Mục lục bài viết
- 1. Trong thời gian thử việc có phải đóng BHXH không?
- 2. Làm thế nào để chấm dứt hợp đồng thử việc?
- 3. Hết thời gian thử việc hợp đồng có đương nhiên chuyển sang hợp đồng chính thức không?
- 4. Tiền lương trong thời gian thử việc được quy định như thế nào?
- 5. Đang thử việc có bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- 6. Hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- 6.1 Thử việc có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội?
- 6.2 Các vấn đề pháp lý khi ký hợp đồng thử việc theo quy định của luật?
1. Trong thời gian thử việc có phải đóng BHXH không?
Chào luật sư, xin Luât sư cho tôi hỏi vấn đề như thế này ạ.Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 01/01/2018 người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy trong trường hợp này, đối với hợp đồng thử việc thì người lao động trong thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không ? Cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, gọi: 1900.6162
Luật sư trả lời:
Tại mục 1.1, 1.2 khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 quy định những đối tượng sau phải tham gia BHXH bắt buộc:
"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);..."
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
"Điều 24. Thử việc1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng."
Tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.…"
Như vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng thử việc là loại hợp đồng không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
>> Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc .
2. Làm thế nào để chấm dứt hợp đồng thử việc?
Trả lời:
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định: "Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."
Như vậy, theo quy định trên, bạn có quyền hủy bỏ việc thử việc mà không cần báo trước cho công ty.
Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
"Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó".
Do đó, việc trả lương căn cứ vào thỏa thuận giữa bạn và công ty. Theo như bạn cung cấp thông tin, theo quy định của công ty, trong thời gian thử việc nếu làm chưa đủ 7 ngày và tự ý bỏ việc mà không báo trước 7 ngày thì mới không được hưởng lương. Như vậy, trường hợp của bạn, bạn đã làm được 15 ngày và bạn không tự ý bỏ việc nên bạn vẫn phải được trả lương cho những ngày đã đi làm.
Bạn lên phòng nhân sự xin giấy xin nghỉ và muốn được trả lương nhưng bên nhân sự không cho, do đó, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến trưởng phòng nhân sự công ty bạn. Nếu đơn của bạn không được giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết của trưởng phòng nhân sự, bạn có quyền gửi đơn khiếu nại đến Ban giám đốc công ty. Ban giám đốc điều hành công ty là người Trung Quốc nhưng không có nghĩa là bạn không thể gửi đơn khiếu nại, bạn nộp đơn khiếu nại và phiên dịch viên sẽ dịch và thông báo cho họ để họ giải quyết. Nếu công ty vẫn giữ nguyên quyết định không trả lương, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu hòa giải đến hòa giải viên lao động (là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật).
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
>> Tham khảo: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Hết thời gian thử việc hợp đồng có đương nhiên chuyển sang hợp đồng chính thức không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, quy định về hết thời hạn hợp đồng thử việc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng thử việc là hợp đồng ký kết giữa người sử dụng lao động với người lao động về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc, trong đó nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các quy định tại Điều 21 của Bộ luật Lao động 2019.
"Điều 24. Thử việc1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng."
Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thời gian thử việc không quá 60 ngày. Như vậy, dựa trên thông tin bạn cung cấp thì thời gian thử việc của bạn đã kéo dài 02 tháng (60 ngày). Tại khoản 1 "Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc" Bộ luật Lao động 2019 quy định: "Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động"
Theo quy định tại Điều 7Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì thông báo kết quả thử việc được quy định như sau:
“1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động."
Do đó, hết thời hạn thử việc thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc đã làm thử, nếu đạt yêu cầu thì kết thúc thời gian thử việc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động ngay với người lao động. Không quy định chuyển giao từ hợp đồng thử việc sang hợp đồng chính thức như bạn của bạn đã nói. Khi hết hạn hợp đồng thử việc trước 03 ngày thì công ty phải có trách nhiệm thông báo cho bạn biết kết quả thử việc và nếu bạn đạt thì phải tiến hành ký kết hợp đồng chính thức ngay.
Thức hai, Công ty không tiến hành ký hợp đồng ngay với bạn mà vẫn để bạn tiếp tục làm việc thì công ty sẽ bị xử lý hành chính:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì biện pháp xử lý hành chính đối với công ty của bạn được áp dụng như sau:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động."
Theo quy định trên thì công ty bạn đang thử việc sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng do bạn vẫn tiếp tục làm việc mà công ty không ký kết hợp đồng lao động với bạn.
