ăn trộm sẽ bị xử phạt hoặc xử lý hình sự như thế nào ? Cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ và Điều 173, Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
1. Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm có năng lực trách nhiệm hình sự.
2. Về khách thể của tội phạm
Cũng giống như những tội xâm phạm sở hữu khác, khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ sở hữu. Tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà không xâm phạm đến quan hệ nhân thân, đây là điểm khác so với tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở đây A và B đến cơ quan nhà nước buổi tối lấy trộm tài sản và lấy trộm xích lô của của anh N bằng mục đích lén lút, …Do đó, mục đích ban đầu của người phạm tội chỉ là trộm cắp (xâm phạm quan hệ sở hữu) nhưng trong khi thực hiện hành vi trộm cắp.
3. Về mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan: Lén lút để chiếm đoạt tài sản (che giấu hành vi của mình với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản).
- Hậu quả: Phải chiếm đoạt được tài sản và giá trị của tài sản chiếm đoạt phải từ 2 triệu trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải đáp ứng được điều kiện: gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích. Ở đây, do bạn không cung cấp rõ tài sản bị trộm và tuổi của A và B nên chúng tôi không thể trả lời cho bạn rõ ràng được.
Được coi là đã chiếm đoạt được tài sản khi có sự dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu.
4. Về mặt chủ quan của tội phạm
– Lỗi trong tội trộm cắp tài sản là lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. nhìn chung việc A và B đã có sẵn ké hoạch đến cơ quan trộm cắp tài sản nên ở đay A và B là cố ý trộm cắp tài sản.
>> Tham khảo: Trộm cắp tài sản giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù, phạt tiền?
2. Tội trộm cắp tài sản đối với người chưa đủ 18 tuổi?
Câu hỏi: Lợi dụng chủ nhà đi vắng A ( Con ông B) đã lẻn vào nhà cậy tủ trộm cắp 27.000.000 đồng của chị C trú tại Quận TH-Thành phố HB .Vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội , A 17 tuổi và trong các thời điểm tiến hành các hoạt động tố tụng thì A chưa đủ 18 tuổi .
Khi phát hiện mất tiền , chị C đã đến công an phường D , Quận TH nơi mình cư trú để trình báo , Ông B phát hiện A trộm tiền của chị C nên đã khuyên A ra tự thú và A đã ra tự thú tại công an phường D. Cho tôi hỏi: Giả sử trước khi mở phiên tòa A và ông B từ chối những người bào chữa do mình lựa chọn, tòa án có phải yêu cầu chỉ định người bào chữa cho A hay không.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về tội trộm cắp tài sản, gọi: 1900.6162
Trả lời
2.1. Quy định về người bào chữa?
Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. Những người sau đây không được bào chữa: Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
- Về việc lựa chọn người bào chữa, thì người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
- Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.
- Người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
- Về việc chỉ định người bào chữa thì trong trường hợp nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ: Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp trên: Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
2.2. Người bào chữa đối với người phạm tội ở tuổi chưa thành niên:
Pháp luật quy định cụ thể về người bào chữa theo quy định tại Điều 422 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị buộc tội.Trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người đại diện của họ không lựa chọn người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
=> Tóm lại, căn cứ vào quy định trên cho thấy anh A thuộc trường hợp quy định tại điểm này nên anh A hoặc người đại diện hợp pháp của anh A là ông B không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Theo thông tin bạn cung cấp anh A mới 17 tuổi chưa đủ 18 tuổi nên theo khoản 2 điều 305 bộ luật tố tụng hình sự trên cũng quy định trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức.do đó, nếu anh A và ông B trước khi mở phiên tòa anh A và ông B từ chối những người bào chữa do mình lựa chọn thì tòa án không sẽ phải yêu cầu chỉ định người bào chữa cho anh A.
Ngoài ra, Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên thì người bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc cha mẹ, người đại diện hợp pháp, người giám hộ của họ có quyền nhờ những người sau đây bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người dưới 18 tuổi: Luật sư;Trợ giúp viên pháp lý; Bào chữa viên nhân dân; Người khác. Tòa án phải thông báo cho người bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc cha mẹ, người đại diện hợp pháp, người giám hộ của họ về quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người dưới 18 tuổi. Trường hợp họ không lựa chọn được người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại nhưng có văn bản đề nghị thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại là người dưới 18 tuổi. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là người dưới 18 tuổi có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai của người mà mình bảo vệ; có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ; có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
>> Xem thêm: Tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức?
3. Có được đòi lại tài sản do trộm cắp mà có không?
Dạ xin chào Luật sư, Tôi có vấn đề như sau: Tôi bị mất một chiếc xe "Wave Alpha" do tôi đứng tên, và có báo ngay cho công an phường ở quận 9 về việc mất cắp. Thật may mắn khi vào 18/8/2016 bên phía công an xã ở quê(Phú Yên) gọi điện tôi là đến CSGT Nam Sài Gòn để làm thủ tục nhận lại xe.Nhưng khi đến lấy chú cảnh sát bảo là phải đóng tiền phạt hành chính chiếc xe vi phạm giao thông, cụ thể là :
Không gương chiếu hậu, không đội mũ bảo hiểm, không bằng lái, không giấy tờ xe) nếu không có xác nhận mất cắp là 3 triệu, còn có xác nhận mất cắp là 1 triệu và tôi đã đi làm đơn xin xác nhận mất cắp Xin hỏi vậy có đúng pháp luật không? (với việc tôi bị mất cắp chiếc xe mà còn phải đóng tiền phạt cho tên trộm vi phạm giao thông) Và tôi phải làm thế nào để lấy lại chiếc xe của tôi ?
