1. Khái niệm

Theo khoản 5 Điều 402 BLDS 2015 có:

“Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ mà người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.”

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng è với bản chất là một hợp đồng dân sự :

+ Sự bày tỏ ý chí của chủ thể , xuất phát từ sự thỏa thuận và các ý chí này gặp nhau tại một điểm gọi là ý chí chung của chủ thể (hay còn gọi là điểm rơi của hợp đồng) , làm phát sinh một hậu quả pháp lý :thay đổi ,chấm dứt  quyền hay nghĩa vụ dân sự nào đó.

 

=>Một loại thỏa thuận theo đó một bên yêu cầu bên kia thực hiện một nghĩa vụ không phải vì lợi ích của mình mà vì lợi ích của người thứ ba. Đây là một loại hợp đồng khá phức tạp vì nó có liên quan đến ba chủ thể khác nhau: người có quyền, người có nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi

 

- Cả hai bên chủ thể trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba đều phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định nào đó , người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ trên là một bên thứ ba.

- Bên thứ ba không phải là chủ thể giao kết hợp đồng mà chỉ là chủ thể được hưởng quyền , lợi ích  nhưng bên thứ ba lại là yếu tố đặc trưng, không thể thiếu của loại hợp đồng này.

VD : Hợp đồng chuyển bưu phẩm, chuyển tiền qua bưu điện, gọi grab cho người

2. ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÍ:

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba mang đầy đủ những đặc điểm pháp lý của hợp đồng :

- Tính thỏa thuận: 

phải thể hiện được sự thống nhất ý trí giữa các bên : tự nguyện, tự định đoạt và khi giao kết nó phải có sự trùng hợp ý chí của các bên.

+ Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

+ Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, đều phải có tư cách chủ thể theo quy định của pháp luật và tạo ra một hậu quả pháp lý :phát sinh quyền và nghĩa vụ nào đó .

+ Không chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho chính người tham gia giao kết hợp đồng mà nó còn làm phát sinh các quyền và lợi ích cho một bên thứ 3 - không tham gia giao kết hợp đồng .

=>Bản chất là việc trao quyền lợi mà lẽ ra bên giao kết được hưởng từ hợp đồng này cho một bên thứ 3 hoặc song song cùng hưởng lợi ích với một bên thứ 3  và bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ 3 được hưởng lợi từ hợp đồng  này và Đây chính là đặc điểm mang tính bản chất của hợp đồng vì lợi ích của bên thứ

-Tính trói buộc của hợp đồng:

+ Theo Điều 415- BLDS 2015 quy định về việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba :

“Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên trong hợp đồng tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết.”

+ Theo đó, bên thứ ba có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ và cũng có quyền từ chối việc hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng, người thứ 3 có thể tác động đến nội dung hiệu lực, thậm trí là hợp đồng có thể bị  hủy bỏ khi người thứ 3 từ chối lợi ích của mình.

+ Các bên giao kết hợp đồng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích dù hợp đồng chưa được thực hiện

VD: A kí với B một hợp đồng với nội dung sau: A thuê B thực hiện công việc hộ lý, chăm sóc mẹ A trong thời hạn là 3 năm, A sẽ trả tiền lương cho B. B đã đi làm được 2 năm và B không muốn tiếp tục làm việc đó nữa, B muốn hủy bỏ hợp đồng dù mẹ bên thuê không đồng ý và muốn B làm tiếp.

 Theo điều 417 BLDS 2015 trong trường hợp này mẹ A là người thứ ba hưởng lợi ích, do đó nếu bạn muốn hủy bỏ hợp đồng thì B phải được sự đồng ý của mẹ A chứ không được tùy tiện, tự ý hủy bỏ hợp đồng và B không được nghỉ việc

=> Quy định nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Tránh trường hợp các bên trong hợp đồng gây thiệt hại cho người thứ ba từ việc sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.

- Tính mục đích:

hợp đồng được xác lập vì lợi ích của người thứ 3, người thứ 3 phải được xác định rõ trong hợp đồng và chủ thẻ này phải tồn tại tại thời điểm thực hiện hợp đồng

- Tính xác định của người thứ ba:

Người thứ ba không nhất thiết phải đang tồn tại tại thời điểm xác lập hợp đồng và chỉ cần được xác định về những thông tin cơ bản, nhưng nhất thiết phải tồn tại và được xác định tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Như vậy thì bên có nghĩa vụ mới có thể thực hiện được nghĩa vụ của mình.

-Tính tương đối:

+ Trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, các bên phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba là người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

+ Người thứ ba trong trường hợp này không phải là chủ thể của hợp đồng nhưng vẫn bị ràng buộc bởi hiệu lực của hợp đồng; việc người thứ ba từ chối hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ có thể là lý do khiến hợp đồng bị hủy bỏ.

