1. Hiến pháp của Anh Quốc.

1.1. Khái quát chung về hiến pháp Anh Quốc

Hiến pháp của Liên hiệp vương quốc Anh (England, Scotland, Wales and North Ireland) là tập hợp một số Luật và các nguyên tắc pháp luật, các điều ước quốc tế, các án lệ, các tập quán của Nghị viện và một số nguồn khác. Liên hiệp vương quốc Anh không có một văn bản Hiến pháp duy nhất như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là lý do mà nhiều người nói rằng hiến pháp của nước Anh là hiến pháp không thành văn, không pháp điển hóa hoặc gọi là hiến pháp thực tế. Có 12 giai đoạn lịch sử ảnh hưởng đến tư tưởng lập hiến ở Anh

+ Hiến chương tự do năm 1100

+ Hiến chương Magna Carta năm 1215

+ Triều đại Vua Henry III thế kỷ XII và sự thành lập nghị viện Anh năm 1265

+ Đạo luật về quyền lực tối cao năm 1534 Triều đại Tudors (1485 – 1603)

+ Vua James I(1603-1625)

+ Vua Charles I và các cuộc chiến tranh

+ Oliver Cromwell và khối thịnh vượng chung

+ Richard Cromwell và Charles II

+ Hiệp ước liên hiệp (Treaty of Union) 1706 và việc thành lập Liên hiệp Anh năm 1707

+ Cải cách tòa án cuối thế kỷ XIX

+ Những cải cách của Công đang vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

1.2. Các đặc điểm cơ bản của Hiến pháp Anh Quốc

a. Chủ quyền tối cao của Nghị viện và nhà nước pháp quyền.

- Các luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực tối cao và nguồn cuối cùng của pháp luật. Điều này trái ngược với các nước có Hiến Pháp thành văn.

- Hạ viện Anh có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải từ chức. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm không cần phải Thượng viện hay Vua phê chuẩn.

- Nghị viện có thể xét xử theo thủ tục đàn hạch để cách chức các thẩm phán nếu họ có hành vi không phù hợp với tư cách thẩm phán.

- Nghị viện Anh có khá nhiều quyền. Có một câu châm ngôn khá nổi tiếng về NV Anh “ Nghị viện có thể làm được tất cả trừ việc biến người đàn ông thành người đàn bà”

 Chế độ quân chủ lập hiến

- Nhà vua trị vì mà không cai trị. Theo hiến pháp, Vua là người đứng đầu nhà nước

có rất nhiều quyền nhưng những quyền đó nhà vua không trực tiếp thực hiện

hoặc thực hiện theo sự tư vấn của Thủ tướng.

1.3. Chế độ chính trị lưỡng đảng

- Anh có chế độ chính trị đa nguyên đa đảng nhưng chỉ có 2 đảng có khả năng thay Đảng bảo thủ nhau cầm quyền nên được gọi là chế độ chính trị lưỡng đảng. Công đảng và đảng bảo thủ.

- Văn hóa chính trị hiện đại của Anh quốc cũng như nhiều nước trên thế giới ngày nay cho phép tồn tại chế độ chính trị đa nguyên nói chung và lưỡng đảng nói riêng và các lực lượng chính trị đều chấp nhận sự thắng thua trong chính trường không phải bằng súng đạn mà bằng lá phiếu của người dân trong bầu cử.

1.4. Sự gắn kết và thống nhất giữa lập pháp và hành pháp.

- Do chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện và Nghị viện có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc CP phải giải tán nên giữa CP và NV có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết.

1.5. Sự tách bạch giữa chính trị và công cụ.

- Nước Anh xây dựng một nền công cụ vô tư và khách quan bằng việc quy định công chức không đảng phái, các tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức vụ trong bộ máy hành chính và tư pháp không gắn với các đảng phái chính trị, không cần một bằng cấp chính trị nào, Phẩm chất là nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật.

