Mục lục bài viết
1. Hương ước, quy ước là gì?
Hương ước, quy ước là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá là phổ biến, tuy nhiên thì hai thuật ngữ này nhiều người cũng chưa có một cách nhìn nhận đúng đắn về nó. Có thể "Hước ước" và "quy ước" là hai thuật ngữ tiếng Việt có ý nghĩa tương tự nhau, thường được sử dụng để chỉ đến các quy tắc, nguyên tắc, hay tiêu chuẩn mà mọi người thường tuân theo trong một tình huống cụ thể hoặc trong xã hội.
Hước ước: Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ đến những quy tắc không được thiết lập bằng văn bản pháp luật mà thường dựa vào tình cảm, lòng tin, hay đạo đức của mỗi cá nhân. "Hước ước" thường mang ý nghĩa của việc làm theo nguyên tắc hoặc quy tắc vì sự tôn trọng và lòng tin, không nhất thiết phải tuân theo do luật pháp đặt ra. Hay nói các khác thì hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên đị bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
Quy ước: Thuật ngữ này thường ám chỉ đến các quy tắc, nguyên tắc, hoặc thỏa thuận được thiết lập bằng văn bản hoặc bởi các tổ chức, cơ quan, hoặc xã hội. Quy ước có thể là pháp luật, hiệp định, hoặc các quy định chung mà mọi người được kỳ vọng tuân theo. Hay nói cách khác thì quy ước là một tập hợp các tiêu chuẩn, chuẩn mực, chuẩn mực xã hội hoặc tiêu chí được chấp nhận, thường được chấp nhận, thường có hình thức luật tục.
Bên cạnh đó thì đối chiếu với quy định của pháp luật tại Quyết định 22/2018/QĐ-TTg có quy định về hương ước, quy ước. Theo đó thì Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Còn theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP thì hương ước quy ước chính là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm có các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước
Hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước được quy định một cách cụ thể tại khoản 4 Điều 11 của Nghị định 63/2023/NĐ-CP. Theo đó thì hồ sơ đề nghị công nhận hương ước có bao gồm cac giấy tờ như sau:
- Văn bản đề nghị công nhận của trưởng thông hoặc là tổ trưởng tổ dân phố theo mẫu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 63/2023/NĐ-CP
- Nghị quyết hoặc biên bản cuộc họp lấy ý kiến thông qua hương ước, quy ước theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo nghị định
- Dự thảo hương ước, quy ước mà đã được thông qua.
Theo quy định thì trưởng thôn hoặc là tổ trưởng tổ dân phố thì gửi hồ sơ đề nghị công nhận hương ước , quy ước tới ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất sau 05 năm ngày làm việc, được tính kể từ ngày tổ chức cuộc họp cộng đồng dân cư thông qua hương ước, quy ước hoặc ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu
Như vậy thì sau khi mà tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước công chức văn hóa- xã hội cấp xã chủ trì phối hợp với công chức tư pháp- hộ tịch tham mưu trình ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận trong thời hạn nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị.
Bên cạnh đó thì trong trường hợp cần thiết thì công chức văn hóa- xã hội đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì họp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư để xem xét, quyết định công nhận. Quyết định công nhận hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã là phải trả lời bằng một văn bản nêu rõ lý do từ chối khi mà không công nhận hương ước, quy ước.
3. Rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
Việc rà soát và đánh giá thực hiện hước ước và quy ước là một quá trình quan trọng để đảm bảo sự tuân thủ và hiệu quả của các nguyên tắc và quy tắc đã được thiết lập. Dưới đây là một số bước và khía cạnh cần xem xét trong quá trình này:
Xác định mục tiêu và tiêu chí đánh giá: Đầu tiên, cần xác định rõ mục tiêu của việc rà soát và đánh giá. Bạn cần xác định các tiêu chí cụ thể để đánh giá sự tuân thủ và hiệu quả của hước ước và quy ước.
Thu thập dữ liệu: Thu thập thông tin về cách thực hiện và tuân thủ hước ước và quy ước. Điều này có thể bao gồm việc thăm dò ý kiến, khảo sát, phỏng vấn, và theo dõi thực tế.
So sánh với tiêu chuẩn: Đối chiếu dữ liệu thu thập được với các tiêu chuẩn đã xác định trước đó. Điều này giúp bạn biết được mức độ tuân thủ và hiệu quả của hước ước và quy ước so với những gì đã định.
Phân tích kết quả: Đánh giá kết quả thu được và phân tích nguyên nhân của sự tuân thủ hoặc không tuân thủ hước ước và quy ước. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề gây ra sự không tuân thủ và đề xuất các biện pháp cải thiện.
Đề xuất cải tiến: Dựa trên kết quả và phân tích, bạn có thể đề xuất các biện pháp cải tiến để tăng cường sự tuân thủ và hiệu quả của hước ước và quy ước. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh quy tắc, tăng cường giáo dục và nhận thức, hoặc thậm chí áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu cần.
Theo dõi và đánh giá tiến triển: Sau khi thực hiện các biện pháp cải tiến, cần tiếp tục theo dõi và đánh giá tiến triển. Xác định liệu những biện pháp đã đề xuất có đạt được mục tiêu hay không và có cần điều chỉnh thêm không.
Tương tác và giao tiếp: Trong quá trình rà soát và đánh giá, việc tương tác và giao tiếp với các bên liên quan rất quan trọng. Điều này giúp tạo sự thấu hiểu và ủng hộ từ các cá nhân và tổ chức liên quan đến việc tuân thủ hước ước và quy ước.
Còn đối chiếu với quy định tại khoản 4 của Điều 15 Nghị định 63/2023/NĐ-CP của việc rà soát đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm như sau:
- Về thời điểm: Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ngày 18 tháng 11 hoặc là một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất
- Về hình thức: Cuộc họp hoặc lòng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư do trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với trưởng ban công tác mặt trận ở cộng đồng dân cư.
- Về nội dung: Thì tiến hành rà soát nội dung, đánh giá việc thực hiện hương ước, quy ước; kịp thời biểu dương khen thưởng, động viên, đôn đốc, nhắc nhở, phê bình hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư; đề xuất sửa đổi bổ sung thay thế hương ước, quy ước.
Hương ước, quy ước đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận phải được Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư để biết, thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng và ít nhất một trong các hình thức như là hội nghị của cộng đông dân cư, thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở, sao gửi đến từng hộ gia đình...
Tham khảo thêm: Hương ước là gì? Khái niệm hương ước được hiểu như thế nào?
Vui lòng liên hệ 19006162 hoặc địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được hướng dẫn.