1. Hợp đồng FIDIC là gì?

Hợp đồng FIDIC là hình thức tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất của hợp đồng xây dựng quốc tế trên thế giới hiện nay. Hợp đồng FIDIC tiêu chuẩn thường được sử dụng trong cả các dự án xây dựng lớn và nhỏ, và chúng phù hợp cho các bên có quốc tịch khác nhau, nói các ngôn ngữ khác nhau và đến từ các khu vực pháp lý khác nhau.

Liên đoàn kỹ sư tư vấn quốc tế, thường được gọi là FIDIC, được hình thành trong 1913, ở Bỉ. Hôm nay, FIDIC là cơ quan đại diện quốc tế lớn nhất toàn cầu được thành lập từ các hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc gia, người đến từ nhiều hơn 100 các nước trên toàn thế giới. Hình thức tiêu chuẩn đầu tiên của hợp đồng xây dựng FIDIC, được gọi là sách đỏ, Ấn bản đầu tiên, đã được xuất bản trong 1957. Phiên bản đầu tiên của Hợp đồng sổ đỏ FIDIC dựa trên hợp đồng trong nước được phát triển dựa trên Điều kiện hợp đồng ICE do Viện Kỹ sư xây dựng công bố. Điều này giải thích nhiều tính năng luật phổ biến của Bộ hợp đồng FIDIC, nhiều lúc chào đón sự hoài nghi của luật sư dân sự.

 

2. Định nghĩa ban phân xử tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC

Ban phân xử tranh chấp (Dispute Avoidance/Adjudication Board – DAAB)

Ban phân xử tranh chấp là một mô hình giải quyết tranh chấp khá đặc thù trong Mẫu Hợp đồng FIDIC bởi sự phức tạp của các tranh chấp trong xây dựng quốc tế. Trong Hợp đồng FIDIC 2017, vai trò của Ban phòng ngừa tranh chấp/Ban phân xử tranh chấp được đề cao hơn và đi xa hơn tất cả các phiên bản trước đó.

Các Hợp đồng FIDIC không có định nghĩa cụ thể thế nào là Ban phân xử tranh chấp hay Ban tranh chấp. Khái niệm này được Phòng thương mại quốc tế (ICC) định nghĩa: Ban tranh chấp là “một cơ quan thường trực bao gồm một hoặc ba thành viên. Thường được thành lập sau khi các bên trong hợp đồng trung hoặc dài hạn ký kết hoặc bắt đầu thực hiện hợp đồng. Ban tranh chấp được sử dụng để giúp các bên có thể ngăn ngừa hoặc vượt qua những mâu thuẫn hoặc tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mặc dù thường được sử dụng trong các dự án xây dựng, Ban tranh chấp cũng hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực khác. Những lĩnh vực đó bao gồm nghiên cứu và phát triển, sở hữu trí tuệ, hợp đồng phân chia sản phẩm và hợp đồng mua bán cổ phần”. Ngoài ra, Ban phân xử tranh chấp còn được định nghĩa là (bao gồm) những chuyên gia có tính trung lập đối với các bên tranh chấp, được thành lập lúc bắt đầu dự án với mục đích giám sát quá trình xây dựng, khuyến khích ngăn ngừa tranh chấp và hỗ trợ các bên trong việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án. Như vậy, Ban phân xử/Ban phòng ngừa tranh chấp là cơ quan được thành lập trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh, không chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình đề phòng phát sinh tranh chấp.

 

3. Phân loại và thành viên DAAB

Các phiên bản trước đó của Hợp đồng FIDIC có quy định khác nhau về hình thức của DAAB hoặc DAB. Có hai hình thức, bao gồm DAB thường trực và DAB vụ việc. Đối với Hợp đồng FIDIC 2017, DAAB sẽ được chỉ định ngay từ khi bắt đầu thực hiện Hợp đồng trong cả ba cuốn sách (Sách đỏ, vàng, bạc), trong vòng 28 ngày sau khi Nhà thầu nhận được Thư trao thầu (letter of acceptance), tức là theo hình thức thường trực. DAAB sẽ tham gia trong suốt thời gian triển khai dự án, các bên có thể yêu cầu DAAB hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng xây dựng. DAAB bao gồm một đến ba thành viên được chỉ định, ghi chú trong hợp đồng tại thời điểm các bên tham gia hợp đồng theo Hợp đồng FIDIC 2017, nhưng số lượng thành viên có thể nhiều hơn dựa trên quy mô dự án và thỏa thuận của cả hai bên. Thành viên DAAB phải đảm bảo các tiêu chí là chuyên gia, hoặc thành viên của Hiệp hội FIDIC, hoặc Trọng tài viên, có trình độ chuyên môn và kiến ​​thức pháp lý, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn 10 năm, có khả năng đọc, hiểu tài liệu hợp đồng xây dựng, có trình độ tốt, đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo các quyết định minh bạch, trung lập, khách quan và công bằng.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)