1.6. Tư pháp độc lập, án lệ và tập quán hiến pháp

- Nền tư pháp độc lập không chịu sự sai khiến của bất cứ đảng phái chính trị nào. Thẩm phán có uy tín cao, bằng việc áp dụng án lệ cũng có thể sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để duy trì trật tự pháp luật và công bằng xã hội. Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và chủ yếu từ các luật sư có uy tín trong xã hội

- Tập quán hiến pháp: Các quan niệm mềm dẻo về pháp luật cho phép người Anh thừa nhận các tập quán hiến pháp. Đó là những quy tắc mang tính bắt buộc đối với một số hành vi chính trị được hình thành từ lâu trong đời sống chính trị.

2. Hiến pháp của Cộng hòa Pháp.

Pháp là quốc gia Cộng hòa lưỡng tính có lịch sử lập hiến đầy biến động và phức tạp với hàng loạt các biến cố chính trị trong suốt hơn 200 năm qua với 5 cuộc cách mạng, 2 đế chế, 2 lần phục hồi vương quyền, 5 chế độ cộng hòa. Khởi đầu từ cuộc Đại Cách mạng năm 1789, lịch sử lập hiến Cộng hòa Pháp đã trải qua 12 chế độ chính trị với 16 bản Hiến pháp và các đạo luật Hiến pháp quan trọng khác. Hiến pháp ngày 04/10/1958 đã đánh dấu sự ra đời của nền “Cộng hòa thứ năm” - chính thể hiện hành của nước Pháp. Hiến pháp hiện hành Cộng hòa Pháp được thông qua vào ngày 4 tháng 10 năm 1958. Nó thường được gọi là “Hiến pháp Đệ Ngũ Cộng hòa”, và thay thế cho Cộng hòa thứ tư năm 1946. Hiến pháp này thiết lập chế độ Cộng hòa lưỡng tính dựa trên chế độ nghị viện hợp lý và xu hướng đề cao vai trò của Tổng thống. Lần đầu tiên, Hiến pháp quy định việc thành lập một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp – Hội đồng Hiến pháp.

Về mặt cấu trúc, Hiến pháp cộng hòa Pháp hiện hành là sự kết hợp giữa các văn bản chính trị - pháp lý sau đây: Tuyên ngôn về quyên con người và quyền công dân năm 1789, Lời nói đầu Hiến pháp năm 1946, Hiến chương Môi trường năm 2004 và bản văn Hiến pháp năm 1958 (đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các năm 1962, 1992, 1993, 1995, 2000, 2003, 2005 và 2008) với lời nói đầu và 108 điều được chia thành 16 phần. Hiến pháp 1958 Cộng hòa Pháp được khái quát hóa thành 2 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn củng cố quyền lực của Tổng thống (nhiệm kỳ Tổng thống Charles De Gaulle): Trong giai đoạn này, vai trò của Tổng thống ngày càng mạnh mẽ. Tính chính đáng của quyền lực Tổng thống được củng cố bằng sự kiện: năm 1962, Tổng thống De Gaulle tự mình đưa ra trưng cầu ý dân về Hiến pháp, theo đó, thay đổi cách lựa chọn Tổng thống bằng cách chuyển từ bầu cử qua đại cử tri sang phổ thông đầu phiếu. Đồng thời, Nghị viện thể hiện quyền lực yếu ớt, thiếu tính đối trọng, thể hiện ở lần duy nhất Hạ nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ vào năm 1962. Các nhà khoa học Pháp gọi đây là “Nền Quân chủ Cộng hòa”.

- Giai đoạn khủng hoảng thể chế (nhiệm kỳ Tổng thống Francois Mitterrand và Jacques Chirac): Trong giai đoạn này, hai vị Tổng thống F. Mitterrand và J. Chirac đã chấp nhận tình huống chung sống chính trị và xây dựng một quan niệm mới về chức năng Tổng thống - người đại diện dân tộc với vai trò chủ yếu về quốc phòng và ngoại giao và giảm nhiệm kỳ Tổng thống từ 7 xuống còn 5 năm (2000) cho trùng với nhiệm kỳ Hạ nghị viện nếu không bị giải tán. Hệ quả là hai cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội có tầm quan trọng ngang nhau, Thủ tướng đóng vai trò tích cực hơn trong việc điều hành Chính phủ.

