1. Nguồn nguy hiểm cao độ

Tại khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ liệt kê những loại tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, mà không đưa ra khái niệm mang tính khái quát về nguồn nguy hiểm cao độ. Cụ thể điều luật như sau:

"Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định..."

Trong khái niệm này, nhà làm luật đã xây dựng khái niệm vẫn theo hướng liệt kê một số nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng sự liệt kê lại không thống nhất về nội hàm của các thuật ngữ.

Ta có thể thấy rằng sự hoạt động của tài sản nói chung, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng có thể chịu sự tác động hoặc không chịu sự tác động của con người. Tức là ngay cả khi con người “không vận hành” hoặc “không cho chúng hoạt động” thì bản thân nguồn nguy hiểm cao độ vẫn có những hoạt động “tự thân” ở bên trong, cùng với tác động của môi trường tự nhiên vẫn có thể gây ra thiệt hại.

Ví dụ, các chất cháy, chất nổ gặp điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể tự bốc cháy, phát nổ mà không cần con người sử dụng bất cứ loại chất xúc tác nào tác động vào chúng.

=> Kết luận: Nguồn nguy hiểm cao độ có thể hiểu đó là những loại tài sản mà hoạt động của nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho con người và môi trường xung quanh với mức độ cao hơn bình thường, khi đó chủ sở hữu, người chiếm hữu hay người sử dụng và những người là chủ thể khác khó có thể phòng tránh và phản ứng kịp thời.

Trân trọng!

2. Quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các điều luật riêng biệt để điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong từng trường hợp cụ thể.

Trong đó, cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự trước đây và phần III Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBộ luật dân sự này về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây gọi là NQ 03/2006).

Trong Bộ luật dân sự năm 2015, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 601. Như vậy, ở thời điểm hiện tại lúc bấy giờ, khi Bộ luật dân sự năm 2015 chưa có hiệu lực, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không chỉ căn cứ vào Điều 623 Bộ luật Dân sự, mà còn căn cứ vào hướng dẫn trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Song, những hướng dẫn trong Nghị quyết này còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận để hoàn thiện hơn, và sẽ được trình bày trong các phần sau.

Hiện nay tại điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định các điều luật riêng biệt để điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong từng trường hợp cụ thể.

"Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại."

3. Xác định người thứ ba với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Người thứ ba được xác định là những người không phải người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng lại là người có tác động làm cho nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại.

Theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại.

Có thể, theo quan điểm của các nhà làm luật đất nước Việt Nam, nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại không chịu sự tác động của người thứ ba. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do tác động của người thứ ba.

Ví dụ, người thứ ba rải đinh trên đường dẫn đến ô tô nổ lốp gây thiệt hại hay người thứ ba thả bóng bay gây chập điện gây thiệt hại,...

Trân trọng!

4. Tình huống nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do tác động của người thứ ba

a. Tình huống 1

Chiều ngày 07 tháng 3 năm 2016, chiếc xe tải chở đầy hàng đông lạnh chạy từ thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Phước, đang di chuyển với tốc độ khá cao thì bị nổ lốp trước. Tài xế không làm chủ được tay lái, tông thẳng vào xe đầu kéo nằm bên trái lề đường. Vụ tai nạn làm 3 người trên ca bin trong đó có lái xe tử vong ngay tại chỗ, còn ca bin xe biến dạng nát vụn. Nguyên nhân nổ lốp được cơ quan chức năng nhận định là do cán phải đinh trên đường.

Vào khoảng 7 giờ ngày 24 tháng 02 năm 2016, tại khu vực Cầu Nguyệt, thuộc tỉnh lộ 354, đoạn đi qua xã Mỹ Đức, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng đã xảy ra vụ tai nạn giữa xe ôtô và 5 xe máy đi ngược chiều. Vào thời điểm trên chiếc ôtô biển kiểm soát 15A-21013 đi từ hướng Kiến An về An Lão khi đến dốc Cầu Nguyệt đã bất ngờ bị nổ lốp do cán phải đinh và mất lái, tiếp đó xe ôtô đã đâm vào 2 xe máy đi ngược chiều. Cùng lúc đó có 3 xe máy đi đến với tốc độ cao đã va vào ôtô và 2 xe máy vừa bị đâm trước đó. Vụ tai nạn đã khiến 5 người bị thương và 5 xe máy bị hư hỏng.

Trong những vụ việc trên, nếu xác định được người đã rải đinh hoặc làm rơi đinh ra đường dẫn đến xe nổ lốp và gây tai nạn, thì trách nhiệm của họ sẽ được xem xét trên cơ sở nào là vấn đề cần phải đặt ra.