Luật sư tư vấn:
Theo Bộ luật dân sự 2015.
Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
Đồng thời, Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản.
Như vậy pháp luật dân sự thừa nhận quyền đòi lại tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với người chiếm hữu ngay tình có nghĩa là bạn hoàn toàn có quyền đòi lại chiếc xe đã bị mất cắp của người đã mua lại chiếc xe nếu chứng minh được đó là xe thuộc sở hữu của mình. Trách nhiệm của cơ quan công an là thu giữ xe bị mất cắp và trả lại cho bạn. Việc chiếc xe bị mất cắp có nghĩa là bạn không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và bạn không quản lý được chiếc xe khi bạn bị mất nên bạn không cần thanh toán cho cơ quan công an mà vẫn có thể lấy được xe.
4. Tội cướp tài sản bị truy cứu trách nhiệm như thế nào?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, hành vi phạm tội của bạn thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản. Đây là trường hợp chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản thành tội cướp tài sản, ban đầu có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản tại nhà Q, nhưng khi chưa chiếm đoạt được lại bất ngờ gặp Q, và có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của Q.
Tội cướp tài sản được qui định tại Điều 168 Bộ Luật hình sự năm 2015:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi của tội phạm: hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như dí dao vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).
Ở đây, bạn đã có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc như: dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với chiếc bình hoa bằng thủy tinh gần đó phang mạnh vào đầu Q. Sau khi Q ngã xuống đất, thấy Q cựa quậy còn dùng chân đá thêm vào bụng Q bốn nhát nữa. Như vậy, đây là hành vi dùng vũ lực của bạn, đã dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể nạn nhân, làm Q bị thương nặng dẫn đễn ngất xỉu, không còn khả năng chống trả để chiếm đoạt tiền.
- Hậu quả của tội phạm: gây thiệt hại cho Q số tiền trị giá 15 triệu đồng, làm Q bị tổn hại sức khỏe, tỷ lệ thương tật 45%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi dùng vũ lực trực tiếp dẫn đến sự tổn hại về sức khỏe và vật chất cho Q.
- Thủ đoạn phạm tội nguy hiểm: là việc người phạm tội sử dụng phương pháp gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại và những người. Tính nguy hiểm của những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng không phụ thuộc vào phương tiện mà phụ thuộc vào phương pháp sử dụng, có thể phương tiện không chứa đựng khả năng gây nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ nhưng do người phạm tội biết cách sử dụng những phương tiện đó nên tạo ra khả năng gây nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác. Bạn đã dùng bình hoa bằng thủy tinh phang mạnh vào đầu Q- vị trí nguy hiểm dễ dẫn đến thiệt hại đến tính mạng.
- Địa điểm phạm tội: nhà Q
Khách thể của tội phạm:
Do tính chất của hành vi khách quan, muốn chiếm đoạt tài sản phải tác động trước hết đến người đang quản lý tài sản là Q, làm tê liệt sự kháng cự của Q để có điều kiện chiếm đoạt tài sản. Bạn đã có hành vi xâm phạm nhân thân trước, tức là đã có hành vi dùng vũ lực với Q, cụ thể là dùng tay bịt mồm và dùng lọ thủy tinh đập mạnh vào đầu Q, gây ra tỉ lệ thương tật là 45%. Sau đó, mới lục túi Q chiếm đoạt 15 triệu đồng
Như vậy, tội cướp tài sản cùng lúc tác động đến 2 đối tượng đó là con người và tài sản, do đó xâm phạm đến 2 khách thể là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý trực tiếp và mục đích chiếm đoạt tài sản.
Với ý định chiếm đoạt tài sản, bạn biết rằng hành vi phang bình hoa bằng thủy tinh vào đầu sẽ khiến Q bị thương rất nghiêm trọng, không còn khả năng kháng cự, không những thế còn đá vào bụng Q 4 nhát làm bất tỉnh hẳn, rồi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường, đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo luật định. Ở đây không nêu Q có dấu hiệu hạn chế về năng lực hành vi, mắc bệnh tâm thần…nên bạn đã đủ tuổi và không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, có thể coi bạn là người có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi luật định.
Định khung hình phạt:
Do thiệt hại về thiệt hại bị chiếm đoạt là 15 triệu đồng nhỏ hơn 50 triệu đồng nên đây chưa thể coi là gây hậu quả nghiêm trọng. Vì bạn gây tổn hại về sức khỏe của Q với tỷ lệ thương tật là 45% nên phạm tội theo khoản 3 điều 168 BLHS.
Do vậy khung hình phạt áp dụng cho hành vi của bạn là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm đối với tội cướp tài sản.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.