Hiến pháp gồm các nguyên tắc:

+ Nguyên tắc hiến định, xác định tiêu chí cơ bản của Nhà nước: “Nước Pháp không thể phân chia, là Nhà nước phi tôn giáo, Nhà nước cộng hòa dân chủ và xã hội” (điều 1).

+ Nguyên tắc chủ quyền nhân dân: “Chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện chủ quyền đó thông qua " những đại diện của mình hoặc bằng trưng cầu ý dân. Không chủ quyền này” (điều 3). Một nhóm dân cư, một cá nhân nào được phép chiếm dụng

+ Nguyên tắc đa nguyên chính trị: “Các đảng và nhóm chính trị thúc đẩy việc thể hiện ý kiến thông qua biểu quyết. Chúng được tự do hình thành và hoạt động. Chúng phải tôn trọng các nguyên tắc về chủ quyền quốc gia và nền dân chủ” (điều 4).

+ Nguyên tắc đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Với tính chất “Hai đầu” trong tổ chức và hoạt động hành pháp, chính quyền hành pháp trung ương rộng hơn khái niệm chính phủ. Theo quy định tại điều 20 hiến pháp, chính phủ có chức năng xác định và thực hiện chính sách quốc gia. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Tổng thống và Nghị viện.

+ Thủ tướng điều hành hoạt động của chính phủ, chịu trách nhiệm về quốc phòng, đảm bảo việc thi hành các đạo luật và có quyền ban hành văn bản pháp quy, đề nghị tổng thống bổ nhiệm và cách thức các Bộ trưởng, quyền sáng kiến lập pháp, đề nghị Nghị viện họp bất thường, đề nghị Uỷ ban hỗn hợp giữa Thượng nghị viện và hạ nghị viện họp giải quyết bất đồng trong quá trình thông qua các dự luật; yêu cầu Tổng thống kiến nghị với Nghị viện xem xét lại dự luật, yêu cầu Hội đồng Hiến pháp phân định thẩm quyền giữa lập pháp với lập quy, đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm với Hạ nghị viện.

+ Nghị viện Pháp có cơ cấu 2 viện bao gồm: Quốc hội (Hạ nghị viện) và Thượng nghị viện, Nghị viện mỗi năm họp 1 lần. Tổng thống có thể giải tán Hạ nghị viện không được giải tán Thượng nghị viện. Nếu khuyết tổng thống hoặc Tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, chủ tịch Thượng nghị viện sẽ thực hiện chức năng của Tổng thống.

3. Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức.

3.1. Khái quát chung về hiến pháp

Luật cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức là Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức. Hiến pháp này được phê chuẩn ngày 08/05/1949 tại Bonn với chữ ký của 3 quốc gia Anh, Pháp, Hoa Kỳ ( phe Đồng minh) ngày 12/05/1949 và có hiệu lực ngày 23/05/1949. Ban đầu hiến pháp này được áp dụng trong Ba vùng (khu vực do các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ chiếm đóng tại Tây Đức) sau đó là  Cộng hòa Liên bang Đức. Tuy áp dụng ở cả Tây Berlin nhưng không có hiệu lực chính thức tại đây,

Từ Luật cơ bản được dùng thay thế vì hiến pháp để chỉ tính tạm thời có giá trị cho Tây Đức và một hiến pháp mới sẽ thay thế khi nước Đức thống nhất được chuẩn bị sẵn (theo điều 146 Luật cơ bản). Mặc dù một số điều dựa vào Hiến pháp Cộng hòa Weimar, tuy nhiên các người soạn thảo muốn đảm bảo một nhà độc tài sẽ không có được cơ hội lên nắm quyền lực với bản Hiến pháp mới này. Đảm bảo nhân quyền và nhân phẩm được đặt lên hàng đầu. Các nguyên tắc Cộng hoà, Dân chủ, Liên bang, Pháp quyền và Nhà nước xã hội là phần quan trọng của Hiến pháp. Các điều trong Hiến pháp là cố định không thể xóa bỏ, sửa đổi hoặc bổ theo cách thông thường. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất (3/10/1990), Luật cơ bản trở thành Hiến pháp của toàn nước Đức.