Đối với những trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba (nếu có) sẽ không thể được xác định theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể được áp dụng để buộc người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. vấn đề đặt ra là nếu không xác định được người thứ ba (người rải đinh) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hay người bị thiệt hại sẽ phải gánh chịu rủi ro?

Nếu theo những quy định hiện nay, khi không xác định được người thứ ba thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Nhưng nếu trong Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm của người thứ ba, thì khi đã xác định được người thứ ba tác động làm cho nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì dù không xác định được người thứ ba đó là ai cũng không phải là căn cứ để buộc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường.

b. Tình huống 2

Nhà A bị chập điện do đèn trời rơi xuống, khiến cho B là hàng xóm bị tử vong vì điện giật. Trong trường hợp này, người đã thả đèn trời phải chịu trách nhiệm bồi thường, nếu không xác định được người thả đèn trời thì A phải bồi thường thiệt hại sẽ không phù họp với lẽ công bằng, nếu không bắt A bồi thường thì không phù hợp với các quy định trong Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, việc không xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba là một điểm bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Trân trọng!

5. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do tác động của người thứ ba ở một số nước

Liên quan đến việc xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại, pháp luật của một số nước cũng có sự khác biệt với pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 1385 Bộ luật Dân sự Pháp về bồi thường thiệt hại do động vật (trong đó gồm cả thú dữ) gây ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra đối với chủ sở hữu hoặc người sử dụng mà không đặt ra đối với người chiếm hữu mà không sử dụng (ví dụ người trông giữ).

Điều này cho thấy trách nhiệm bồi thường của các chủ thể thường xuất phát trên cơ sở những lợi ích mà chủ thể được hưởng từ việc sử dụng. Pháp luật dân sự của Pháp cũng không quá quan tâm tới việc con vật đó có được trông giữ cẩn thận hay không, mà chỉ cần nó gây thiệt hại thì dù đang được coi giữ hay bị xổng ra thì chủ sở hữu hoặc người sử dụng sẽ phải bồi thường.

Như vậy, trách nhiệm của người chiếm hữu, của người sử dụng tài sản được đặt ra ở một mức độ cao, và dường như không có một ngoại lệ nào mà các bên có thể đưa ra để loại trừ trách nhiệm bồi thường của mình. Thậm chí, nếu thiệt hại do công trình xây dựng (bao gồm cả công trình được coi là nguồn nguy hiểm cao độ) gây ra, chỉ có chủ sở hữu mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Điều 1384 lại xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại là người “coi giữ”, tức là bản thân chủ thể đang chiếm hữu tài sản (gồm cả nguồn nguy hiểm cao độ) phải bồi thường thiệt hại. Như vậy, Bộ luật Dân sự Pháp không quy định thông nhất về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, việc xác định chủ thể bồi thường sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Thứ hai, ở Bộ luật Dân sự của Nhật Bản và Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan có sự tương đồng gần như hoàn toàn trong việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Pháp luật của cả hai quốc gia này đều có những điểm khác biệt so với Bộ luật Dân sự Việt Nam, cụ thể về một số điểm như sau:

- Pháp luật dân sự Nhật Bản và Thái Lan chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu (nói chung) cấu trúc trên đất hoặc động vật (trong đó có nguồn nguy hiểm cao độ). Trong khi đó, Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định tách biệt trách nhiệm của người chiếm hữu có căn cứ pháp luật (người được chuyển giao) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu trái pháp luật;

- Pháp luật dân sự Nhật Bản và Thái Lan không đề cập tới người sử dụng, nhưng Bộ luật Dân sự Việt Nam lại đề cập đến trách nhiệm bồi thường của người sử dụng (bao gồm cả sử dụng hợp pháp và bất hợp pháp);

- Pháp luật dân sự Nhật Bản và Thái Lan quy định cả trách nhiệm của người thứ ba, trong khi đó Bộ luật Dân sự Việt Nam lại không đề cập đến trách nhiệm của chủ thể này;

- Trong Bộ luật Dân sự Nhật Bản và Thái Lan, người chiếm hữu chỉ phải bồi thường nếu có lỗi trong quản lý. Trong khi đó, theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, người chiếm hữu phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi.

Thứ ba, theo quy định trong Bộ luật Dân sự Đức, khi các tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, việc xác định chủ thể cũng không có điểm gì đặc biệt so với trường hợp các tài sản khác gây thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm bồi thường đặt ra với chủ sở hữu và người chiếm hữu tài sản. Cũng giống như Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Đức cũng không đề cập đến trách nhiệm của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, và đây cũng là điếm khác biệt so với Bộ luật Dân sự Việt Nam.

Trân trọng!