>> Xem thêm: Các đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
4. Tiền lương trong thời gian thử việc được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Thời gian thử việc:
Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
"Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác."
Theo căn cứ trên thì thời gian thử việc trong hợp đồng lao động được quy định như sau:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
- Chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc.
Tiền lương trong thời gian thử việc:
Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
"Điều 26. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."
Theo căn cứ trên thì tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Ví dụ: Bạn làm công việc bảo trì lương chính thức là 10 triệu thì tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất là phải bằng 8,5 triệu.
5. Đang thử việc có bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Luật sư trả lời:
Khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định về chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:
"3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù."
Đồng thời, điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về cụm từ " có việc làm " theo điểm b khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013 như sau:
"Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;
- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động."
Căn cứ vào điều khoản trên ta có thể thấy thời gian thử việc không được coi là có việc làm. Do đó, bạn vẫn có thể nhận trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian thử việc. Đến thời điểm hết thời gian thử việc và giao kết hợp đồng chính thức bạn sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo điểm b khoản 3 Điều 53 Luật việc làm 2013.
6. Hợp đồng thử việc có phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Tại Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 và Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 quy định những đối tượng sau phải tham gia BHXH bắt buộc:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”
Ta thấy hợp đồng thử việc là một dạng của hợp đồng lao động. Mà the quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung của hợp đồng lao động bao gồm:
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo quy định về nội dung của hợp đồng lao động tại ĐiềuTheo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019:
Điều 24. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy có thể hiểu rằng hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động.
Tuy nhiên trong trường hợp, thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
6.1 Thử việc có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội?
Hỏi: Chào Luật sư Minh Khuê. Em có một câu hỏi mong được giải đáp ạ. Em hiện đang làm nhân sự cho một công ty cổ phần, em mới được nhận vào làm việc nên chưa rõ đối với người đang trong quá trình thử việc có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội không ạ ?
Trả lời:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời, tại Điều 24 Bộ luật lao động 2019 có quy định về thử việc.
Dẫn chiếu quy định trên thì nội dung hợp đồng thử việcquy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019.
Như vậy, đối với hợp đồng thử việc người sử dụng lao động không phải thỏa thuận các nội dung về bảo hiểm trên hợp đồng và cũng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
6.2 Các vấn đề pháp lý khi ký hợp đồng thử việc theo quy định của luật?
Hỏi: Xin chào Luật Minh Khuê ! Hiện tại tôi có ký hợp đồng thử việc, thì công ty có phải đóng bảo hiểm cho tôi không ? Công ty trả lương 5 triệu trong thời gian thử việc, có khấu trừ 10% của tôi. Như vậy công ty có làm đúng quy định của luật không ?
Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 quy định những đối tượng sau phải tham gia BHXH bắt buộc và Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.. Thời hạn hợp đồng thử việc không quá 60 ngày. Khi thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải hợp ký hợp đồng lao động với người lao động.
Ngoài ra theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu được quy định tại điều này.
Do vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng này không nhắc đến việc đóng bảo hiểm xã hội như hợp đồng lao động. Trong khi đó, theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, không có quy định về hợp đồng thử việc.
Như vậy, bạn không hợp đồng thử việc 2 tháng của bạn không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.. đối tượng tham gia là những người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên. Trong trường hợp, thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cách tính thuế TNCN của hợp đồng thử việc theo công văn 3421/CT-HTr ngày 20/1/2016 của cục thuế Hà Nội như sau :
- Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì công ty thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
- Trường hợp, cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng chỉ có duy nhất 1 nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế không vượt quá 108.000.000 đồng thì cá nhân lao động đó làm bản cam kết 02/CK-TNCN (Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) để làm căn cứ tạm thời không khấu trừ thuế TNCN. Cá nhân lao động phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
- Đối với cá nhân lao động đã làm bản cam kết 02/CK-TNCN nhưng tổng mức thu nhập thực tế trong năm trên 108.000.000 đồng thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế.
Ngoài ra tại Điều 25, Khoản 1 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau:
“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhântrả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.….
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. ……”
Theo đó ta thấy rằng : Nếu sau thời gian thử việc, người lao động tiếp tục ký hợp đồng dài hạn, thì thời gian thử việc cũng được khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Nếu sau thời gian thử việc, người lao động không tiếp tục ký hợp đồng lao động dài hạn thì khấu trừ thuế theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Nếu mỗi lần chi trả cho cá nhân trên 2 triệu đồng thì doanh nghiệp khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho cá nhân.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.