3.2. Tổ chức

Hiến pháp Đức quy định về chế độ dân chủ đại nghị của nước Đức. Nước Đức chia ra làm 3 hệ thống: hành pháp, lập pháp, tư pháp. Hành pháp do lập pháp kiểm soát để đồng bộ, vì đây là 2 ngành thường xuyên điều hành đất nước, một ngành tư pháp độc lập, để kiểm soát 2 ngành kia. Đức chỉ có 1 ngành quyền lực chuyên để kiểm soát, tránh việc cả ba ngành quyền lực cùng kiểm soát nhau khó khăn khi vận hành cơ cấu quốc gia (như ở các nước theo chế độ tổng thống, quốc hội và tổng thống có thể chống nhau dẫn tới tê liệt chính quyền chẳng hạn).

+ Ngành hành pháp do Tổng thống là người đứng đầu, là nguyên thủ quốc gia. Thủ tướng là người điều hành chính phủ.

+ Ngành lập pháp được đại diện bởi Bundestag (hạ viện) được bầu cử phổ thông, trực tiếp, phiếu kín. Với các bang của nước Đức được đại diện bởi Bundesrat (thượng viện).

+ Ngành tư pháp do Tòa án Hiến pháp Liên bang đứng đầu, giám sát tính hợp hiến và luật.

Luật cơ bản Đức 1949 đã có sự tách biệt rõ đâu là quyền (Rechte) và đâu là nghĩa vụ (Pflichte) cơ bản của công dân. Ưu điểm quy định này là bất cứ ai khi đọc luật cơ bản cũng có thể hiểu được điều gì được phép làm (quyền) và những gì bắt buộc phải làm (nghĩa vụ).

4. Hiến pháp của Nhật Bản.

Kiểu nhà nước: Quân chủ lập hiến, chế độ lưỡng viện. Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật Nhật Bản phỏng theo hệ thống luật dân sự của Châu Âu và chịu sự ảnh hưởng của Anh-Mỹ. Lọc Trong hệ thống dân luật, luật pháp Nhật Bản thuộc nhóm hệ thống dân luật Đức cùng với Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan.

- Bộ máy nhà nước:

+ Ngành lập pháp: Quốc hội Cơ quan lập pháp Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan lập pháp duy nhất ở Nhật Bản. Quốc hội gồm hai viện. Thượng nghị viện gồm 247 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 6 năm. Ba năm một lần, một nửa số thành viên của Thượng nghị viện được miễn nhiệm và bầu thay thế. Hạ nghị viện gồm 480 thành viên cũng được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 4 năm. Hạ nghị viện có một số chức năng riêng biệt so với Thượng nghị viện. Nếu một dự án luật đã được Hạ nghị viện thông qua nhưng không được Thượng nghị viện nhất trí thì Hạ nghị viện có thể phủ quyết. Hơn thế nữa, đối với các điều ước quốc tế, ngân sách và việc tuyển chọn Thủ tướng, Thượng nghị viện chỉ có thể trì hoãn việc thông qua mà không thể phủ định quyết định của Hạ viện. Vì vậy, có thể nói Hạ nghị viện Nhật Bản có nhiều quyền lực hơn so với Thượng nghị viện.

+ Ngành hành pháp: Quyền hành pháp thuộc về Nội các bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng phải là thành viên của Quốc hội, do Quốc hội bầu và Nhật Hoàng phê chuẩn. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm và cách chức các bộ trưởng phải là thành viên của Quốc hội. Hiện nay, sau khi tinh giản, cơ cấu của Nội các Nhật Bản bao gồm 1 văn phòng Thủ tướng, 10 bộ và 2 cơ quan ngang bộ.