+ Hiệu lực tương đối còn làm phát sinh một số quyền của người thứ ba mà chỉ trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba họ mới nắm giữ: quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền cho phép các bên sửa đổi nội dung của hợp đồng... Các quyền này khi được thực hiện bởi người thứ ba có thể làm thay đổi đến nội dung, thậm chí chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Đây cũng là đặc điểm để phân biệt người thứ ba của loại hợp đồng này với thuật ngữ “người thứ ba” mà pháp luật chung gọi.

3.ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG CÓ HIỆU LỰC:

- Theo quan điểm hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3 là một loại hợp đồng thì trước hết nó sẽ thỏa mãn những điều kiện chung của hợp đồng:

+ Thứ nhất: điều kiện về chủ thể:

. Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

. Việc xác lập hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện - xuất phát từ ý chí thực, tự do ý chí của các bên

. Điều kiện về chủ thể bị vi phạm khi: vi phạm ý chí tự nguyện của chủ thể. Hợp đồng vi phạm ý chí tự nguyện của chủ thể khi hợp đồng có các yếu tố sau: yếu tố lừa dối; giả tạo; do nhầm lẫn; bị đe dọa; Xác lập trong lúc không nhận thức, điều khiển được hành vi của mình ...

+ Thứ hai về điều kiện nội dung của hợp đồng

. Nội dung của hợp đồng Không trái pháp luật, đạo đức xã hội

. Đối tượng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện.

. Phải cụ thể xác lập nghĩa vụ phải cụ thể và có tính khả thi

-> Những nghĩa vụ trong hợp đồng không thể thực hiện được => hợp đồng không có hiệu lực pháp lý

+ Thứ ba điều kiện về hình thức:

+) Theo quy định pháp luật dân sự hiện hành, hợp đồng có các hình thức sau: bằng lời nói, bằng văn bản. Các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức của hợp đồng.

+) Đối với hình thức bằng văn bản, có thể có công chứng, chứng thực hoặc không. +) Đối với một số loại hợp đồng theo quy định pháp luật bắt buộc phải lập thành văn bản, có công chứng.

- Ngoài ra hợp đồng vì lợi ích người thứ 3 có những điều kiện riêng:

  • Người thứ ba phải là người xác định, tuy nhiên không cần thiết tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng, nhưng phải tồn tại vào thời điểm cơ hiệu lực của sự thực hiện hợp đồng vì lợi ích của họ. Lưu ý rằng người thứ 3 không phải là bên trong giao kết hợp đồng, vì thế họ chỉ hưởng lợi khi chấp nhận quyền lợi.

+ Phải tồn tại mối liên quan giữa các chủ thể giao kết hợp đồng

● Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba có hai bên giao kết, một bên tạm gọi là bên có quyền, một bên gọi là bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba, họ có sự ràng buộc với nhau bởi chính những điều khoản đã thỏa thuận.

●Trường hợp chỉ duy nhất người thứ ba là người hưởng thụ lợi ích từ hợp đồng, thì bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba và phải thanh toán cho người có nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba và có thể yêu cầu bên có quyền thanh toán cho mình các khoản chi phí. 

● Trong trường hợp bên có quyền đồng thời hưởng lợi ích cùng người thứ ba, thì giữa các chủ thể của hợp đồng tồn tại quan hệ như giữa trái chủ và thụ trái. Khi đó bên có nghĩa vụ phải đồng thời thực hiên nghĩa vụ với người thứ ba và bên có quyền.

+ Hợp đồng không thể bi hủy bỏ bởi các chủ thể của hợp đồng.

●  Lợi ích của người thứ ba phát sinh từ thỏa thuận của các chủ thể hợp đồng, chứ không phụ thuộc vào sự chấp thuận của người thứ ba. Tuy nhiên, nếu người thứ ba đã chấp thuận, thì hợp đồng không thể bị hủy bỏ. Sự chấp thuận việc thụ hưởng lợi ích có thể thể hiện công khai hoặc có thể là mặc nhiên khi họ biết đến hợp đồng đã giao kết mà im lặng, hoặc sau đó yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình. 

● Ngay cả trong những trường hợp đặc biệt, hợp đồng vẫn được đảm bảo nhờ sự đồng ý của người thứ ba:

● Trường hợp người chủ thể giao kết hợp đồng chết trước khi người thứ ba chấp thuận hưởng lợi. Khi đó, hợp đồng vẫn có hiệu lực và những người thừa kế của các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà họ nhận được (đối với những nghĩa vụ không gắn với nhân thân).

● Trong trường hợp người thứ ba chết trước khi họ đồng ý hưởng lợi, thì người thừa kế của họ có thể chấp thuận hưởng lợi nếu hợp đồng chưa bị hủy bỏ. 

*Ý nghĩa:

- Ý nghĩa lớn trong xã hội : đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể trong các giao dịch dân sự , đảm bảo cho xã hội phát triển.

- Ý nghĩa pháp luật :Thắt chặt hành lang pháp lý thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ 3