+ Ngành tư pháp: Cơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa phương, tòa án gia đình. Tối cao Pháp viện gồm Chánh án được Nhật Hoàng bổ nhiệm khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền, Nhật Bản không và 14 vị Thẩm phán do Nội các chọn. Tất cả các vụ án đều được xét xử công có hệ thống Tòa án Hành chính và hệ thống xét xử theo bồi thẩm đoàn cũng chỉ mới được sử dụng một cách dè dặt trong thời gian gần đây.

Hiến pháp Nhật Bản bao gồm 11 chương và 103 điều (Ban hành ngày 3 tháng 11 năm 1946, có hiệu lực ngày 3 tháng 5 năm 1947)

+ Thiên hoàng (1-8)

+ Tuyên bố từ bỏ quyền tuyên chiến (9)

+ Quyền và nghĩa vụ công dân(10-40)

+ Quốc hội (41-64)

+ Nội các (65-75)

+ Tư pháp (76-82)

+ Tài chính (83-91)

+ Chính quyền địa phương (92-95

+ Điều kiện thay đổi Hiến pháp (96)

+ Tòa đại hình (97-99)

+ Điều khoản bổ sung (100-103)

- Có 2 đặc trưng chính:

+ Đặc trưng số 1: Ba nguyên tắc chính: Nó được hình thành bởi Chủ quyền nhân dân, Chủ nghĩa hoà bình và Tôn trọng quyền con người cơ bản. Hiến Pháp của Nhật được hình thành dựa trên 3 nguyên tắc này do Nhật là một quốc gia dân chủ. Trong nền dân chủ, thay vì trao quyền cho một người cai trị cụ thể nào đó, tại đây công dân dù nam hay nữ ai cũng nắm giữ quyền. Thêm vào đó, khi cần phải đưa ra một quyết định mang tính chính trị, một quốc gia dân chủ tiến hành việc trưng cầu ý dân. Từ đó, quyết định cuối cùng sẽ được dựa trên lựa chọn có sự ủng hộ của nhiều người nhất.

  • Chủ quyền nhân dân Điều này có nghĩa là, quyền đưa ra quyết định thuộc về nhân dân. Theo Hiến pháp, Hoàng đế là biểu tượng. Người dân là chủ thể chịu trách nhiệm về quyền chính trị của mình, các cơ quan, tổ chức chính phủ được thành lập và hoạt động theo ý chí của người dân. Hơn nữa, tại Nhật, các thành viên Quốc hội là người đại diện của dân, được bầu chọn bởi dân và thay mặt người dân quyết định tại Quốc hội.
  • Chủ nghĩa hoà bình: Xóa bỏ chiến tranh không duy trì hay nắm giữ vũ khí. Từ chối việc giao chiến Đây chính là 3 đặc điểm được ghi tại Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản. Việc không sở hữu vũ khí, xóa bỏ chiến tranh được quy định tại Hiến pháp là một điều khá hiếm trên thế giới. Tuy vậy, Nhật vẫn có Lực lượng tự vệ.
  • Tôn trọng quyền con người cơ bản: Quyền con người cơ bản là quyền tự nhiên và vĩnh viễn từ khi sinh ra của con người  là không thể bị tước đoạt. Các quyền cơ bản của con người bao gồm quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền xã hội, quyền bầu cử và quyền đòi hỏi.

- Đặc trưng số 2: Ba quyền phân lập. Tại Hiến pháp Nhật Bản, Ba quyền phân lập là chế độ cơ bản của đất nước. Nó tương đương với 3 bộ phận là Lập pháp, Hành chính, Tư pháp. Cụ thể:

+ Quyền lập pháp (Quốc hội): lập và ban hành pháp luật

+ Quyền tư pháp (Tòa án): quyền áp dụng Hiến pháp và pháp luật

+ Quyền hành chính (Nội các): quyền thi hành pháp luật

Đây là cơ chế để ngăn chặn sự tập trung quyền lực quá mức bởi pháp luật, tư pháp và hành chính một cách độc lập và theo cách có thể giám sát lẫn nhau.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê